Tăng cường đảm bảo an ninh mạng cho tương lai làm việc từ xa
Theo báo cáo, nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu chưa chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi đột ngột sang làm việc từ xa một cách an toàn.
Mới đây, Cisco đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách thức các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, chuẩn bị như thế nào trong việc duy trì vận hành khi buộc phải cho một phần hay toàn bộ cán bộ nhân viên làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với tốc độ ra quyết định và quy mô chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Nghiên cứu có sự tham gia của gần 3.200 tổ chức trên toàn cầu theo nhiều quy mô như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (từ 1 đến 249 nhân viên), doanh nghiệp có từ 250 đến dưới 1.000 nhân viên, cũng như các doanh nghiệp lớn (trên 1.000 nhân viên), tại 21 thị trường trên khắp thế giới bao gồm châu Mỹ, châu Á Thái Bình Dương và châu Âu, tiến hành khảo sát những lãnh đạo công nghệ thông tin ( CNTT) của 30 ngành nghề.
Xu hướng làm việc từ xa
Báo cáo mang tên Tương lai làm việc từ xa an toàn (Future of Secure Remote Work Study) chỉ ra rằng, làm việc từ xa đã trở thành xu hướng tất yếu kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát kéo theo những thách thức và bất ổn khiến nhiều quốc gia bắt buộc phải thực hiện cách ly xã hội, đóng cửa biên giới…
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, 19% số doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa, con số tại Việt Nam là 20%. Trong đại dịch đã có 56% số doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và 51% số doanh nghiệp Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa. Dự đoán sau đại dịch, 34% số doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tại Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa.
Nhiều doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ đảm bảo an toàn cho làm việc từ xa
Kết quả báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn cầu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương chưa chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi đột ngột sang làm việc từ xa một cách an toàn. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020, 54% các doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có “phần nào” sự chuẩn bị trong khi 7% chưa hề có sự chuẩn bị cho việc hỗ trợ làm việc từ xa, tại Việt Nam, con số tương ứng là 30% và 3%.
Các doanh nghiệp đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các mối đe dọa, cảnh báo an ninh mạng do các tác nhân độc hại cố gắng lợi dụng các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn khi nhân viên truy cập vào hệ thống mạng doanh nghiệp và các ứng dụng đám mây từ xa. 69% số doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy các mối đe dọa, cảnh báo bảo mật tăng trên 25% trong đó có 62% doanh nghiệp nhỏ, 75% doanh nghiệp vừa và 69% doanh nghiệp lớn. Tại Việt Nam, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, 91% số doanh nghiệp chứng kiến số lượng các một đe dọa, cảnh báo bảo mật tăng trên 25%.
Video đang HOT
Khi làm việc từ xa, thách thức an ninh mạng lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt là:
- Truy cập an toàn: 63% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương, 69% doanh nghiệp Việt Nam
- Quyền riêng tư dữ liệu tác động đến tình hình bảo mật tổng thể: 59% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương, 66% doanh nghiệp Việt Nam
- Bảo vệ khỏi phần mềm độc hại: 71% doanh nghiệp Việt Nam
- Duy trì các chính sách kiểm soát và thực thi: 53% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương
Bảo mật điểm cuối đặt ra thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường từ xa do không thể tin tưởng kết nối điểm cuối với mạng văn phòng cho việc hiển thị và thúc đẩy cập nhật.
Đồng thời, nhân viên kết nối với các nguồn lực doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị cá nhân hơn mà không được quản lý tạo ra điểm mù cho các bộ phận bảo mật. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (58%) và thiết bị cá nhân (57%) là các điểm cuối cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp theo là các ứng dụng đám mây (52%). Các số liệu tại Việt Nam cho thấy 65% doanh nghiệp cho rằng thiết bị cá nhân đặt ra thách thức cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp theo là thông tin khách hàng (61%), máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (60%) và các ứng dụng đám mây (59%).
Xem lại chiến lược bảo mật tổng thể nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc
Các tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt với các mối đe dọa và cảnh báo an ninh mạng đang ngày càng gia tăng do những thách thức trong quá trình chuyển đổi môi trường làm việc đột ngột và cần tiếp cận các giải pháp an ninh mạng phù hợp để chuẩn bị tốt hơn cho môi trường làm việc linh hoạt và kết hợp trong tương lai.
Việc chuyển sang môi trường làm việc trong tương lai với những kỳ vọng về sự linh hoạt và khả năng làm việc ở mọi nơi từ nhân viên có nghĩa các tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận bảo mật CNTT của họ cần phải thích ứng theo và xem xét lại chiến lược bảo mật tổng thể nhằm đảm bảo an ninh mạng.
An ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp với mức độ quan trọng được nâng cao hơn so với thời điểm trước dịch COVID-19. 85% các doanh nghiệp tại Châu Á – Thái Bình Dương và 93% doanh nghiệp tại Việt Nam đồng ý với quan điểm này.
Trong thời kỳ COVID, 97% số doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương và 100% doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong chính sách an ninh mạng nhằm hỗ trợ làm việc từ xa.
Những thay đổi hàng đầu trong chính sách an ninh mạng nhằm:
- Tăng cường kiểm soát trang web và chấp nhận chính sách sử dụng: 61% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương, 76% doanh nghiệp Việt Nam
- Triển khai xác thực đa yếu tố (Multi-factor Authentication – MFA): 59% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương, 76% doanh nghiệp Việt Nam
- Tăng dung lượng mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN): 56% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương, 60% doanh nghiệp Việt Nam
70% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương và 78% doanh nghiệp Việt Nam tin rằng dịch COVID-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai. Kết quả này cho thấy ngành bảo mật có cơ hội thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tại thời điểm này và tăng tính linh hoạt nhằm biến bảo mật thành yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thay vì cản trở cộng tác cho lực lượng lao động bị phân tán.
Dù hầu hết các tổ chức đang ưu tiên đặt an ninh mạng là một trong các chương trình nghị sự chính, công tác đào tạo, nâng cao an ninh bảo mật nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản, dễ sử dụng và các giải pháp có thể hoạt động cùng nhau vẫn là điều cần thiết. 61% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương cho biết việc thiếu đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên là một thách thức lớn khi phải củng cố các giao thức an ninh mạng phục vụ cho làm việc từ xa, tiếp theo là có quá nhiều công cụ, giải pháp cho việc quản lý và chuyển đổi (53%). Còn tại Việt Nam, số liệu lần lượt là 62% và 74%.
Do đó, tầm quan trọng của việc xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho an ninh mạng là thực hiện tốt hơn công việc đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên.
Hơn nữa, an ninh mạng có lịch sử khá phức tạp. Theo truyền thống, các công ty thường tiếp cận các giải pháp an ninh mạng mới mỗi khi họ phát hiện ra một vấn đề mới. Mặc dù một trong số các giải pháp này có thể rất tốt trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể, nhưng chúng thường không kết hợp tốt khi hoạt động cùng nhau. Các giải pháp này thường làm tăng độ phức tạp trong việc thiết lập an ninh mạng tổng thể của một doanh nghiệp và có thể tiềm ẩn sự thất bại.
Các tổ chức, vì lẽ đó, cần bảo mật tốt hơn chứ không đơn thuần là ‘nhiều hơn’. An ninh phải được thiết kế cho con người, vì để bảo mật hiệu quả thì cần phải dễ sử dụng.
Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp đang xem xét lại chiến lược an ninh mạng với trọng tâm là thế trận phòng thủ an ninh mạng tổng thể, bao gồm bảo vệ khỏi mối đe dọa, đánh giá rủi ro, kiểm toán, tuân thủ và quyền riêng tư… là khoản đầu tư được ưu tiên hàng đầu về tầm quan trọng trong việc chuẩn bị môi trường làm việc sau dịch COVID-19. Các khoản đầu tư ưu tiên khác được các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát đề cập đến bao gồm: truy cập mạng, bảo mật đám mây, xác minh người dùng và thiết bị.
FPT Telecom được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp Hạ tầng số hàng đầu Việt Nam
Ngày 14/12/2020, thương hiệu FPT Telecom được xướng tên trong danh sách Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá.
Cụ thể, FPT Telecom được vinh danh là 1 trong 10 doanh nghiệp Hạ tầng số xuất sắc nhất năm 2020. Đại diện FPT Telecom, Giám đốc Công nghệ - ông Trần Thanh Hải đã đến dự và nhận Danh hiệu tại Lễ vinh danh. Để đạt được giải thưởng này, trong những năm qua FPT Telecom đã dành nhiều đầu tư để đảm bảo Hạ tầng của mình đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng và xu hướng số trên thế giới. Đó là công nghệ IP-MPLS/DWDM (chuẩn MEF 3.0) cho mạng Metro core và Metro Ethernet. Cung cấp băng thông tối đa cho hộ gia đình, doanh nghiệp dựa trên công nghệ GPON/10GPON.
Giám đốc Công nghệ FPT Telecom Trần Thanh Hải đại diện nhận Danh hiệu Top 10 Doanh nghiệp hạ tầng số hàng đầu Việt Nam 2020.
Hạ tầng trung tâm dữ liệu theo chuẩn Uptime Tier III đảm bảo tỉ lệ duy trì dịch vụ đạt 99.982%/năm, nghĩa là ít hơn 1.6h mất dịch vụ/năm, bằng 1/2 so với 3h mất dịch vụ của Google Mail và Google Drive vào 20/8/2020. An ninh mạng luôn được bảo đảm từ ứng dụng cho tới tất cả các phân lớp mạng. Vận hành thông minh, chính xác, hiệu quả sử dụng công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo mang lại các trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
FPT Telecom cũng áp dụng những công nghệ phân tích dữ liệu lớn, hiện đại, điều khiển tự động bằng robot trên mọi công nghệ truy cập có dây, không dây nhằm giám sát chất lượng trải nghiệm của người dùng. Từ đó tự động tối ưu và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhu cầu thực tế của người dùng vào đúng thời điểm. Số hoá 100% hệ thống với các giao diện API mở theo chuẩn TMFORUM Open Digital Architecture (chủ động, hạn chế rủi ro).
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV, FPT Telecom xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất và sản phẩm. FPT Telecom đã và đang tập trung phát triển, tạo các nền tảng SmartHome Platform, IoT Platform, Big Data Platform, AI Platform, v.v. cho các doanh nghiệp, cá nhân xây dựng và triển khai các sản phẩm giải pháp, đổi mới, sáng tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Với hạ tầng viễn thông đồng bộ và rộng khắp, kết nối băng thông rộng đến từng người, phục vụ kết nối Internet cho vạn vật, với những công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 (Big Data, AI, IoT, Cloud...), FPT Telecom đã sẵn sàng cung cấp những sản phẩm dịch vụ thông minh nhất, sử dụng công cụ hỗ trợ CNTT trong việc điều hành tổ chức nhằm giúp cuộc sống của Khách hàng ngày một tốt đẹp hơn.
Lễ vinh danh Top 10 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2020 được tổ chức trang trọng vào tối ngày 14/12/2020 tại khách sạn InterContinental Landmark72 (Hà Nội) với sự tham dự và chứng kiến của lãnh đạo Cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành cùng hàng trăm doanh nghiệp CNTT trong nước và bạn bè, đối tác quốc tế.
Từ khóa "chuyển đổi số" đang len lỏi vào cuộc sống mỗi người dân Tính từ tháng 3/2020 đến nay, từ khóa "chuyển đổi số" được tìm kiếm trên không gian mạng đã tăng gấp 10 lần. Chiều nay (14/12), Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2020 chính thức khai mạc với chủ đề Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối". Đây là sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Kim Soo Hyun: "Lúc Kim Sae Ron say rượu lái xe, cô ấy đang hẹn hò người khác"
Sao châu á
20:48:00 31/03/2025
Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương
Tin nổi bật
20:45:54 31/03/2025
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
20:36:40 31/03/2025
Nghệ sĩ Xuân Hinh được vinh danh sau khi đóng "Bắc Bling", đọc rap gây sốt
Sao việt
20:32:39 31/03/2025
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
Sức khỏe
20:28:12 31/03/2025
F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật
Thế giới
20:24:21 31/03/2025
4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí
Netizen
20:15:27 31/03/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương
Uncat
20:09:54 31/03/2025
Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!
Nhạc quốc tế
20:01:37 31/03/2025
Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ
Trắc nghiệm
19:57:18 31/03/2025