Tăng cường bổ sung dinh dưỡng có phải cách chăm sóc tốt cho bà bầu bị cảm cúm?
Thời kỳ mang thai luôn vô cùng nhạy cảm đối với bà bầu. Những ảnh hưởng rất nhỏ tới sức khoẻ bà bầu đề khiến bà bầu lo lắng có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi. Vậy chăm sóc bà bầu bị cảm cúm như thế nào mới là đúng cách?
Bà bầu bị cảm cúm, lo lắng đầu tiên chính là chăm sóc đúng cách. Muốn chăm sóc đúng cách cho bà bầu để không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi khi mẹ bầu bị cảm cúm có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:
1. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị cảm cúm
Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu, nhất là thời gian bà bầu bị ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ. Lúc này bà bầu thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi. Đặc biệt cảm giác mệt mỏi, uể oải càng tăng lên khi bà bầu bị cảm cúm.
Tuy nhiên, để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng khiến bệnh cảm cúm không gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé thì bà bà cần cố gắng ăn uống đầy đủ. Lựa chọn bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C.
Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp bà bầu bị cảm cúm nhanh khỏi bệnh – Ảnh Internet
Những món ăn bà bầu có thể sử dụng khi bị cảm cúm là các loại súp, cháo và rau xanh hay hoa quả. Một vài loại như cháo hành tía tô chính là lựa chọn hàng đầu có tác dụng giúp bà bầu giải cảm và chống động thai.
Bên cạnh đó, chăm sóc bà bầu bị cảm cúm cần ăn thêm các loại hoa quả tươi mát như: nước cam, ổi, bởi, nho khô hoặc trà,… đều có tác dụng cung cấp cho cơ thể bà bầu nhiều vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi bệnh cảm cúm và giúp bà bầu bị cảm cúm hồi phục nhanh hơn.
2. Hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng bệnh cảm cúm cho bà bầu
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu thì bà bầu cần chú ý một số vấn đề có thể đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng cảm cúm gây ra cho bà bầu.
Các triệu chứng cảm cúm ở bà bầu có thể xảy ra như tình trạng đau đầu, ngạt mũi, ho, sốt,… gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng tới sức khỏe và gây khó chịu cho bà bầu.
Video đang HOT
Bà bầu bị cảm cúm không nên sử dụng thuốc để điều trị bệnh – Ảnh Internet
Tuy nhiên, giai đoạn này vô cùng nhạy cảm đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó việc điều trị bằng thuốc không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai. Trừ một vài trường hợp nặng có thể xảy ra biến chứng, bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho bà bầu sử dụng thuốc mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Vì vậy ngay khi bệnh cảm cúm mới chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc bà bầu bị cảm cúm đúng cách để sớm khỏi bệnh bằng cách:
- Thực hiện massage đầu cho bà bầu
Đây là biện pháp có tác dụng đối phó với cơn đau đầu ở bà bầu khi bị cảm cúm. Thực hiện biện pháp bằng cách có thể nhờ người thân hoặc tự bà bầu có thể tự day ấn lông mày, xoa bóp trán và vùng xung quanh mắt. Thực hiện động tác chải tóc bằng 10 đầu ngón tay, động tác này cũng đem lại hiệu quả trong việc giúp máu lưu thông và làm dịu cơn đau đầu một cách nhẹ nhàng.
Nếu bà bầu xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi hay viêm mũi có thể áp dụng một số phương pháp massage lên vùng đang bị khó chịu đều đặn như khu vực quanh mũi, cánh mũi,… điều này đem lại hiệu quả giúp bà bầu bị cảm cúm giảm cơn đau hay khó thở.
Thực hiện massage cho bà bầu bị cảm cúm giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh – Ảnh Internet
- Sử dụng nước muối sinh lý
Nồng độ nước muối sinh lý được sử dụng là 0,9%, đây là nước muối sinh lý an toàn, lành tình có thể sử dụng cho nhiều đối tượng thậm chí cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nước muối sinh lý bà bầy vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài việc rửa mũi, nước muối sinh lý còn có thể được sử dụng để súc miệng.
- Hơi nước từ máy phun sương hoặc máy xông hơi
Hơi nước từ hai loại máy này đem lại hiệu quả giúp bà bầu bị cảm cúm thư giãn, không khó chịu. Hoặc bà bầu cũng có thể uống trà gừng mật ong đem lại hiệu quả cao trong việc giúp cổ họng bà bầu êm dịu nhanh chóng.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bà bầu tìm ra cách chăm sóc khi bà bầu bị cảm cúm đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé suốt cả thai kỳ.
Những việc cần làm ngay sau khi đi mưa về để tránh cảm cúm
Miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa trên diện rộng nhiều nơi. Nếu phải đi làm, đi học vào những ngày này việc dính nước mưa là điều khó tránh khỏi. Do vậy mà đi mưa về hãy làm ngay 4 việc sau để không bị cảm cúm, cảm lạnh ghé thăm.
Trời mưa kết hợp với nhiệt độ xuống thấp hơn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch như cảm lạnh, cảm cúm hay viêm phổi,... Đi mưa về ngoài việc thay quần áo ẩm ra thì việc giữ ấm cơ thể cũng rất quan trọng, không thể vì bạn đã về tới nhà rồi mà chủ quan.
1. Đi mưa về cần lau khô người ngay khi vào nhà
Trên đường đi về nhà có thể bạn sẽ bị ngấm nước mưa lạnh, nhất là những ngày trời mưa to kèm gió rét. Nếu cứ tiếp tục mặc quần áo ẩm khi đi mưa về trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị ngấm nước mưa và sinh bệnh.
Lau khô người và thay quần áo ẩm khi đi mưa về giúp phòng tránh cảm lạnh hiệu quả (Ảnh: Internet)
Thông thường bạn sẽ bị ướt ở tay, chân, mặt - nơi tập trung rất nhiều các đầu mối dây thần kinh của cơ thể nên bạn không được chủ quan. Khi cơ thể liên tục bị mất nhiệt, nếu gặp thêm các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm mốc,.. sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng hay viêm phế quản.
Do vậy, điều đầu tiên bạn cần nhớ khi đi mưa về chính là lau thật khô người và bỏ quần áo ướt đi. Nếu như có thời gian, hãy tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể cân bằng lại nhiệt.
2. Uống nước ấm
Một cốc nước mát lạnh không phải là một lựa chọn thông minh khi đi mưa về. Bạn nên uống một cốc nước ấm, có thể là nước lọc hay các loại trà ấm như trà gừng mật ong, trà xanh hay một cốc sữa ấm cũng được. Điều này giúp cơ thể bạn nhanh chóng lấy lại nhiệt lượng đã mất khi đi bên ngoài mưa lạnh.
Nước ấm giúp nhanh chóng lấy lại nhiệt lượng cơ thể đã mất khi đi mưa về (Ảnh: Internet)
Lưu ý, không nên uống bia, rượu ngay khi vừa đi mưa về do có thể gây ra hiện tượng giãn mạch - cơ thể bạn sẽ tiếp tục bị mất nhiệt nhiều hơn mà thôi.
3. Ăn món ăn ấm, có tính nóng
Các món ăn, soup ấm như phở, canh,.. ấm sẽ phù hợp để bù nhiệt cho bạn nếu đi mưa về. Không nên ăn các món ăn có tính hàn hay thức ăn bị nguội sẽ gây lạnh bụng. Chưa kể đến việc đi mưa nhiều có thể gây cảm lạnh.
Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh phổ biến thường là:
- Đau đầu, mệt mỏi
- Ngạt mũi
- Đau họng
- Hắt hơi.
Nếu gặp những dấu hiệu này, bạn nên uống nước gừng, xông tinh dầu sả, hương nhu hay bạc hà kết hợp với các món ăn như cháo nóng hành, tía tô,... Đừng quên uống nhiều nước và vệ sinh cá nhân sạch sẽ để nhanh khỏi bệnh, ngừa viêm nhiễm và lây lan cho người bên cạnh.
Đồ ăn nóng, ấm được khuyến khích hơn vào mùa mưa (Ảnh: Internet)
Trong trường hợp bị rối loạn dây thần kinh vận động, cơ thể mất sức, bị rét run và da lạnh tái thì cần nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lời khuyên của bác sĩ
Mùa mưa là mùa rất dễ mắc các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch, nhất là những người có sức đề kháng suy giảm hay chưa hoàn thiện như người già và trẻ nhỏ. Vì thế mà việc tập luyện, bổ sung dinh dưỡng khoa học tăng cường sức đề kháng là điều cần thiết mà bạn cần nhớ khi mùa mưa đến.
Các bác sĩ cũng lưu ý thêm, không nên bỏ bữa sáng do khi bị đói cơ thể sẽ có sức chịu đựng giảm xuống trước mưa và nhiệt độ thấp.
Khi đi mưa, cần mang đủ áo mưa, kính chắn nước vào mặt, ủng đi mưa nếu cần thiết. Đặc biệt, không nên đi giày dưới trời mưa lớn vì có thể gây viêm nhiễm da chân.
Viêm xoang khi mang thai, bà bầu cần làm gì để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé? Mẹ bầu xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng xoang mũi và thường hay bị nghẹt mũi, đau họng. Nếu xuất hiện tình trạng này đồng nghĩa với việc bạn bị viêm xoang khi mang thai. Viêm xoang xảy ra là tình trạng lớp niêm mạc ở các xoang bị sưng. Điều này sẽ gây ra cản trở dòng chảy của chất...