Tăng cường các giải pháp tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình

Theo dõi VGT trên

Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác PCBLGĐ là những giải pháp nhằm tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình ở nước ta.

62,9% phụ nữ từng bị bạo lực gia đình

Tại Hội nghị triển khai Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác gia đình do Bộ VHTTDL, Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam phối hợp tổ chức, bà Naomi Kitahara- Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết, kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do UNFPA tài trợ đã chỉ ra rằng, gần 2/3 số phụ nữ (62,9%) từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tâm lý, kinh tế cũng như các hành vi kiểm soát từ chồng và một nửa trong số đó chưa từng nói với ai về chuyện này.

Tăng cường các giải pháp tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình - Hình 1

Ảnh minh họa

Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (90,4%) đã không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng các cuộc gọi tới đường dây nóng do UNFPA hỗ trợ đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Thực trạng này xảy ra không chỉ ở xã hội Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cam kết, trong 5 năm tới sẽ hỗ trợ cho Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình quốc gia của Việt Nam để đạt mục tiêu chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến BLGĐ và bạo lực giới vẫn tồn tại ẩn khuất, len lỏi vào mọi tầng lớp từ thành thị đến nông thôn. Đại diện Vụ Bình đẳng giới Bộ LĐ,TB&XH cho rằng, định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, thể hiện ở sự mất cân bằng về giới tính, nạn tảo hôn và đặc biệt là quan điểm phân biệt vị trí chênh lệch giữa con trai, con gái… Theo kết quả nghiên cứu của ISDS, số người được khảo sát cho biết, dự định sẽ chỉ chia nhà, đất ở cho con trai, gấp hơn 6 lần những người dự định chia cho con gái; 52,78% nam giới sở hữu nhà và đất thổ cư so với 21,29% nữ giới.

Vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới trong gia đình cũng bị phân biệt khác nhau, nam giới là trụ cột, lo việc xã hội, kiếm tiền, ra quyết định lớn, phụ nữ lo công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, làm công việc “vô hình”, “không tên”, không mang lại thu nhập, phải chịu những hình thức phân biệt đối xử và bị lạm dụng.

Video đang HOT

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, đó là các chuẩn mực giới, khuôn mẫu giới duy trì đặc quyền của phái mày râu và hạn chế quyền tự chủ của phụ nữ; Tình trạng nghèo đói, kém phát triển, thất nghiệp, lạm dụng các chất gây nghiện, tệ nạn xã hội…; Thái độ dung túng hoặc biện minh cho hành vi bạo lực là bình thường hoặc có thể chấp nhận được; Truyền thông về các vụ việc bạo lực, quấy rối tình dục thiếu nhạy cảm giới, đổ lỗi cho nạn nhân; Trải nghiệm bạo lực thời thơ ấu và/hoặc chứng kiến bạo lực trong gia đình, môi trường sống xung quanh; Sự cam chịu, chấp nhận bị bạo lực của nạn nhân…

Sáng tạo trong truyền thông PCBLGĐ

Đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quốc tế về công tác PCBLGĐ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh đặt câu hỏi: Vì sao đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mà vẫn có hơn 90% phụ nữ không lên tiếng và giữ im lặng? Liệu có thể đếm chính xác được con số phụ nữ bị giết, bị đánh đập trước khi đến được tòa án, thậm chí còn bị hành hung ngay trước cổng tòa hay không? Đáng nói là các cơ quan truyền thông cũng đã bộc lộ quan điểm và định kiến về giới ngay cả ở những bài báo đề cập tới các vụ việc cụ thể về bạo lực giới hay xâm hại phụ nữ và trẻ em gái. Những câu hỏi như đổ lỗi của tòa án hay của cơ quan truyền thông rất dễ làm tổn thương chính những nạn nhân bị bạo lực. Bà Vân Anh cũng chia sẻ, Bộ VHTTDL đang xây dựng Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) để có một đạo luật đáp ứng được thực tiễn với sự vào cuộc của toàn xã hội.

Tăng cường các giải pháp tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình - Hình 2

Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình (ảnh minh họa)

Một số địa phương như Bắc Ninh, Hậu Giang, Hội Nông dân Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Hội Người cao tuổi Việt Nam… đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho công tác PCLBGĐ, đồng thời có những đóng góp cụ thể để xây dựng Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Điển hình như Hội Nông dân Việt Nam đã thu hút sự tham gia tích cực, hiệu quả của nam giới khi triển khai các mô hình, lựa chọn nam giới là đối tượng truyền thông, đồng thời đào tạo nam giới và khích lệ họ trở thành các tuyên truyền viên cộng đồng để nâng cao nhận thức cho các nam giới khác về PCBLGĐ, nhân rộng mô hình Người cha trách nhiệm tại một số tỉnh, thành trong cả nước…

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, với trách nhiệm được giao quản lý nhà nước về gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược, Đề án, Chương trình của lĩnh vực gia đình giai đoạn 2010-2020, từ đó xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025. Trong dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 có rất nhiều những nội dung quan trọng được đặt ra: Hoàn thiện pháp luật, chính sách về PCBLGĐ; Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa BLGĐ, Thông tin, giáo dục, truyền thông PCBLGĐ; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác PCBLGĐ; Hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, thực hiện pháp luật về PCBLGĐ.

Các mục tiêu chính của Chương trình về phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trong tình hình mới đến năm 2025 bao gồm: trên 70% người có nguy cơ bị BLGĐ được trang bị kiến thức và kỹ năng ứng phó với BLGĐ; 95% nạn nhân phát hiện bị BLGĐ được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc y tế; 95% xã, phường, thị trấn triển khai và duy trì Mô hình Phòng chống BLGĐ; và 90% người trực tiếp tham gia công tác phòng chống BLGĐ được đào tạo về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ phòng chống BLGĐ, cùng với những nội dung khác.

Việt Nam quyết tâm ngăn chặn bạo lực gia đình

Trong thời gian tới, với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương tăng đầu tư nguồn lực, nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành, đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động giáo dục, hoàn thiện khung pháp luật để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược, Kế hoạch về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình mà Thủ tướng đã phê duyệt, ban hành.

Việt Nam quyết tâm ngăn chặn bạo lực gia đình - Hình 1

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy và Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Naomi Kitahara chủ trì Hội nghị

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã khẳng định như vậy khi chủ trì Hội nghị triển khai về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác gia đình tại Hà Nội.

Nhức nhối khi 2/3 phụ nữ từng trải qua bạo lực gia đình

Tham dự Hội nghị triển khai Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác gia đình có đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện lãnh đạo các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở VHTTTTDL và cán bộ phụ trách công tác gia đình tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Hội nghị tổ chức dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Naomi Kitahara cho biết, kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do UNFPA tài trợ đã chỉ ra rằng, gần 2/3 số phụ nữ (62,9%) từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tâm lý, kinh tế cũng như các hành vi kiểm soát từ chồng và một nửa trong số đó chưa từng nói với ai về chuyện này. Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (90,4%) đã không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng các cuộc gọi tới đường dây nóng do UNFPA hỗ trợ đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Thực trạng này xảy ra không chỉ ở xã hội Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cam kết, trong 5 năm tới sẽ hỗ trợ cho Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình quốc gia của Việt Nam để đạt mục tiêu chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến BLGĐ và bạo lực giới vẫn tồn tại ẩn khuất, len lỏi vào mọi tầng lớp từ thành thị đến nông thôn. Đại diện Vụ Bình đẳng giới Bộ LĐ,TB&XH cho rằng, định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, thể hiện ở sự mất cân bằng về giới tính, nạn tảo hôn và đặc biệt là quan điểm phân biệt vị trí chênh lệch giữa con trai, con gái... Theo kết quả nghiên cứu của ISDS, số người được khảo sát cho biết, dự định sẽ chỉ chia nhà, đất ở cho con trai, gấp hơn 6 lần những người dự định chia cho con gái; 52,78% nam giới sở hữu nhà và đất thổ cư so với 21,29% nữ giới.

Vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới trong gia đình cũng bị phân biệt khác nhau, nam giới là trụ cột, lo việc xã hội, kiếm tiền, ra quyết định lớn, phụ nữ lo công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, làm công việc "vô hình", "không tên", không mang lại thu nhập, phải chịu những hình thức phân biệt đối xử và bị lạm dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, đó là các chuẩn mực giới, khuôn mẫu giới duy trì đặc quyền của phái mày râu và hạn chế quyền tự chủ của phụ nữ; Tình trạng nghèo đói, kém phát triển, thất nghiệp, lạm dụng các chất gây nghiện, tệ nạn xã hội...; Thái độ dung túng hoặc biện minh cho hành vi bạo lực là bình thường hoặc có thể chấp nhận được; Truyền thông về các vụ việc bạo lực, quấy rối tình dục thiếu nhạy cảm giới, đổ lỗi cho nạn nhân; Trải nghiệm bạo lực thời thơ ấu và/hoặc chứng kiến bạo lực trong gia đình, môi trường sống xung quanh; Sự cam chịu, chấp nhận bị bạo lực của nạn nhân...

Đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quốc tế về công tác PCBLGĐ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh đặt câu hỏi: Vì sao đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mà vẫn có hơn 90% phụ nữ không lên tiếng và giữ im lặng? Liệu có thể đếm chính xác được con số phụ nữ bị giết, bị đánh đập trước khi đến được tòa án, thậm chí còn bị hành hung ngay trước cổng tòa hay không? Đáng nói là, ngay cả các nhà báo và các cơ quan truyền thông cũng đã bộc lộ quan điểm và định kiến về giới ngay cả ở những bài báo đề cập tới các vụ việc cụ thể về bạo lực giới hay xâm hại phụ nữ và trẻ em gái. Những câu hỏi như đổ lỗi của tòa án hay của cơ quan truyền thông rất dễ làm tổn thương chính những nạn nhân bị bạo lực. Bà Vân Anh cũng chia sẻ, Bộ VHTTDL đang xây dựng Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) để có một đạo luật đáp ứng được thực tiễn với sự vào cuộc của toàn xã hội.

Việt Nam quyết tâm ngăn chặn bạo lực gia đình - Hình 2

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Nhân rộng những mô hình điển hình

Điều đặc biệt thú vị là một số địa phương như Bắc Ninh, Hậu Giang, Hội Nông dân Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Hội Người cao tuổi Việt Nam... đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho công tác PCLBGĐ, đồng thời có những đóng góp cụ thể để xây dựng Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Đơn cử như Hội Nông dân Việt Nam đã thu hút sự tham gia tích cực, hiệu quả của nam giới khi triển khai các mô hình, lựa chọn nam giới là đối tượng truyền thông, đồng thời đào tạo nam giới và khích lệ họ trở thành các tuyên truyền viên cộng đồng để nâng cao nhận thức cho các nam giới khác về PCBLGĐ, nhân rộng mô hình Người cha trách nhiệm tại một số tỉnh, thành trong cả nước...

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, với trách nhiệm được giao quản lý nhà nước về gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược, Đề án, Chương trình của lĩnh vực gia đình giai đoạn 2010-2020, từ đó xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025. Trong dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 có rất nhiều những nội dung quan trọng được đặt ra: Hoàn thiện pháp luật, chính sách về PCBLGĐ; Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa BLGĐ, Thông tin, giáo dục, truyền thông PCBLGĐ; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác PCBLGĐ; Hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, thực hiện pháp luật về PCBLGĐ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33Xúc động lời nhắn nhủ của người lính trẻ dành cho mẹ nơi quê nhà: "Má cố gắng gánh vác thay phần con nha, năm sau con về"01:09Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế
21:00:40 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).