Tăng 4 – 6 điểm sau khi chấm phúc khảo
Dù có quy định chấm kiểm tra bài thi tự luận kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng nhiều thí sinh vẫn có thể rớt oan nếu không chấm phúc khảo.
Thí sinh làm đơn phúc khảo ở một trường ĐH tại TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Từ rớt thành đậu
Nhằm tăng độ chính xác trong chấm thi và cũng để đảm bảo công bằng cho thí sinh, năm nay Bộ GD-ĐT quy định các hội đồng chấm thi ĐH, CĐ phải tổ chức chấm kiểm tra 5% bài thi tự luận. Ngay sau kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa kết thúc, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc làm thế nào để đảm bảo công bằng trong chấm thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng với quy chế cụ thể và quy trình chấm thi nghiêm ngặt, thí sinh có thể yên tâm là bài thi sẽ được chấm chính xác nhất.
Thế nhưng, kết quả phúc khảo của nhiều trường cho thấy nhiều thí sinh đã được nâng điểm, chuyển từ rớt thành đậu.
Có 135 thí sinh khối A Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội làm đơn phúc khảo bài thi môn toán. Theo kết quả công bố trên trang web của trường, trong số nhiều thí sinh được điều chỉnh điểm có không ít bài thi được tăng từ 4 – 6 điểm. Chẳng hạn thí sinh Lê Văn Chung, điểm ban đầu trường công bố môn này là 0,75 nhưng sau phúc khảo tăng lên tới 6 điểm. Trần Quốc Đạt tăng 4 điểm từ 0,75 lên 4,75; Vũ Thủy Lệ từ 2,75 lên 7,25; Nguyễn Văn Huy và Nguyễn Đình Thành từ 1 lên 4 điểm; Nguyễn Văn Khánh từ 2,25 lên 5,25; Vũ Mạnh Hưng từ 2,5 lên 4,25…
Kết quả phúc khảo Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội đăng trên trang web cũng có 3 thí sinh được điều chỉnh điểm môn toán. Trong đó đáng chú ý có 2 thí sinh trước đó bị điểm 0. Cụ thể, Đồng Quang Hưng từ 0 lên 5,75 điểm; Nguyễn Đình Tư từ 0 thành 4,25. Còn Đoàn Thị Thảo Trinh từ 0,5 lên 5.
Tương tự, điểm môn toán của thí sinh Trương Thị Quỳnh Như, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM từ 0,5 lên 6,5 sau khi phúc khảo. Tổng điểm thi của thí sinh này do vậy được nâng từ 14,5 thành 20,5. Từ rớt, thí sinh này được trường cấp giấy báo trúng tuyển.
Video đang HOT
ĐH Huế cũng có 20 thí sinh điểm bài thi tăng từ 0,25 đến 1, từ rớt thành đậu. Trong 69 thí sinh làm đơn phúc khảo bài thi khối C của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, có 4 thí sinh từ rớt thành trúng tuyển. Trong số hơn 230 thí sinh Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nộp đơn phúc khảo, gần 10 thí sinh được điều chỉnh điểm, trong số này có 4 thí sinh từ rớt thành đậu.
Ngay cả bài thi môn trắc nghiệm dù chấm bằng máy cũng có sai sót. Trong số 3 thí sinh được điều chỉnh điểm sau phúc khảo tại Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2, có một thí sinh tăng 0,5 điểm bài thi môn hóa. Theo PGS-TS Võ Xuân Lý, Phó giám đốc cơ sở 2, khi máy quét, bài thi này chỉ được 5 điểm nhưng khi chấm bằng tay được 5,5 điểm. Nguyên do thí sinh tô mờ đáp án nên máy không nhận diện được.
Chấm sót, cộng nhầm !
Hầu hết các trường đều cho rằng nguyên nhân xuất phát từ sai sót của cán bộ chấm thi.
Trên trang web, Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội thông báo nguyên nhân sai sót do cán bộ chấm thi nhập và lên điểm nhầm. ĐH Huế cũng cho rằng giám thị chấm sót, chấm quá chặt so với đáp án và cộng điểm sai. Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết lý do chủ yếu là cộng nhầm hoặc quan điểm chấm chặt – lỏng của cán bộ chấm thi. Còn theo thạc sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, nguyên nhân điều chỉnh điểm sau phúc khảo đều do lỗi cộng sót, chấm sót.
Lập tổ chấm thẩm định
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing, cho hay: “Năm nay trường chỉ có khoảng 5 – 6 thí sinh được điều chỉnh điểm sau phúc khảo. So với khoảng vài chục trường hợp của các năm trước, con số này đã giảm nhiều. Nguyên do là có vòng chấm kiểm tra”. Ông Mỵ Giang Sơn cũng nhận định: “So với năm trước, năm nay số lượng bài thi được điều chỉnh thấp hơn do có thêm vòng chấm kiểm tra”. Trong khi đó, PGS-TS Võ Xuân Lý cho rằng vòng chấm kiểm tra thực sự chưa hẳn đã tốt vì sẽ có những cán bộ chấm thi ỷ lại, dựa dẫm vào người chấm kiểm tra. Thêm nữa, chấm kiểm tra chỉ 5% bài tự luận thì không đáng kể.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Văn Ga cho biết: “Bộ cũng vừa thành lập tổ chấm thẩm định để kiểm tra lại việc chấm thi của các trường. Nếu tổ chấm thẩm định phát hiện sai sót, Bộ sẽ tiến hành xử lý nghiêm”.
Có thể chấm phúc khảo lần nữa
Một phụ huynh có con dự thi vào ngành bác sĩ răng hàm mặt Trường ĐH Y Dược (ĐH Huế) đạt 24 điểm (kể cả điểm ưu tiên), trong đó môn toán đạt 7 điểm. Phụ huynh này cho biết thí sinh là một học sinh chuyên toán, điểm môn này luôn trên 8 suốt 3 năm THPT. Đối chiếu bài làm với đáp án chính thức của Bộ GD-ĐT, thí sinh khẳng định chắc chắn đạt từ 8,5 – 9 điểm. Thí sinh đã làm đơn phúc khảo nhưng kết quả thi không thay đổi. Phụ huynh này bức xúc: “Con tôi bị tổn thương tinh thần nặng nề, không phải vì thi rớt mà cảm thấy bất công. Tôi có gọi điện đến ban tuyển sinh ĐH Huế để hỏi thì được hay ĐH này sẽ không chấm phúc khảo lần nữa”. Về việc này, ông Bùi Văn Ga cho biết: “Nếu thí sinh chưa hài lòng với kết quả phúc khảo từ phía trường, có thể làm đơn gửi Cục khảo thí (Bộ GD-ĐT) để được xem xét. Tùy tình hình, Cục này có thể yêu cầu trường chấm lại hoặc rút bài thi mang về Cục chấm”.
Theo TNO
Luyện thi trắc nghiệm kiểu...chắc trượt
Thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc bạn không phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ mà chỉ cần nắm bản chất vấn đề. Nhưng nhiều teen lại vin vào đó như lý do để "trốn" học bài.
Thi trắc nghiệm = không - học - bài
Giờ truy bài, khi bạn bè chăm chú "khảo bài" để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiếp theo thì Duy (THPT MK) thản nhiên lướt facebook. Bạn bè hỏi, cậu đáp tỉnh bơ: "Ôi, học làm chi cho vất vả, nhìn lướt qua là đủ rồi, kiểm tra trắc nghiệm chứ có phải tự luận đâu mà lo".
"Tư tưởng lớn gặp nhau" với Duy là Hưng (THPT NH). Vốn là một học sinh khá giỏi ngày cấp 2 nhưng từ khi lên cấp 3, biết thông tin kiểm tra, thi một số môn hoàn toàn bằng trắc nghiệm, Hưng thay đổi hoàn toàn cách học. "Học vế đầu thôi, vế sau thì nhìn vào đáp án trắc nghiệm rồi chọn", học làm gì cho mất thời gian".
Bên cạnh những chú "gà nòi" học giỏi đang lung lay tư tưởng là những con sâu lười thừa thế lại càng lười hơn. Nga (THPT HĐ) là một nhân nổi tiếng trong phòng thi về kỉ lục làm bài nhanh nhất phòng. Cô bạn lúc nào cũng dư dả tới 2/3 thời gian vì làm bài theo kiểu "ngẫu hứng": Hôm nay Nga khoanh theo kiểu zíc zắc thì mai sẽ đổi sang kiểu ngôi sao, đường chéo. Thậm chí cô bạn còn mang theo cả máy tính để... tính nhẩm chọn đáp án. Bạn bè chỉ còn biết lắc đầu chào thua.
Ảnh minh họa
Chỉ học vẹt theo sách tham khảo
Phùng Huyền (THPT ST) là một nhân cực chăm chỉ trong khoản đi lùng sách. Tất tần tật những loại sách trắc nghiệm trên thị trường đều được cô nàng rinh về nhà mình, chất đầy lên kệ sách. Giờ ra chơi, Huyền ôm khư khư sách trắc nghiệm và cây bút chì, để... học thuộc lòng.
Có khi làm bài kiểm tra, mới đọc lướt được vài từ, Huyền đã nhắm mắt chọn ngay đáp án A vì "nhớ đã làm rồi". Học vẹt đáp án nên chỉ sau buổi kiểm tra, kiến thức của Huyền cùng theo gió bay xa. Còn điểm kiểm tra cứ lẹt đẹt rồi giảm dần.
Trắc nghiệm, càng phải học kĩ
Theo cô Quyên (THPT HD) thì "Học kỹ lý thuyết và bài tập, các em mới có thể trả lời nhanh và có nhiều thời gian cho phần bài tập hơn".
Thuận lợi cho teen thi trắc nghiệm là phần bài tập đơn giản, không hóc búa như đề thi tự luận. Vì vậy, học kĩ lý thuyết là một chuyện, còn phải làm thật nhiều bài tập, như vậy sẽ giúp teen rèn luyện phản xạ và "nhanh nhạy" hơn khi làm bài.
Nói về kiểu học chỉ ôn theo sách luyện thi trắc nghiệm, cô Ngọc (THPT XM) nhấn mạnh: "Dạng sách đó chỉ dùng để tham khảo theo kiểu "đốt cháy giai đoạn" - học thuộc lòng theo đáp án trong sách mà bỏ lửng kiến thức chính trên lớp thì tốn thời gian mà không hiệu quả".
Theo Đất việt
Phúc khảo, nhiều thí sinh rớt thành đậu Chỉ cần thêm 0,25 điểm, không ít thí sinh đã từ rớt thành đậu ĐH. Thế mà có rất nhiều bài thi của thí sinh sau khi được phúc khảo đã chênh lệch so với trước đó đến vài ba điểm. Thậm chí có trường hợp chênh lệch lên đến gần 6 điểm... Ngày 5/9, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố...