Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
Tháng 12-2019, dư luận không khỏi bàng hoàng khi nghe tin em T.H.A., học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa đã bị bạn dùng dao đâm tử vong.
Điều đáng nói là thời điểm xảy ra sự việc khi A. đang cùng các bạn học tham gia buổi luyện tập đồng diễn do trường tổ chức. A. xin phép giáo viên ra ngoài để giải quyết việc riêng, thì bất ngờ bị N.S.H.H., sinh năm 2003, trú tại phường Đông Hương, TP Thanh Hóa dùng dao đâm vào người ngay tại cổng Công viên Hội An, TP Thanh Hóa.
Trường THPT Lý Thường Kiệt tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy cho học sinh
Còn nhớ cách đây 3 năm, dư luận cũng đã vô cùng sửng sốt trước sự việc em L.T.K., sinh năm 2000, học sinh lớp 11, Trường THPT Lang Chánh bị H.V.Đ., sinh năm 1999, ở xã Tam Văn, huyện Lang Chánh đâm chết tại khu vực sân bóng ở bản Trải, thị trấn Lang Chánh. Nguyên nhân là do trước đó K. và Đ. đã có mâu thuẫn, nên khi gặp nhau đã xảy ra cãi cọ dẫn tới xô xát. Trong lúc xô xát Đ. đã rút dao tự chế thủ sẵn trong người đâm K. khiến K. tử vong ngay sau đó.
Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự hung hăng của một bộ phận thanh, thiếu niên, thực trạng vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng. Nguyên nhân thường được nhắc đến là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến đạo đức xã hội của một số người bị xuống cấp nghiêm trọng.
Mặt trái của việc internet phổ biến rộng rãi như các trò chơi bạo lực, phim đồi trụy, tình trạng nghiện chat, nghiện game trong thiếu niên ngày một nhiều hơn. Một số gia đình buông lỏng việc quản lý giáo dục con cái. Bản thân trẻ vị thành niên đang ở độ tuổi tâm sinh lý thay đổi, thích thể hiện bản lĩnh, dễ học đòi và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội…
Trước thực trạng đó, trong thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ngành giáo dục đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trong việc đấu tranh ngăn chặn tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật. Các nhà trường đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ, cho biết: Xác định giáo dục việc chấp hành pháp luật cho học sinh không chỉ tạo nền tảng thực thi pháp luật hiệu quả trong tương lai mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Video đang HOT
Vì vậy, những năm qua, ban giám hiệu nhà trường đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, chương trình “tủ sách pháp luật” của nhà trường, tích hợp – lồng ghép giáo dục pháp luật vào các môn học có liên quan ở những bài học phù hợp (như: Môn Giáo dục công dân, Địa lí, Sinh học, Ngữ văn…). Trường tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh thu hút học sinh tham gia như: Tổ chức các hội thi “Rung chuông vàng”, thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật”, “Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông”, “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng chống ma túy, HIV/AIDS”, tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia, thuốc lá, tuyên truyền Luật Phòng chống tham nhũng… để học sinh có thêm kỹ năng sống hoàn thiện bản thân, tự bảo vệ mình trước những tình huống phức tạp của cuộc sống…
Nhà trường thành lập tổ tư vấn tâm lý để kịp thời nắm bắt tâm lý và giúp học sinh tháo gỡ trong những tình huống đặc biệt. Đội ngũ thầy, cô giáo chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, tuyên truyền để học sinh hiểu rõ tác hại và nguy cơ của hành động mang tính chất bạo lực, nhất là bạo lực học đường.
Việc xây dựng, duy trì nền nếp, kỷ cương luôn được nhà trường đề cao. Nhà trường xây dựng hệ thống nội quy, quy định dựa trên các thông tư ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho học sinh học tập – hiểu rõ quy định của học sinh theo điều lệ trường học để học sinh luôn giữ vững nền nếp, kỷ cương. Nhà trường triển khai phong trào thi đua “Thực hiện văn hóa ứng xử học đường” đối với học sinh và coi đó là một trong những tiêu chí thi đua của các lớp. Đến nay, nền nếp của nhà trường luôn được giữ vững.
Không có hiện tượng học sinh hút thuốc lá trong nhà trường; học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện giảm mạnh, không có bạo lực học đường xảy ra…
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những hoạt động nói trên ở Trường THPT Đào Duy Từ là một phần kết quả của việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” của ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa.
Thực hiện đề án này, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các trường học ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm; hướng dẫn các trường học xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh bằng các hình thức phù hợp.
Ngành còn thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên giảng dạy pháp luật hệ trung cấp, cán bộ pháp chế và báo cáo viên pháp luật của các phòng giáo dục, các trường đại học trong tỉnh. Từ năm 2013 đến nay, ngành đã tổ chức 15 lớp bồi dưỡng cho gần 2.500 lượt cán bộ, giáo viên môn giáo dục công dân những nội dung pháp luật trọng tâm, phù hợp nhằm giúp cán bộ, giáo viên nắm vững nguyên tắc tích hợp, định hướng nội dung cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trung học; chỉ ra địa chỉ tích hợp, phương pháp và kỹ thuật cập nhật thông tin về các quy định của pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức và hưởng ứng nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật như: Cuộc thi “Giao thông học đường” cho 57.689 học sinh; “Rung chuông vàng” cho 30.000 học sinh và 1.500 cán bộ, giáo viên; thi tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh của 20 trường THPT…; phối hợp với Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng, chống ma túy; tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS…
Qua đó, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh ngày một nâng lên, từ đó giúp các em hình thành hành vi, thói quen tốt và kỹ năng ứng xử văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, không vi phạm pháp luật.
Bài và ảnh: Lê Nhân
Hỗ trợ học sinh học tập khi phòng dịch Covid-19
Chưa bao giờ ngành GD-ĐT lại phải liên tục đưa ra các quyết định "gia hạn" cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học như hiện nay bởi tình hình phức tạp của dịch Covid-19.
Giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi (TP.Biên Hòa) lắp đặt bồn rửa tay cho học sinh. Ảnh: T.NAM
Việc đưa ra quyết định tiếp tục đi học hay tạm nghỉ đã được Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các địa phương cân nhắc, bởi bất cứ sơ suất nào trong khâu phòng, chống dịch đều có thể biến trường học trở thành "ổ dịch".
* Giáo dục ảnh hưởng bởi Covid-19
Phát huy hiệu quả thiết bị trường học tiên tiến vào chống dịch
Trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã đầu tư cho ngành GD-ĐT gần 500 tỷ đồng triển khai dự án xây dựng trường học tiên tiến hiện đại, hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, hỗ trợ kết nối thông tin điều hành giáo dục giữa Sở GD-ĐT với các phòng GD-ĐT địa phương, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Qua đợt phòng, chống dịch Covid-19, các thiết bị này đã phát huy tối đa hiệu quả khi qua hệ thống này, giáo viên có thể hỗ trợ học sinh ôn tập trực tuyến qua mạng. Đặc biệt với các cuộc họp chỉ đạo nhanh về công tác phòng, chống dịch trong trường học, cán bộ quản lý các trường không phải mất thời gian và chi phí đi lại lên Sở GD-ĐT họp như trước đây, thay vào đó toàn bộ được triển khai họp trực tuyến qua các điểm cầu truyền hình đặt tại các huyện, TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Đồng Nai đã nhanh chóng chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả. Những nỗ lực của tỉnh đã được ghi nhận bằng kết quả, đến nay Đồng Nai chưa có bất cứ trường hợp nào dương tính với virus gây bệnh này. Đối với ngành
GD-ĐT, việc chủ động thực hiện các giải pháp phòng dịch Covid-19 đã phần nào đem lại sự an tâm cho phụ huynh và cả xã hội. Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang cho rằng, Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành và GD-ĐT không là ngoại lệ. Khi ngành GD-ĐT bị ảnh hưởng thì tác động trực tiếp đến rất nhiều đối tượng như giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã phải điều chỉnh lại khung thời gian kế hoạch năm học 2019-2020, trong đó có điều chỉnh thời gian kết thúc năm học, kế hoạch thi THPT quốc gia, xét tuyển đại học, cao đẳng. Nhiều trường đại học, cao đẳng đang phải tiếp tục tạm dừng đón sinh viên trở lại trường học tập theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Đối với bậc giáo dục phổ thông, sau khi học sinh các cấp học đi học trở lại, Sở GD-ĐT sẽ phải hướng dẫn các trường điều chỉnh chương trình dạy và học phù hợp. Việc điều chỉnh kế hoạch năm học còn ảnh hưởng đến thời gian nghỉ hè của học sinh, kế hoạch bồi dưỡng đào tạo giáo viên chuẩn bị cho năm học mới.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, ngoài kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 theo lịch chung của Bộ GD-ĐT đã được điều chỉnh, Sở GD-ĐT hiện đã tính toán đến việc lùi thời gian thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 sang tháng 7 để học sinh lớp 9 có thêm thời gian ôn tập kỹ hơn. Ngành GD-ĐT cũng lo ngại, dịch Covid-19 còn tác động không nhỏ đến việc chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là việc tổ chức lựa chọn và áp dụng sách giáo khoa lớp 1 từ năm học 2020-2021.
* Tích cực hỗ trợ học sinh
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sau kỳ nghỉ Tết, các cơ sở giáo dục đã đồng loạt vào cuộc vệ sinh trường lớp, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng phòng chống dịch. Sau khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, Sở GD-ĐT đã phối hợp với Đài PT-TH Đồng Nai hỗ trợ học sinh khối 9 và 12 ôn tập qua truyền hình từ ngày 17-2. Đến ngày 2-3 tiếp tục có thêm học sinh khối 4 và 5 được ôn tập qua truyền hình. Đáng chú ý, Đồng Nai chính là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai hình thức hỗ trợ học sinh ôn tập qua truyền hình.
Không dừng lại ở đó, với sự hỗ trợ của các công ty viễn thông, công nghệ giáo dục đã được áp dụng nhanh chóng tại nhiều cơ sở giáo dục từ tiểu học đến đại học tại Đồng Nai. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Viễn thông Đồng Nai (VNPT Đồng Nai) cho biết, chỉ mất 2 tuần để VNPT Đồng Nai tiếp cận với phần lớn các cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh, giúp hàng chục ngàn học sinh không bị gián đoạn việc học tập, ôn tập kiến thức qua hình thức học tập trực tuyến. Ông Hùng cũng cho rằng: "Xét ở góc độ nào đó, Covid-19 chính là cơ hội để ngành GD-ĐT Đồng Nai nhìn lại và bứt phá nhanh hơn trong việc ứng dụng công nghệ vào đổi mới giáo dục".
Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Trảng Bom Lưu Ngọc Quế, trong thời gian học sinh các bậc học chưa thể đi học do dịch Covid-19, nếu không có công nghệ thông tin và hình thức hỗ trợ ôn tập qua truyền hình, áp lực với ngành GD-ĐT sẽ còn lớn hơn nhiều. Qua đợt phòng, chống dịch này, ngành GD-ĐT tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn dựa vào ứng dụng công nghệ, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, để chủ động hơn trong việc ứng phó với trường hợp dịch bệnh tương tự có thể xảy ra thì việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, phổ cập các thiết bị công nghệ thông tin có thể kết nối dễ dàng đến từng gia đình có học sinh, nhất là vùng sâu, vùng xa là rất quan trọng.
Thành Nam
Theo baodongnai
Có một thứ "mật ngọt" mang tên pháp luật Những "chú ong" làm ra thứ mật ngọt đó không ai khác là những con người tâm huyết với công cuộc giáo dục pháp luật cho trẻ em với nguyện vọng và quyết tâm biến pháp luật khô cứng thành những câu chuyện của cuộc sống, để hướng các em đến những điều hay, điều đúng của cuộc đời.... Chuyện của người thầy...