Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn?
Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi? Hầu hết mọi bà bầu đều quen thuộc với câu nói ‘ăn cho hai người’ và tăng càng nhiều cân càng tốt nhưng sự thực có đúng như vậy không?
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ cần đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy phải có sự cân bằng của tất cả các nhóm thực phẩm chính để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu mức độ tăng cân hợp lý, tránh việc ăn quá nhiều khiến tăng cân quá mức.
1. Phụ nữ mang thai nên tăng bao nhiêu cân?
Nhiều người mô tả phụ nữ mang thai là “nở nang” nhưng chính vì tăng cân nên hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khá khó chịu trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tích trữ nhiều chất béo hơn để chuẩn bị cho việc cho con bú. Việc tăng cân khác nhau ở mỗi người nhưng trung bình phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 10-14kg trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị thừa cân từ trước, họ có thể tăng nhiều hơn mức trung bình này.
Trong khi một số trọng lượng này sẽ mất đi sau khi sinh (em bé sơ sinh thường nặng khoảng 3kg), một số có thể sẽ kéo dài một vài tháng sau khi sinh. Mặc dù điều quan trọng là tránh tăng cân quá mức nhưng cũng cần chấp nhận những thay đổi của cơ thể khi mang thai.
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất để thai nhi phát triển nhưng tránh tăng cân quá nhiều.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 9 tháng thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng số lượng cân bằng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai là tốt nhất. Ví dụ trước khi mang thai, cân nặng là 45kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 11kg; nếu nặng 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.
Video đang HOT
Thông thường, khi khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn, đặc biệt nếu bạn hơi nhẹ cân hoặc thừa cân khi bắt đầu mang thai.
2. Tăng cân khi mang thai ở mức nào dễ gây nguy cơ bệnh lý?
Theo BS. Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Nếu bà mẹ tăng khoảng 18 kg trong thời kỳ mang thai là một mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con”. BS. Hà cảnh báo nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh khó hoặc phải sinh mổ vì con to, khó chẩn đoán tim thai vì mỡ ở thành bụng rất dày.
Tăng cân quá mức có thể dẫn đến tăng huyết áp và thậm chí là các biến chứng khi chuyển dạ, vì vậy chị em cần hết sức cẩn thận. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh thức ăn nhiều đường vì cùng với việc tăng cân quá mức, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm cho bà mẹ mang thai và em bé vì dễ dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn như sinh con quá cân, nguy cơ chuyển dạ sinh non, hạ đường huyết sơ sinh…
Nhưng phụ nữ mang thai tăng cân quá ít cũng là một vấn đề, vì nó có nghĩa là con bạn sẽ có nguy cơ nhẹ cân. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa thường theo dõi cân nặng của bạn trong 3 giai đoạn của thai kỳ và sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể liên quan đến hoàn cảnh và nguy cơ biến chứng khác nhau của bạn.
Để phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: mức tăng cân của bà bầu trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Sự tăng cân này nên theo các mức: trong 3 tháng đầu tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.
Bà mẹ mang thai luôn nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh theo dõi sức khỏe trong thai kỳ.
3. Kiểm tra chỉ số BMI khi mang thai
Bà bầu nên quản lý cân nặng của mình bằng nhiều cách, có thể áp dụng chỉ số BMI để kiểm tra và xác định được số cân nên tăng trong quá trình mang thai.
BMI = cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao:
Với phụ nữ nhẹ cân (BMI dưới 19,8), mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg. Đối với phụ nữ cân nặng bình thường (BMI từ 19,8-26), khi mang thai tăng cân hợp lý từ 11-14kg. Phụ nữ thừa cân (BMI từ 26-29) trong thời kỳ mang thai nên tăng cân hợp lý là từ 8-11kg. Với phụ nữ béo phì (BMI trên 29), mức tăng cân hợp lý ở thai kỳ là 8kg. Khi mang thai đôi hoặc sinh ba, đây là trường hợp đặc biệt nên mức tăng cân hợp lý của bà mẹ là 15-20kg trong suốt thai kỳ.
Để giữ cân nặng phù hợp, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bà bầu cũng cần hoạt động thể chất nhẹ nhàng có lợi cho cả bản thân và thai nhi. Trên thực tế, tập thể dục giúp làm giảm đau lưng và táo bón, cũng như giữ cho bạn thân hình cân đối – điều này sẽ hữu ích khi chuyển dạ.
Tuy nhiên, để đảm bảo bạn chọn được bài tập phù hợp với nhu cầu của mình, hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ điều gì mới.
Căng thẳng khi mang thai cũng có thể có tác động tiêu cực, vì vậy, mặc dù cần theo dõi chế độ ăn uống của mình, nhưng điều quan trọng là mẹ bầu phải thư giãn và tận hưởng trải nghiệm thai kỳ càng nhiều càng tốt. Đối với các mẹ bầu, không cần thiết phải tính lượng calo một cách khắt khe mà nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với thực đơn phong phú và lành mạnh
Chớ coi thường xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục
Thông thường, chuyên gia y tế chỉ lưu tâm đến hiện tượng xuất huyết âm đạo sau quan hệ ở phụ nữ mang thai hoặc đã mãn kinh.
Tuy nhiên, không nên coi thường hiện tượng này, nhất là đối với những trường hợp xuất huyết nặng.
Theo Flo Health, xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục có thể là một phần của mãn kinh hoặc là dấu hiệu của các triệu chứng nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra do một trong những nguyên nhân: viêm cổ tử cung, chứng khô âm đạo, polyp cổ tử cung, xuất huyết tử cung thông thường hoặc ung thư.
Xuất huyết âm đạo khi quan hệ tình dục cũng có nguyên nhân tương tự. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của các triệu chứng nghiêm trọng khác như lạc nội mạc tử cung, thay đổi thuốc ngừa thai, mang thai, hậu sản.
Xuất huyết nhẹ trong thời điểm 12 tuần đầu của thai kỳ cần được lưu ý và theo dõi. Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai có thể là do trứng làm tổ vào niêm mạc tử cung chứa nhiều máu. Trong trường hợp này, xuất huyết nhẹ sau quan hệ không liên quan.
TS-BS Andrei Marhol - nguyên giảng viên cao cấp ĐH Y khoa Grodno (Belarus), hiện là bác sĩ tư vấn tại Flo Health (Anh) - cho biết sẩy thai thường xuất hiện vào tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu phụ nữ đang mang thai và có hiện tượng chảy máu kèm chuột rút, cần liên hệ ngay cơ sở y tế và thay đổi tư thế quan hệ tình dục phù hợp hơn. Sau 12 tuần, xuất huyết nhẹ sau quan hệ thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là do tử cung và cổ tử cung tăng lượng máu cung cấp cho những cơ quan này.
Ảnh minh hoạ
"Nên lưu ý tần suất thay băng vệ sinh và kiểm tra xem máu kinh có vón cục hay không. Nếu xuất huyết nhiều sau khi quan hệ tình dục không liên quan kỳ kinh nguyệt, cần liên hệ với bộ phận chăm sóc y tế càng sớm càng tốt" - TS-BS Marhol bổ sung.
Giải mã hiện tượng 'chồng lười yêu' Nếu bạn là một phụ nữ đang sống trong cuộc hôn nhân không tình dục, bạn đừng nghĩ mình đơn độc, bởi hiện tượng này không phải quá hiếm. Tất nhiên vợ chồng có nhiều cách để yêu thương nhau, nhưng tình dục vẫn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn không thể không nghĩ đến. Gần đây,...