Tặng cơm cho trò nghèo, cô giáo lay động trái tim HS cá biệt
Bằng sự quan tâm chân thành cùng với phương pháp sư phạm đặc biệt, cô Giang đã giúp đưa những học sinh ngỗ nghịch trở lại thành ngoan ngoãn.
Tôi có thể giúp em tiến bộ
Trong quá trình đi tìm hiểu về các câu chuyện rất thực trong đời sống học sinh, chúng tôi đã tìm đến trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng – nơi được biết đến có rất nhiều những trường hợp học sinh “phức tạp” và “cá tính”.
Cô Hạnh Giang (làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng) chia sẻ rằng, trong hàng chục năm làm công tác chủ nhiệm, năm nào cô cũng phải đối mặt với 5- 7 “ca khó” trong vai trò của một giáo viên chủ nhiệm.
Trong lớp cô Giang chủ nhiệm có cậu học sinh Trần Mạnh Hùng (tên nhân vật đã được thay đổi) là một học sinh “cá tính” nhất lớp.
Hùng là học sinh bị chuyển về từ cơ sở 2 của nhà trường. Cậu này thường xuyên đi học muộn, bỏ học đi chơi và không bao giờ làm bài tập về nhà. Thậm chí, dù chưa đủ 18 tuổi nhưng Hùng thường xuyên đua đòi cùng đám bạn đi chơi thâu đêm và viện nhiều lý do để nghỉ buổi học sáng ngày hôm sau.
Trước sự ngỗ ngược của Hùng, cô giáo chủ nhiệm tại cơ sở 2 của trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng quyết định cho học sinh này chuyển về lớp cô Giang – vốn nổi tiếng trị các học sinh “cá tính”.
Hùng thường xuyên bỏ học, đi chơi thâu đêm cùng đám bạn (Ảnh minh họa)
Ban đầu cô Giang cũng khá lo lắng vì không biết có đủ khả năng để dạy dỗ một học sinh với quá nhiều những “thành tích” bất hủ? Nhưng rồi cô Giang bỏ qua tất cả và nhận Hùng với quan điểm “coi em đó như một tờ giấy trắng”.
Ngày đầu vào lớp, cô Giang có gọi Hùng ra tâm sự: “Ở đây không nhận em thì tôi tin chắc không ở đâu đồng ý cả.Tôi nghĩ có thể giúp em tiến bộ”. Nói rồi cô Giang bắt đầu tìm cách giáo dục cậu học sinh đầy “cá tính” này.
Gia đình Hùng trước kia có hai anh em, nhưng không may người em của cậu đã mất trong một tai nạn giao thông.Vì vậy, bao nhiêu tình yêu, cha mẹ đều dành hết cho Hùng. Cậu được cưng chiều như một “ông vua” trong chính ngôi nhà của mình.
Biết bố mẹ chiều mình nên Hùng thường xuyên vòi vĩnh bắt phải mua bằng được những đồ đắt tiền. Ngoài quần áo, điện thoại của Hùng bao giờ cũng phải là những đồ xịn nhất. Dù đã có điện thoại Iphone 4 nhưng cậu này vẫn nằng nặc đòi phải được mua dòng cao cấp nhất trên thị trường là Iphone 5.
Mẹ của Hùng vốn cưng chiều con nên dù không mua luôn cho con nhưng cũng không quên hứa hẹn một vài tháng tới con sẽ có chiếc điện thoại đẳng cấp như mong muốn.
Thậm chí, dù chưa đủ tuổi điều khiển xe máy nhưng Hùng còn mắt mẹ phải mua xe máy SH hoặc Dyland, chí ít con Vespa như đám bạn. Cậu ra tối hậu thư, nếu mẹ không đáp ứng yêu cầu, Hùng sẽ không đi học.
Dù rất chiều con nhưng mẹ của Hùng vẫn cho rằng cậu chưa đến tuổi để đi loại xe đắt tiền đó, nên đã nhờ cô Giang giúp đỡ. Bằng lý lẽ thuyết phục, cô Giang đã phân tích giúp Hùng nhận ra những đòi hỏi của em là không có căn cứ thực hiện.
Video đang HOT
Mẹ của Hùng thường cũng thể hiện sự quan tâm đến con bằng tiền, thông qua việc thường xuyên chiều theo những sở thích đắt tiền của em. Tuy nhiên, nhiều khi gọi điện cho phụ huynh, cô Giang cũng chỉ nhận được lời nói vuốt ” trăm sự nhờ các thầy cô giáo giúp đỡ” .
Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình Hùng, cô Giang được biết gia đình em có một căn nhà khá khang trang trên phố cổ, tuy nhiên nguồn thu chủ yếu lại đến từ việc ghi số đề.
“Nhà em này rất giàu nhưng có lẽ vì thế mà họ cũng tiêu tiền theo kiểu khác. Phụ huynh thường phải mang tiền ra để dỗ con. Tất cả sự quan tâm của gia đình đều thể hiện bằng tiền” – Cô Giang nhận định.
Với những học trò ngỗ nghịch, người giáo viên phải có phương pháp sư phạm khoa học và tình yêu dành cho trẻ (Ảnh minh họa)
Nhận ra giá trị đồng tiền bằng suất cơm trưa
Dù đã được điều chuyển sang cơ sở mới nhưng Hùng lại “ngựa quen đường cũ”, phá rối trong lớp, thường xuyên không ghi chép bài, ngủ trong lớp. Lúc tỉnh ngủ cậu này cũng không quên trêu các bạn xung quanh khiến nhiều học sinh trong lớp cảm thấy rất khó chịu.
Thậm chí, khi bị nhắc nhở, không ít lần Hùng còn tỏ thái độ hỗn láo khi cãi “tay đôi” và lên giọng thách thức với cô giáo ngay trên lớp.
Kể đến đây, cô Giang tâm sự: “Đối với học sinh này, nếu giáo viên càng quát mắng càng phản tác dụng. Khi Hùng tỏ thái độ gay gắt, căng thẳng, tôi cho em về nhà để suy nghĩ và vài ngày sau tìm một khoảng thời gian thích hợp để cô trò nói chuyện.
Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, tâm lý của Hùng cũng khác hẳn ngày trước đó. Chưa cần cô nói ra, nhưng Hùng đã tự biết tự nhận ra lỗi ngày hôm trước”.
Bên cạnh những chiếc điện thoại đắt tiền bậc nhất, do được cưng chiều nên mỗi ngày Hùng được mẹ cho từ 150-200 nghìn đồng để tiêu vặt. Hùng ăn sáng cũng phải 50 nghìn đồng một bữa.
Trong khi đó, nhiều bạn cùng lớp chỉ ăn sáng với 10 nghìn đồng. Thậm chí có bạn học sinh nghèo trong lớp phải ăn trưa bằng bánh mỳ đã mốc.
Để giúp cho cậu học trò của mình nhận ra giá trị của đồng tiền, cô Giang đã lựa lúc lớp học cuối buổi trưa chỉ có 3 cô trò để trò chuyện. Một học sinh nghèo, một cậu ấm và một cô giáo với suất cơm trưa tặng học trò.
Như những buổi trưa khác, buổi hôm đó, cô Giang vẫn mua một suất cơm để tặng học trò nghèo hiếu học. Trong khi đó, Hùng vẫn lặng lẽ ngồi một mình ở cuối lớp để quan sát.
Đợi khi lớp học chỉ còn hai người, cô Giang nhẹ nhàng đến bên Hùng tâm sự: “Con thấy hoàn cảnh của bạn như thế nào? Trong lớp, các con không được vì nghèo mà khinh bạn”.
Thấy học trò gật gù, cô Giang cũng hiểu cậu học sinh ngỗ ngược cũng đã hiểu ra được điều gì đó. Vài ngày sau, Hùng liền khoe với cô: “Con có nhờ bạn mua xôi, tuy chỉ mất 15 nghìn đồng nhưng con vẫn đưa cho bạn 20 nghìn đồng”.
Cô Giang tâm sự: “Muốn học sinh “cá tính” nghe lời mình thì trước hết phải làm cho các em nể phục. Khi đã nể phục thầy cô thì các em sẽ thay đổi”.
“Là người giáo viên phải giúp cho học trò nhận ra cái sai của mình chứ không chỉ quát mắng và áp dụng các hình phạt. Bởi lẽ các em học sinh cũng đã lớn, cũng đã va chạm xã hội nhiều vì vậy cũng cần được tôn trọng” – Cô Giang nhận định.
Bằng tình yêu thương và phương pháp sư phạm khoa học, cô Giang đang dần đưa Hùng rời xa đám bạn ăn chơi, giúp cậu học sinh ngỗ nghịch ngày nào biết được những giá trị sống.
Đặc biệt, trong học kỳ vừa qua, Hùng cũng đã được xếp vào những học sinh có sự chuyển biến tích cực về học tập và đạo đức.
Theo VTC
Ngày hội du học vào trường SPB - Singapore
PSB là một trong những trường lớn nhất ở Singapore với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vào cuối tuần này hội thảo vào ĐH PSB sẽ diễn ra tại TP.HCM
Thời gian hội thảo: 9h, chủ nhật, ngày 10/6/2012.
Địa điểm: Khách sạn Kim Đô - 133 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.
Là thành viên của tập đoàn TUV SUD, một tổ chức phi lợi nhuận của Đức, PSB đã mở rộng hệ thống giáo dục đến Bắc Mỹ, châu Âu và các nước châu Á.
Với sự phát triển rộng rãi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hàng năm PSB đã thu hút 50.000 sinh viên trong khu vực đến học tập tại đây. Trường đạt được chứng chỉ Edutrust 4 năm do Bộ Giáo dục Singapore kiểm duyệt. Năm 2010, trường vinh dự dành giải nhất Singapore Experience Awards xét về Chất lượng giảng dạy, Kinh nghiệm về giáo dục, Khu học xá hiện đại, Trang thiết bị học tập hoàn hảo, Phương pháp sư phạm cải tiến, cũng như Dịch vụ hỗ trợ dành cho sinh viên.
Những ưu điểm nổi bật của PSB:
Học xá của PSB Academy tọa lạc ở một vị trí thuận tiện cho giao thông tại Singapore, ngay cạnh trạm tàu điện ngầm Tiong Bahru. Khuôn viên trường rộng 26.500 m2 cùng với cơ sở hạ tầng và các thiết bị giảng dạy, nghe - nhìn hiện đại nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên có một môi trường học tập đầy tiện nghi và thoáng mát.
Thông qua các mối quan hệ chặt chẽ với các trường đối tác nổi tiếng trên thế giới, các chương trình giáo dục quốc tế của trường đã được công nhận với nhiều bậc đào tạo từ Cao đẳng, Đại học đến Thạc sỹ.
Tất cả sinh viên đều được trường hỗ trợ thực tập kinh nghiệm nhằm giúp sinh viên dễ dàng xin việc làm sau khi ra trường. Sinh viên quốc tế được thực tập hưởng lương 3 tháng đối với các chuyên ngành: Kỹ sư điện tử & Kỹ sư cơ khí. Đặc biệt, sinh viên sau khi đã hoàn thành năm 1 tại PSB có thể chuyển tiếp sang các trường ĐH đối tác tại Úc.
PSB liên kết với các trường đại học danh tiếng như Đại học Newcastle, Đại học Wollongong (Úc), mang đến cho sinh viên những chương trình đào tạo chất lượng cao tại Singapore.
Bà Azliana Abdullah, phụ trách tuyển sinh của PSB, cho biết: "Sinh viên Việt Nam tại PSB học rất chăm và đạt kết quả rất khả quan. Những chương trình được ưa chuộng là kinh doanh và công nghệ thông tin. Ngoài khả năng vượt trội về học thuật, sinh viên Việt Nam còn rất năng động trong những hoạt động ngoại khóa như bóng bàn, bóng đá, cầu lông, ... Trong kỳ thi hát dành cho sinh viên lần đầu tiên được tổ chức - PSB Idol - người thắng cuộc cũng là một sinh viên Việt Nam. Vì thế chúng tôi rất vui mừng vì học sinh chúng tôi cân bằng được giữa học tập và hoạt động ngoại khóa, điều rất quan trọng ở các nước phát triển. Qua đó, các em cũng có thể phát triển được các kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, kỹ năng tổ chức sự kiện... và tự tin hơn để phát triển toàn diện nhất".
Chương trình đào tạo:
1/ Chương trình tiếng Anh: Từ cơ bản đến nâng cao, dành cho học sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh.
2/ Dự bị Đại Học: dành cho học sinh hoàn tất lớp 10 hoặc lớp 11.
3/ Chương trình Cao Đẳng, Đại học và Thạc sĩ các chuyên ngành:
- Đại học Newcastle: Cử nhân kinh tế chuyên ngành: Marketing và Quản lý, Marketing và Du lịch, Kế toán, Quan hệ công chúng (PR) và Báo chí, Công nghệ thông tin, Kỹ sư điện tử, Kỹ sư cơ khí.
- Đại học Wollongong: Cử nhân thương mại chuyên ngành: Marketing, Tài chính, Quản lý, Quản lý dây chuyền chung ứng, Quan hệ công chúng (PR).
Công ty Tư vấn Giáo dục mạng lưới quốc tế ( INEC):
ĐT: (08) 3938 1080 - (08) 3938 1081 Tư vấn trực tiếp 24/24: 0902 490 488 - 0903 361 453
Email: inec@inec.vn Yahoo: inec.tuvanonline
Website: www.inec.vn
Ưu đãi hấp dẫn: - Miễn phí ghi danh trị giá 6,6 triệu đồng. - Miễn phí dịch vụ và dịch thuật. - Tư vấn chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của học sinh. - Tặng vé máy bay. Tìm hiểu thêm thông tin du hoc Singapore tại đây.
Theo infornet
Con vào lớp 1, bố mẹ lo đủ thứ "Bé nhà tôi sửa soạn tốt nghiệp... mẫu giáo và vào lớp 1, nói thiệt là tôi lo đủ thứ. Cả bố cả mẹ đều hoang mang vì thời bây chừ đâu có như mình hồi xưa nữa". Nỗi lo này không chỉ của riêng chị Minh Hà (nhà ở Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) Ngày bé tốt nghiệp... mẫu giáo cũng...