Tặng 31.000 đầu sách, tạp chí cho học sinh
Học sinh của 94 trường tiểu học tại Bến Tre được tặng 31.000 đầu sách, tạp chí chọn lọc trong và ngoài nước.
Lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở GD-ĐT Bến Tre đại diện nhận 31.000 đầu sách từ Dự án “Sách dành cho học sinh tiểu học”. – ẢNH: BẮC BÌNH
Ngày 7.10, dự án “Trao tặng sách hay cho học sinh tiểu học tỉnh Bến Tre” do Công ty CP Betrimet (Bến Tre) phối hợp với Sở GD-ĐT, Tỉnh Đoàn Bến Tre, Ban Dự án sách dành cho học sinh tiểu học, Hội xuất bản Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại tỉnh Bến Tre.
Ông Bùi Minh Nhựt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bến Tre, cho biết thông qua Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Sở GD-ĐT Bến Tre đã tiếp nhận 31.000 đầu sách từ dự án “Trao tặng sách hay cho học sinh tiểu học tỉnh Bến Tre”. Trong năm học năm 2019 – 2020, hệ thống giáo dục, các cấp đoàn, hội, đội của tỉnh Bến Tre sẽ mang số lượng sách này trao tặng đến 94 trường tiểu học ở 4 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú và Giồng Trôm. Đây là dự án hướng đến việc tăng cường, phát huy vai trò của thư viện, tạo ra một cách tiếp cận và khai thác thư viện mới, thu hút hơn, tiện lợi hơn cho các em học sinh.
Video đang HOT
Hơn 300 cán bộ, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến dự Lễ công bố trao tặng sách cho học sinh
Theo ông Thái Văn Chuyện, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Betrimex, dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” được bà Hoàng Thị Diệu Hiền, cựu giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) khởi xướng vào tháng 10.2016. Trong chuỗi hoạt động này, Betrimex sẽ tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cho các cán bộ thư viện các trường về phương pháp và kỹ năng truyền cảm hứng đọc sách cho các em, tổ chức các cuộc thi viết cảm nhận về những quyển sách hay,…
Theo Thanh niên
Hiệu quả thư viện trường học
Nhằm xây dựng văn hóa đọc cho học sinh, những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư, đổi mới thư viện trường, giúp học sinh (HS) hình thành thói quen đọc sách, kỹ năng học tập suốt đời.
Thư viện Trường Tiểu học Đông Cương (TP Thanh Hóa) thu hút nhiều học sinh.
Ở Trường Tiểu học Đông Cương (TP Thanh Hóa), đọc sách trở thành một hoạt động không thể thiếu trong mỗi giờ ra chơi hay đầu giờ và cuối giờ học của HS. Hình ảnh những cô bé, cậu bé ngồi tụm năm, tụm ba trong thư viện hay dưới mỗi gốc cây đọc sách đã trở thành nét đẹp riêng của ngôi trường này. Học tập tại trường được 2 năm, em Nguyễn Thảo My luôn chọn điểm đến là thư viện mỗi giờ ra chơi và sau mỗi giờ học. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm và cô thủ thư, em tự chọn cho mình những cuốn truyện tranh lý thú, bổ ích. Qua những câu chuyện trong sách, em học được nhiều điều hay và những đức tính tốt đẹp. Còn em Trần Trung Đức, lớp 5 khoe: Em đã đọc sách từ năm học lớp 2 và hằng ngày đến giờ ra chơi em lại lên thư viện để đọc sách, những quyển sách hay, thú vị em sẽ mượn về nhà để đọc kỹ hơn.
Thư viện Trường Tiểu học Đông Cương đã được nhà trường quan tâm đầu tư xây dựng khang trang đồng bộ, kết hợp giữa mô hình thư viện truyền thống và thư viện xanh với hơn 2.900 đầu sách và hơn 33.000 bản sách thuộc các thể loại như: Sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách khoa học, truyện tranh... Thư viện được hình thành trong khuôn viên trường với gần 500m2; không gian thư viện gần gũi với thiên nhiên, rộng rãi, thoáng mát. Những bộ bàn ghế, xích đu và từng góc đọc được trang trí bắt mắt, hấp dẫn để HS có thể thoải mái đọc sách. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hòa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mô hình thư viện xanh được nhà trường xây dựng từ năm học 2016-2017. Nhà trường đã vận động các em HS tham gia xây dựng thư viện với tinh thần "mỗi người một cuốn sách để có triệu cuốn sách". Đồng thời đề ra các nội quy của thư viện, phân công lịch đọc cho các lớp; sắp xếp sách theo trình độ học, nội dung để các em dễ tìm đọc. Đặc biệt, công tác quản lý sách được nhà trường kết hợp linh hoạt giữa cô thủ thư và nhóm HS cộng tác viên của thư viện. Với sự đầu tư nâng cấp thư viện, lượng HS đến đọc sách ngày càng tăng cao.
Xác định khơi dậy và bồi đắp niềm ham thích đọc sách cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, Trường Tiểu học Hà Ninh (xã Hà Ninh, Hà Trung) cũng đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong hoạt động của thư viện trường. Thư viện trường được trang trí bắt mắt, có bàn ghế để phục vụ nhu cầu đọc tại chỗ của các em HS. Cô giáo Vũ Thị Oanh, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thư viện trường hiện có 2.000 bản sách. Hằng năm, trường thường cân đối ngân sách để mua bổ sung sách hay, mới, đồng thời huy động sách trong HS. Như năm 2018, trường đã huy động được hơn 200 cuốn sách từ các em HS. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, kho sách, ban giám hiệu nhà trường đã phân công lịch đọc sách cho các lớp; đưa hoạt động đọc sách tại thư viện vào hoạt động ngoại khóa của các lớp; giao giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng, hướng dẫn các em đọc sách nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn sách, truyện tại lớp cũng như ở nhà. Ngoài ra, vào Ngày sách Việt Nam, nhà trường đều tổ chức chương trình trưng bày, giới thiệu về sách cho các em HS thông qua việc thi thuyết trình, sáng tạo mô hình, diễn kịch... về sách giữa các lớp, khối.
Có thể khẳng định, thư viện của các trường học đã tạo được thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc cho HS, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhận thức được tầm quan trọng của thư viện trường học, trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo, Thư viện tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thư viện trong trường học; tăng cường trao đổi, luân chuyển sách cho các thư viện nhà trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động trưng bày, kể chuyện sách giữa các trường; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho giáo viên, HS về vai trò của thư viện và việc đọc sách góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách trong HS và giáo viên ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh có 100% các trường xây dựng thư viện, trong đó có khoảng trên 60% tổng số thư viện trường học đạt chuẩn. Tuy nhiên một số thư viện trường học chưa thu hút được giáo viên và HS yêu thích và tích cực tham gia đọc sách. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất thiếu thốn, đặc biệt là các loại sách tham khảo, sách nâng cao xuất bản mới hạn chế. Đội ngũ thủ thư phần lớn là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách nên việc đầu tư, quan tâm đến hoạt động của thư viện còn có mức độ, chất lượng hiệu quả không cao.
Đọc sách là một thói quen rất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với HS. Việc tạo cho HS có thói quen, ý thức đọc sách là rất cần thiết trong các nhà trường, do đó, các trường cần quan tâm đầu tư xây dựng thư viện, luôn đổi mới, chủ động tổ chức nhiều hoạt động phong phú gắn với thư viện và hoạt động đọc của HS, góp phần khơi dậy đam mê đọc sách, thói quen đọc sách, giúp các em tích lũy tri thức, kỹ năng sống
Bài Và Ảnh: Thùy Linh
Theo baothanhhoa
Thư viện như cái kho chứa sách: Nói 'dẹp bỏ' là... cực đoan Nhiều giáo viên cho rằng, cách sử dụng, khai thác thư viện trường học hiện nay chưa hiệu quả nên không thấy vai trò trong việc học. Tuy nhiên, dù hoạt động chưa hiệu quả mà nói dẹp bỏ là quá cực đoan. Thư viện trường học có nên được xã hội hóa? Dẹp bỏ là quá cực đoan Cô Nguyễn Thị Huyền...