Tảng băng rộng 113 km2 tách khỏi Greenland
Tảng băng với diện tích lớn hơn thành phố Paris vỡ ra từ sông băng Greenland khiến các nhà khoa học lo ngại.
Tảng băng rộng 113 km2 tách ra từ sông băng Spalte, một đoạn của sông băng Nioghalvfjerdsfjorden ở đông bắc Greenland, do nhiệt độ ấm lên, S cience Alert hôm nay đưa tin. “Chúng tôi thấy tốc độ mất băng của thềm băng lớn nhất còn lại ở Bắc Cực đang tăng lên”, Jason Box, giáo sư nghiên cứu sông băng tại Viện Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS), cho biết.
GEUS cũng công bố ảnh vệ tinh cho thấy phần sông băng vỡ ra. Các tảng băng vỡ ra từ sông băng là hiện tượng bình thường, nhưng chúng thường không lớn như vậy. Từ năm 1999, sông băng Nioghalvfjerdsfjorden đã mất 160 km2 băng, gấp đôi diện tích Manhattan. Tốc độ mất băng cũng tăng lên trong hai năm gần đây.
“Nếu chúng ta còn trải qua thêm những mùa hè ấm như hai năm qua, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên nhanh hơn”, Box nói. Dải băng Greenland tan chảy khiến mực nước biển tăng 1,1 cm từ năm 1992-2018, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature cuối năm ngoái. Nghiên cứu gần đây hơn của Đại học Lincoln (Anh) dự đoán, băng tan ở Greenland có thể khiến nước biển dâng 10-12 cm đến năm 2100.
Nhiệt độ trung bình tại Greenland đã tăng khoảng 3 độ C kể từ năm 1980 và dự kiến sẽ chạm mức kỷ lục trong năm nay. Sóng nhiệt trong những năm gần đây khiến băng tan nhanh hơn, theo Jenny Turton, nhà nghiên cứu tại Đại học Erlangen-Nuremberg (Đức).
“Mỗi mùa hè, nước chảy từ dải băng Greenland đến lưỡi sông băng, tạo nên các sông và hồ trên bề mặt. Mùa đông, nước đóng băng lại làm tăng thêm áp lực lên lưỡi sông băng và có thể dẫn đến những đợt băng vỡ”, Turston giải thích. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, quá trình này từng xảy ra với Zachariae, sông băng đổ sụp xuống biển năm 2015.
Video đang HOT
Bí ẩn 2 triệu năm không mưa ở thung lũng khô nhất thế giới
Suốt gần 2 triệu năm qua, thung lũng McMurdo (thuộc Peru) không hề có mưa khiến khí hậu và cảnh quan nơi đây vô cùng cằn cỗi và khắc nghiệt. Tuy nhiên, nơi đây còn chứa đựng rất nhiều điều kì diệu của thiên nhiên mà con người có thể chưa khám phá.
Quang cảnh của dãy thung lũng khô McMurdo Ảnh: Matador Network
Khi nói đến những nơi khô nhất trên trái đất, người ta thường nghĩ đến hoang mạc Atacama nằm ở phía bắc Chile hoặc một khu vực ở phía nam Peru. Lượng mưa trung bình hằng năm đo được ở những nơi này chỉ dưới 50mm. Tuy nhiên, thung lũng McMurdo nằm ở Nam Cực mới là nơi khô nhất thế giới với lượng mưa trung bình hằng năm bằng 0. Với diện tích bề mặt khoảng 4.800 km2, dãy thung lũng McMurdo chiếm khoảng 0,03% bề mặt lục địa và là khu vực không có băng lớn nhất ở cực Nam của trái đất.
Nằm dọc theo dãy Transantarctic của Nam Cực, khí hậu nơi đây khô cằn và khắc nghiệt không chỉ bởi không có mưa mà còn do tác động của gió Katabatic (hình thành do sự kết hợp giữa không khí lạnh và hình dáng lục địa rồi đổ xuống dốc cao ở tốc độ bão). Tốc độ gió Katabatic thổi xuống nơi đây lên đến khoảng 322km mỗi giờ, có thể "thổi bay" băng và tuyết của miền Nam Cực khiến địa hình nơi đây giống hệt Sao Hỏa.
Có hay không sự sống trên "Sao Hỏa của Trái Đất"?
Thuyền trưởng Scott (một chỉ huy của Hải quân Anh) và các thuyền viên của mình lần đầu tiên khám phá ra thung lũng McMurdo vào năm 1903. Ông cho rằng không có sự sống tồn tại ở một nơi khô cằn và khắc nghiệt nhất thế giới như ở đây. Hiển nhiên, không có loài động vật hoặc thực vật nào có thể sinh sống tại đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu và thám hiểm sau này cho thấy, một số loài vi khuẩn có thể sinh tồn tại môi trường khắc nghiệt này.
Nghiên cứu được công bố lần đầu tiên trong kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) cho thấy, có một quần thể vi sinh vật tồn tại trong môi trường tối, mặn và gần như đóng băng nằm dưới lớp băng dày gần 20 mét tại một trong những hồ cô lập nhất của Nam Cực, hồ Vida, thuộc thung lũng Victoria của dãy thung lũng khô McMurdo.
Phân tích địa hóa cho rằng, các phản ứng hóa học giữa nước biển và các trầm tích giàu sắt nằm phía dưới hồ đã tạo ra nitơ oxit và phân tử hydro. Một phần những chất này có thể cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì cuộc sống của vi sinh vật đa dạng trong nước biển mà không có các chất dinh dưỡng nuôi chúng đến từ thế giới bên ngoài. Phân tích mẫu nước gồm có hóa chất và vi sinh vật, các nhà khoa học khẳng định đây là hệ sinh thái của vi khuẩn tự dưỡng hiếm có dưới bề mặt sông băng.
Bí ẩn Thác Máu (Blood Falls)
Thác Máu tọa lạc tại sông băng Taylor, thuộc dãy thung lũng khô McMurdo. Nước tuôn ra từ dòng thác này mang màu "đỏ như máu" khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Thác Máu đổ vào hồ Bonney ở cực nam dãy thung lũng khô McMurdo. Tuy nhiên, bí ẩn về con thác này chỉ mới được các nhà khoa học khám phá gần đây.
Cận cảnh Thác Máu. Ảnh: Forbes.
Một nhóm các nhà khoa học từ 2 trường đại học của Mỹ, Alaska Fairbanks và Colorado đã tuyên bố giải mã được bí ẩn thác Máu. Theo đó, nước từ thác này có chứa nhiều oxit sắt (III) nên sẽ chuyển sang màu đỏ khi sắt trong nước tiếp xúc với không khí. Đó là nguyên nhân khiến nước chảy ra khỏi thác có màu đỏ.
Mạng lưới thủy văn bên dưới sông băng Taylor
Nguồn gốc của thác Máu xuất phát từ sông băng Taylor. Các nhà khoa học đã lần theo dòng nước bên dưới sông băng Taylor để tìm hiểu nguồn gốc của thác Máu. Kết quả cho thấy, mạch nước dưới sông băng trải dài từ bờ biển lên đất liền ít nhất 12km. Nước ở đây mặn gấp đôi nước biển. Phát hiện này cho thấy, thác Máu không đơn thuần là một nguồn nước đổ ra sông, nó có thể là đại diện của một mạng lưới thủy văn lớn hơn nhiều.
Nguyên nhân khiến nước bên dưới sông băng Taylor mặn hơn nước biển được các nhà khoa học giải thích theo 2 cách. Đó có thể do sự đóng băng và bốc hơi của hồ nước từng lấp đầy thung lũng hoặc nước từ đại dương có thể từng làm ngập các hẽm núi, và khi nó rút đi, để lại lượng muối lớn.
3 thung lũng của dãy thung lũng khô McMurdo
Cả 3 thung lũng này đều chạy dọc theo dãy Transantarctic và hướng ra biển Ross, bao gồm:
Thung lũng Taylor: nằm ở phía nam trong số 3 thung lũng và là nơi có sông băng Taylor và Thác Máu. Nhiệt độ trung bình nơi đây có thể đạt - 55 độ C.
Thung lũng Wright: nằm giữa 3 thung lũng và giữa sông Onyx, con sông lớn nhất Nam Cực.
Thung lũng Victoria: nằm ở phía bắc trong số 3 thung lũng và là nơi có hồ Vida, hồ lớn nhất trong dãy thung lũng khô McMurdo.
Thể tích các hồ nước từ băng tan tăng 50% trong 30 năm Theo một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA, thể tích các hồ được hình thành khi các sông băng trên toàn thế giới tan chảy do biến đổi khí hậu đã tăng 50% trong 30 năm. Tác giả chính, Phó giáo sư, nhà địa mạo Dan Shugar, Đại học Calgary, Canada cho biết trong một tuyên bố: "Chúng...