Tân Tổng thống Joe Biden vẫn ‘chần chừ’ việc Mỹ tham dự Olympic
Tân Tổng thống Joe Biden hôm 7.2 cho biết vẫn còn phải xem liệu Mỹ có cử đội tham dự Olympic Tokyo 2020 (vốn đã bị hoãn lại đến tháng 7 năm nay) hay không.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa dám chắc nước này sẽ cử đội dự Olympic tại Nhật Bản năm nay . Ảnh AFP
Chính phủ Nhật Bản, các nhà tổ chức và quan chức Olympic đều khẳng định Olympic sẽ diễn ra vào mùa hè này (từ ngày 23.7 đến ngày 8.8) và các biện pháp đối phó với dịch Covid-19 trên diện rộng sẽ đảm bảo sự kiện diễn ra an toàn. Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn giữa hiệp Super Bowl với Westwood One về việc liệu có nghĩ Olympic năm nay sẽ diễn ra hay không, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết bất kỳ quyết định nào “phải dựa trên cơ sở khoa học”.
Số phận của Olympic Tokyo năm nay vẫn chưa thể đoán được . Ảnh AFP
“Tôi hy vọng chúng tôi có thể tranh tài, tôi hy vọng điều đó có thể xảy ra, nhưng điều đó vẫn còn phải xem”, ông Biden nói và nhấn mạnh rằng Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã “làm việc rất quyết tâm để có thể tổ chức sự kiện một cách an toàn”.
Video đang HOT
Tân Tổng thống Mỹ cũng đề cập đến chủ đề về sự đa dạng thể thao, vào thời điểm mà các đội bóng của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (NFL) phải đối mặt với cáo buộc phân biệt chủng tộc có hệ thống vì họ đã không thăng chức các HLV nhóm “thiểu số” lên các vai trò cấp cao.
Theo các cuộc khảo sát, đa số người dân Nhật Bản muốn Olympic năm nay hoãn hoặc hủy . Ảnh AFP
Khi được người dẫn chương trình hỏi liệu có lời khuyên nào cho NFL sắp tới không, ông Biden nói rằng các đội phải “nhìn rộng ra và xem xét, có rất nhiều huấn luyện viên người Mỹ gốc Phi có trình độ đáng kinh ngạc”. “Tôi không hiểu tại sao họ không thể tìm thấy khi có quá nhiều huấn luyện viên người Mỹ gốc Phi đủ tiêu chuẩn theo quan điểm của tôi”, ông Biden cho biết thêm.
Trước đó, ông Haruyuki Takahashi, thành viên ban điều hành ban tổ chức Olympic của Nhật Bản, cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối phó với một tình huống khó khăn với đại dịch Covid-19, nhưng “nếu ông ấy đưa ra tuyên bố tích cực về việc Olympic sắp diễn ra, chúng tôi sẽ có được động lực mạnh mẽ”.
Lãnh đạo Olympics Tokyo 2020 xin lỗi vì chê phụ nữ 'nói nhiều'
Yoshiro Mori, chủ tịch uỷ ban tổ chức Olympics Tokyo 2020, xin lỗi nhưng không từ chức sau khi chê phụ nữ ở các tổ chức thể thao "nói nhiều".
Ông Mori, 83 tuổi, cựu thủ tướng Nhật Bản nổi tiếng với nhiều phát ngôn gây tranh cãi, nói tại một cuộc họp của Uỷ ban Olympic Nhật Bản (JOC) tuần này rằng các cuộc họp có nhiều phụ nữ tham dự thường bị kéo dài vì họ nói quá nhiều.
"Phụ nữ có xu hướng ganh đua rất mạnh. Nếu một phụ nữ giơ tay xin phát biểu, tất cả những người khác cũng cảm thấy cần phải nói. Mọi người cuối cùng phải nói điều gì đó", ông Mori nhắc đến thời gian làm chủ tịch Liên đoàn Bóng bầu dục Nhật Bản. "Nếu tôi nói quá nhiều, các tờ báo sẽ viết rằng tôi nói những điều tồi tệ, nhưng tôi đã nghe ai đó nói rằng nếu chúng ta tăng số lượng thành viên nữ trong uỷ ban, chúng ta sẽ phải điều chỉnh thời gian nói, nếu không sẽ không bao giờ có thể kết thúc cuộc họp. Tôi sẽ không nói ai nói câu đó. Chúng ta đang có khoảng 7 phụ nữ ở ủy ban tổ chức nhưng mọi người đều hiểu vị trí của họ".
Yoshiro Mori, chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympics Tokyo 2020, phát biểu tại sân vận động Tokyo hồi tháng 7/2019. Ảnh: AFP .
Tại một cuộc họp báo được sắp xếp vội vàng hôm nay, ông Mori tỏ ra "vô cùng hối hận", thừa nhận những phát ngôn trên là "không thích hợp" và trái với tinh thần Olympic. Tuy nhiên, ông sẽ không từ chức.
"Tôi không nghĩ đến việc từ chức. Tôi đã làm việc chăm chỉ và cống hiến cho Olympics Tokyo suốt 7 năm".
Khi được hỏi tại sao lại chê phụ nữ nói quá nhiều tại các cuộc họp, ông đáp: "Tôi không nói chuyện với phụ nữ nhiều những ngày này, vì thế tôi không biết".
Truyền thông Nhật Bản cho hay nhiều người tham dự cuộc họp trực tuyến của JOC đã bật cười trước phát ngôn của ông Mori, tuy nhiên các nữ chính trị gia và nhà quản lý thể thao bày tỏ phẫn nộ. "Mori, hãy từ chức" đang là từ khoá phổ biến trên Twitter ở Nhật Bản.
"Bình luận của ông ấy đi ngược với tinh thần của Olympics là lên án sự phân biệt đối xử và kêu gọi xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết và công bằng", Renho, một nghị sĩ đối lập nổi bật, viết trên Twitter.
Kaori Yamaguchi, một thành viên lãnh đạo trong JOC, người vận động tăng số nữ giới trong các uỷ ban thể thao Nhật Bản, cáo buộc ông Mori gây ảnh hưởng thông điệp của Thế vận hội Tokyo.
"Bình đẳng giới và sự cân nhắc với người khuyết tật đã được đề cập tới trong Thế vận hội Tokyo", bà nói. "Thật không hay khi chủ tịch uỷ ban tổ chức lại có phát ngôn như thế.
Ông Mori trước đó đã xin lỗi về những phát ngôn "bất cẩn" trong một cuộc phỏng vấn nhưng khẳng định mình không có ý xem thường phụ nữ. Ông nói mình đã bị vợ, con gái và cháu gái ở nhà "mắng mỏ".
"Tối qua vợ tôi đã nổi giận với tôi", ông kể. "Bà ấy bảo 'ông lại đi nói những điều ngu ngốc, ông biến thành một kẻ thù của phụ nữ và tôi là người phải chịu đựng' ".
Nhật Bản liên tục bị xếp hạng thấp về bình đẳng giới trên toàn cầu, đứng thứ 121 trong số 153 quốc gia, theo báo cáo về bình đẳng giới 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
JOC đang nỗ lực cải thiện sự hiện diện của nữ giới bằng cách tăng gấp đôi tỷ lệ phụ nữ trong ban điều hành 25 thành viên lên 40%. Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết ông không rõ về phát ngôn của Mori nhưng chính phủ cam kết thực hiện bình đẳng giới và cân nhắc tăng vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong thể thao.
Nhật Bản có thể thiệt hại gần 23,5 tỷ USD nếu Olympic không có khán giả Việc tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo mà không cho phép khán giả tới xem có thể sẽ gây thiệt hại tới 2.413,3 tỷ yen (gần 23,5 tỷ USD) cho Nhật Bản. Biểu tượng ngọn đuốc Olympic Tokyo 2020 được trưng bày tại khu công viên thủy sinh Aquamarine Fukushima ở Iwaki, tỉnh Fukushima ngày 25/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại...