Tặng cô quà gì?
Câu hỏi này thật không dễ trả lời trong dịp 20/11, và ở đó, cách biếu, cách nhận cũng là cả một nét văn hóa…
LTS: Trước những biến tướng về tình cảm thầy trò thông qua những món quà tặng nhân ngày 20/11 trong thời đại ngày nay, tác giả Nam Phương đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết nhằm chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Mới bước qua tuần đầu tiên của tháng 11 nhưng các mẹ có con đang đi học đã rộn ràng hỏi nhau “tặng cô quà gì?”. Đã có rất nhiều ý kiến được các vị phụ huynh đưa ra rồi phân tích, bàn luận vô cùng rôm rả.
Người nói: “Mua cho cô bộ áo dài, ngày nào giáo viên chẳng phải mặc áo dài lên trường?”.
Người lại nói rằng: “Biết đâu màu và chất vải cô không ưng, cô chẳng may lại đem cho người khác chẳng phải uổng phí hay sao?”.
Có người lại đưa ra cao kiến: “Vậy tặng phiếu mua hàng, cô ưng gì cứ ra cửa hàng để chọn”.
Có người lại thực dụng hơn phán rằng: “Cứ phong bì là thiết thực nhất, thầy cô thích gì thì tự mua cho vừa ý”.
Nhưng, cũng có người lưỡng lự cho rằng: “Hay tặng hoa, vừa đẹp vừa có ý nghĩa”.
Mới nghe thế, một mẹ giãy lên phán: “Tặng gì thì tặng, tuyệt đối không tặng hoa. Cô không dùng mà vứt lung tung thì đáng buồn lắm”.
Video đang HOT
Nên tặng quà gì cho thầy cô nhân ngày 20/11 (Ảnh minh họa: phunutieudung.com.vn).
Rồi chị kể, con chị đang học lớp lá nên 20/11 năm ấy chị mua hai bó hoa thật đẹp, đến lớp thật sớm để tặng cho hai cô giáo đã chăm sóc con mình suốt một năm học. Được trao tận tay, được nhìn thấy nụ cười đón nhận từ cô, chị nói mình thấy vui lắm.
Thế nhưng cuối giờ đón con về nhà, thấy con buồn nên chị hỏi chuyện, con bé thổn thức nói rằng:
“Cô không cắm hoa nhà mình mà bỏ vào sọt rác. Hoa nhà bạn Minh đẹp hơn, còn có cả cái thiệp trong đó nữa. Con thấy cô bóc ra có tờ tiền. Sao mẹ không bỏ tiền vào hoa nhà mình hả mẹ?”.
Nghe con hỏi, chị thấy choáng nhưng không biết trả lời con ra sao. Để mua hai bó hoa tặng cô, chị cũng phải tính toán rồi mới dám quyết. Lương công nhân bỏ ra vài trăm nghìn xem như tháng ấy phải thâm thụt chi tiêu.
Chị cứ thắc mắc có lẽ con trẻ nhầm chứ hai bó hoa đẹp thế kia sao cô lại nỡ vứt đi? Nghĩ thế, chị an ủi con “Nhiều bạn tặng hoa quá, cô không mang về hết nên mới làm thế thôi con ạ”.
Sáng mai, khi đến gửi con, chị cố tình vào lớp và quan sát thấy hai bó hoa hôm qua chị đã bỏ công chọn lựa đang nằm héo rũ, chỏng chơ trong sọt rác nơi cuối phòng. Ở đấy còn cả một xấp phong bì đã bóc dở.
Nhìn lên bàn giáo viên là một số lãng hoa rất lộng lẫy. Chị chợt hiểu, giá chị không mua hoa bó mà mua lãng hoa biết đâu những bông hoa ấy còn sống thêm được ít ngày.
Chị tiếc tiền thì ít mà thương mình đã bỏ công suy nghĩ, đi chọn hoa với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Nghĩ lại thời của mình, ngày ấy chỉ cần tặng thầy cô một bông hoa nhựa cũng là “oách” lắm rồi. Thầy cô nhận hoa mà cười lớn, ánh mắt tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc.
Chị cứ nhớ mãi lời nói của một thầy giáo: “Mấy đứa đến thăm thầy cô ngày này là quá vui rồi. Đến thăm có nghĩa là các em còn nhớ. Với thầy cô, học trò nhớ mình thì chẳng món quà nào có thể thay thế được”.
Thế là, chỉ trong một ngày tụi chúng tôi đã đi thăm hết thầy cô này đến thầy cô khác. Đến đâu cũng được đón tiếp nồng hậu. Thầy cô chuẩn bị kẹo bánh, nấu chè, ăn chán chê đôi khi còn ở lại rồi ăn cơm chiều, hò hát chán chê xong mới về.
Còn bây giờ, trò cũng ít tự đến thăm thầy cô. Thường thì cha mẹ chở theo con đằng sau là bịch quà to đùng hoặc giỏ hoa tượng trưng nhưng nhét theo bên trong là chiếc phong bì. Những gia đình bận rộn, cha mẹ đưa quà cho con mang theo lên lớp tặng thầy cô.
Người tặng chóng vánh, người nhận cứ thản nhiên như chuyện đương nhiên phải thế. Vì vậy, tặng quà gì vừa thiết thực vừa làm người tặng vui cũng khiến phụ huynh phải bóp đầu suy nghĩ.
Nam Phương
Thầy giáo đề nghị SV để tiền mua quà 20/11 đóng học phí
Dòng chia sẻ hài hước của thầy Nguyễn Tấn Trung từ chối nhận quà 20/11 và đề nghị sinh viên dành tiền đóng học phí thu hút 173.000 lượt like (thích).
Nhiều hình ảnh ý nghĩa về ngày 20/11 được cộng đồng mạng chia sẻ, trong đó có thầy Nguyễn Ngọc Cương (sinh năm 1983), giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, trường Tiểu học Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang), trang điểm cho học sinh nữ thi văn nghệ. Thầy giáo trẻ được đồng nghiệp đánh giá hết lòng vì học trò. Ảnh: FBNV.
Dòng chia sẻ đầy dí dỏm, hài hước của thầy Nguyễn Tấn Trung từ chối nhận quà 20/11 và đề nghị sinh viên dành tiền đóng học phí thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều học trò gọi thầy Trung với cái tên "thầy giáo ấn tượng nhất của năm". Ảnh: FBNV.
Âm nhạc sôi động của vũ điệu Cha Cha Cha cùng màn khiêu vũ của thầy hiệu trưởng, tập thể giáo viên và gần 600 học sinh trường Phổ thông Hermann Gmeiner (Vinh, Nghệ An) gây ấn tượng trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh cắt từ clip/Truyền hình Nghệ An.
Lớp 11D7 đã chuẩn bị món quà đặc biệt dành cho thầy Đỗ Tân, giáo viên dạy môn tiếng Anh trường THPT Marie Curie, TP.HCM. Mỗi thành viên in một bức hình thầy đang tươi cười rạng rỡ và cùng hô vang khẩu hiệu: "Lớp 11D7 thần tượng thầy Tân!". Ảnh: Hải An.
Nụ cười của nữ sinh THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An) trong buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam nhận được nhiều sự khen ngợi của cư dân mạng. Danh tính của cô gái được nhiều người tìm kiếm. Ảnh: Page Nghệ An.
Nhóm cựu học sinh chuyên Hóa khóa 1998-2001, trường THPT chuyên Trần Phú rạng rỡ hội ngộ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Phong trào "Hũ gạo tình thương - Tiếp sức đến trường" do tập thể cán bộ, giáo viên trường THCS Tôn Đức Thắng ở vùng ven TP Sóc Trăng phát động được 4 năm. Phong trào này tiếp bước cho nhiều em học sinh nghèo, khó khăn thêm động lực đến trường. Ảnh: Cao Xuân /Báo Công An Nhân Dân.
Thầy giáo Lê Xuân Quyết (sinh năm 1990) đã viết đơn tình nguyện xin ra xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa để dạy học. Thầy là một trong những gương nhà giáo tiêu biểu vun đắp cho sự nghiệp "trồng người" ở nơi đầu sóng ngọn gió, xã đảo xa xôi của Tổ quốc. Ảnh: Bích Lan/VOV.
Ngày tri ân các thầy cô, những tấm thiệp với dòng chữ ý nghĩa được nhiều bạn trẻ lựa chọn gửi tặng giáo viên mình trân quý. Ảnh: Bụi Phấn - First News.
Theo Zing
Thầy giáo cover 'Sau tất cả': Học trò mệt, Đức sẽ hát Bản cover "Sau tất cả" hài hước kéo dài chưa đầy 1 phút nhưng sự đáng yêu và thân thiện của thầy chủ nhiệm "lớp người ta" đã khiến vô số học sinh thích thú. Đó là thầy Huỳnh Ngô Phú Đức hiện là giáo viên tiếng Anh, trường THPT Lê Minh Xuân (TP.HCM). Chỉ ít ngày sau khi đăng tải, phiên bản...