Tặng 6 thiết bị học online cho HS khó khăn xã Suối Rao
Sáng 15/10, Hội Nông dân xã Suối Rao (huyện Châu Đức) phối hợp với Ban Giám hiệu các trường tổ chức trao tặng 2 máy tính bảng và 4 điện thoại thông minh cho 6 em HS Trường TH Trần Phú và Trường THCS Nguyễn Trung Trực có hoàn cảnh khó khăn học online.
Hội Nông dân xã Suối Rao phối hợp với với Ban Giám hiệu các trường tổ chức trao tặng 2 máy tính bảng và 4 điện thoại thông minh cho HS có hoàn cảnh khó khăn học online.
Tổng kinh phí mua máy tính bảng và điện thoại hơn 13 triệu đồng do Hội Nông dân xã Suối Rao vận động.
Trước đó, Hội Nông dân xã Suối Rao cũng đã trao tặng 40 phần quà cho 40 em HS nghèo vượt khó trên địa bàn xã Suối Rao. Mỗi phần quà gồm tập và tiền mặt (trị giá 250.000 đồng/phần) nhân dịp khai giảng năm học mới 2021-2022.
Người thầy sửa điện thoại cũ tặng học trò nghèo
Trước thềm năm học mới thầy giáo Nguyễn Ngọc Dũng (42 tuổi) - giảng viên thỉnh giảng Đại học Phương Đông đã đi xin những chiếc điện thoại, laptop cũ hỏng để sửa chữa, nâng cấp tặng cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương nơi mình sinh sống.
Việc làm ý nghĩa này của thầy Dũng đã giúp nhiều học sinh không bị gián đoạn trong việc theo học chương trình online.
"Tiếp sức em thơ"
Chúng tôi tìm đến nhà thầy Dũng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) đúng vào lúc thầy đang ngồi cặm cụi sửa những chiếc điện thoại cũ. Chỉ vào đống đồ cũ, anh vui vẻ nói với chúng tôi: "Đối với nhiều người thì đây chỉ là đồ bỏ đi nhưng chỉ cần chịu khó sửa chữa, nâng cấp thì nó lại là những món đồ rất có ý nghĩa đối với những học sinh nghèo".
Video đang HOT
Sau mỗi chiếc điện thoại đều được thầy Dũng ghi số điện thoại của mình để "bảo hành".
Khi được hỏi duyên cớ nào khiến thầy Dũng nảy sinh ý tưởng nhân văn ấy thì anh cười đáp: "Sau khi tôi dự cuộc họp phụ huynh online với nhà trường (nơi con thầy Dũng đang theo học -pv) về nhiệm vụ năm học mới, tôi thấy ban giám hiệu nhà trường phản ánh là còn có những bạn không có thiết bị học trực tuyến. Về nhà tôi cứ trăn trở mãi. Tôi nghĩ dịch bệnh đã khiến các con phải chịu quá nhiều thiệt thòi vì phải học online. Nhưng nay đến cả việc học ấy nhiều con cũng không có khả năng theo được vì thiếu thiết bị. Tôi thật sự muốn làm một việc gì đó giúp các con".
Nghĩ là làm, ngay ngày hôm sau, thầy Dũng lên trang facebook cá nhân đăng status muốn xin anh em, bạn bè những chiếc điện thoại, laptop cũ để sửa chữa, nâng cấp tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn "Tiếp sức em thơ".
Thấy việc làm ý nghĩa của thầy Dũng, nhiều người đã nhắn tin, điện thoại muốn tặng thầy những thiết bị mà mình không dùng đến. "Ban đầu tôi đặt mục tiêu là kiếm đủ 20 chiếc máy để tặng cho 20 học sinh không có thiết bị học tập ở các cấp học trên địa bàn xã trước ngày khai giảng. Tôi xin cả máy tính, máy tính bảng, điện thoại, nhưng chủ yếu là xin điện thoại cũ vì nguồn cung dồi dào hơn. Hơn nữa, dù điện thoại màn hình bé nhưng tính cơ động cao. Những em ở trọ hoặc hay di chuyển theo bố mẹ mà điều kiện nhà cửa chưa có thì việc cung cấp 1 sim điện thoại dễ hơn cấp dây cáp Internet, mua tặng gói cước cũng linh hoạt hơn", thầy Dũng nói.
Để kịp tặng điện thoại cho những học sinh khó khăn trước ngày khai giảng, nhiều hôm anh phải thức đến 2-3 giờ sáng hì hục sửa chữa. Có những hôm tham gia trực chốt chống dịch tại địa phương, thầy Dũng cũng mang theo đồ nghề để tranh thủ sửa chữa, nâng cấp điện thoại. Đồng hành với thầy còn có anh Nguyễn Văn Tiến (Bí thư Chi đoàn thôn Phù Đổng 2, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Anh Tiến kể lại: "Thời điểm đó mình đang trực chốt phòng chống dịch nên anh em bàn nhau tranh thủ sửa chữa, cài đặt điện thoại mọi người gửi về để hỗ trợ các em học sinh khó khăn. Lâu nay, mình vẫn làm công việc sửa chữa điện thoại nên khi nghe kế hoạch của anh Dũng mình ủng hộ và tham gia ngay".
Trao quà từ thiện đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chia sẻ về quá trình sửa chữa điện thoại, laptop thầy Dũng nói rằng mình cũng gặp phải một số khó khăn do đa số là máy cũ, máy hỏng, thiếu linh kiện. Nhiều máy gửi đến bị rơi vỡ màn hình nên thầy Dũng phải mua màn hình thay mới. Thời điểm đó đang giãn cách xã hội nên tất cả các cửa hàng bán thiết bị điện thoại đều đóng cửa. Để có được các linh kiện cần thiết thầy Dũng đã phải nhờ người liên hệ với một vài cửa hàng.
Ngoài ra việc đi lại trong thời điểm giãn cách cũng gặp rất nhiều khó khăn. Để có tiền sửa chữa điện thoại cũ, thầy Dũng đã phải bỏ ra một số tiền mà theo thầy là "tuy không nhiều nhưng có khi cũng bằng cả tháng lương của tôi. Cũng may nhiều bạn bè thấy tôi làm việc này đã ủng hộ tiền hoặc hiện vật".
Vì không phải là dân IT nên thầy Dũng thường phải lên mạng học cách sửa chữa. Hỏng ở đâu, hỏng cái gì thầy Dũng lại mở Youtube để xem và mày mò. Thầy bảo, đợt đầu thầy nhận được 30 chiếc điện thoại cũ, nhưng vì nhiều cái hỏng quá nặng nên thầy không thể phục hồi được.
"Tôi cố gắng sửa được 20 cái đủ để trao tặng cho số học sinh thiếu thiết bị mà xã đã cung cấp số liệu trước đó. Nhưng khi Chính phủ triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em" tôi quyết định sẽ kéo dài việc làm của mình để có cơ hội giúp đỡ thêm nhiều học trò nghèo".
Thầy Dũng trao tặng điện thoại cho Trường tiểu học Phù Đổng.
Dự định của thầy Dũng là sau khi sửa chữa được thêm một số điện thoại khác thầy sẽ gửi tới Thành đoàn Hà Nội để nhờ tổ chức này chuyển đến những em học sinh đang cần thiết bị học tập online. Thầy Dũng vui vẻ khoe với chúng tôi rằng, chỉ tính riêng ngày 16-9 thầy đã xin được thêm 24 chiếc điện thoại cũ, 3 laptop, 1 máy tính bảng và một bộ máy tính cây mới. Sau khi có được số đồ đó, thầy Dũng và anh Tiến lại bắt tay vào sửa chữa để có thể gửi đến các em học sinh nghèo được sớm nhất. Bản thân thầy Dũng cũng mong muốn việc làm của mình sẽ được lan tỏa, để nhiều nơi trên cả nước sẽ có những người tình nguyện thu gom và sửa chữa những thiết bị cũ hỏng tặng các em học sinh để không đứa trẻ nào bị gián đoạn việc học tập.
Như trả nợ cuộc đời...
Trước thềm năm học mới, thầy Đới Đăng Hân - hiệu trưởng Trường Phù Đổng đã thay mặt nhà trường nhận 6 chiếc điện thoại do thầy Dũng trao tặng. Thầy Hân cho biết: "Việc làm của thầy Dũng cùng một số nhà hảo tâm đã giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể học trực tuyến như bao bạn bè khác. Đây là việc làm hết sức kịp thời và nhân văn".
Tranh thủ thời gian trực chốt chống dịch thầy Dũng mang điện thoại ra sửa.
Cùng chung niềm vui đó, cô giáo Vương Thị Quyên - Hiệu trưởng Trường tiểu học Phù Đổng cũng không giấu được sự xúc động. Cô Quyên chia sẻ rằng ngoài tặng điện thoại, thầy Dũng và một số nhà hảo tâm còn tặng tiền, thực phẩm và mua gói cước cho các em học sinh nghèo.
Để đảm bảo việc học hành của các em không bị gián đoạn vì máy móc hỏng hóc, sau mỗi chiếc điện thoại thầy Dũng đã ghi số điện thoại của mình lên đó. "Tôi làm thế là để nếu có sự cố thì phụ huynh học sinh có thể gọi ngay cho tôi để tôi đến sửa kịp thời", thầy Dũng nói.
Khi được hỏi sẽ làm việc này đến khi nào thì thầy Dũng nói rằng mình sẽ tiếp tục làm đến khi nào các em có thể trở lại trường học bình thường. Khi cùng các thầy cô đến tận nhà trao tặng điện thoại cho một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thầy Dũng đã rất xúc động trước sự cảm kích mà gia đình của những học sinh ấy dành cho mình. Thầy chia sẻ: "Hôm tôi đến trao quà cho một nữ sinh, mẹ bạn ấy khóc mãi khiến chúng tôi cũng không nói được lời nào. Được biết chị ấy làm nghề tự do, chồng chị ấy là người không được bình thường, mỗi khi anh ấy lên cơn là mấy mẹ con lại phải chạy đi lánh nạn".
Thầy Dũng đại diện nhà hảo tâm trao quà cho gia đình chị Hoa, xã Phù Đổng.
Thầy Dũng bắt đầu hành trình thiện nguyện của mình từ 6 năm trước. Trong suốt quá trình làm thiện nguyện thầy luôn được bố mẹ và vợ con ủng hộ nhiệt tình. Mỗi khi sắp xếp đồ để tặng, cả nhà thầy đều tham gia hỗ trợ. Những chuyến đi phát quà mà không quá xa, thầy thường cho con đi cùng để các con có bài học trải nghiệm về cuộc sống. "Thật sự tôi rất vui khi nhận được những sự hỗ trợ của mọi người. Ngoài việc các em học sinh nhận được niềm vui, thì tôi hiểu, những người mang cho, có khi là những nông dân, công nhân quét rác, họ chưa giàu có nhưng đã làm những việc có ích, san sẻ trong khả năng của họ để góp phần tạo nên những hành động nhân văn...", thầy Dũng tâm sự.
Nguyên do khiến thầy Dũng đến với những việc làm thiện nguyện là bởi thầy muốn trả nợ cuộc đời. Thầy bảo: "Tôi từng nhận được cơm, bỉm, sữa từ thiện trong suốt 6 tháng con tôi nằm Viện Nhi Trung ương. Nên khi con tôi qua cơn "thập tử nhất sinh" tôi quyết định sẽ tham gia hoạt động tình nguyện. Phần lớn tôi giúp trẻ em Viện K, Viện Nhi và tặng học bổng cho trẻ em nghèo quê tôi có thành tích học tập tốt".
Một lần vào dịp Tết trung thu, thầy Dũng đến Bệnh viện K trao quà cho một số bệnh nhân nhi. Lần đó thầy đã phải bật khóc bởi, chỉ mới trước đó 2 tháng, vào dịp 1-6 khi trao quà vẫn có đông đủ các bé nhưng lần này vào thầy đã không thể gặp lại vài gương mặt vì những đứa trẻ ấy đã vĩnh viễn ra đi.
Dù rất nhiệt huyết trong các hoạt động thiện nguyện nhưng sức khỏe của thầy Dũng không được tốt lắm. Tháng 2-2020 anh đã trải qua một lần "thập tử nhất sinh" do nhồi máu cơ tim và viêm tụy cấp. May mắn vượt "cửa tử", thầy Dũng lại càng khao khát làm được nhiều việc tốt hơn bao giờ hết. Để có tiền trang trải cuộc sống và làm thiện nguyện, thầy Dũng đã làm đủ mọi việc như: giảng viên thỉnh giảng, cố vấn kinh tế, marketing cho một số doanh nghiệp và cộng tác viên cho một số cơ quan báo chí.
Nhưng cũng giống như mọi gia đình khác, dịch COVID-19 ập tới, ảnh hưởng không nhỏ tới gia đình của thầy Dũng. Cha mẹ thầy tuổi đã cao, sức khỏe không tốt. Sau nhiều năm chạy chữa vô sinh, rồi nuôi con vất vả, nhiễm bệnh sởi, vợ thầy bị đau vận mạch não, sức khỏe kém, chỉ làm được những việc nhẹ nhàng.
Cũng có người ác khẩu đã nói thầy Dũng rằng "ốc còn không mang nổi mình ốc lại còn đòi mang cọc cho rêu" nhưng thầy không quan tâm đến những khen chê của thiên hạ. Thầy bảo, mình chỉ cần cố gắng làm hết sức có thể, tự thân mình thấy vui và thanh thản thế là đủ rồi.
Ấm lòng con công nhân khó khăn Sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn và các nhà hảo tâm giúp con công nhân khó khăn có thêm điều kiện học tập tại nhà Ngày 2-10, đoàn công tác Công đoàn Khu Công nghệ cao (CNC) và các KCN Đà Nẵng đã đến thăm hỏi và trao thiết bị học online cho 13 con của công nhân (CN) có hoàn...