Tàn tích của vương quốc bí ẩn Guge ở Tây Tạng
Vương quốc Guge thịnh vượng được xây dựng từ thế kỷ 10 và biến mất bí ẩn vào thế kỷ 17, để lại những tàn tích có giá trị lớn về văn hóa, nghệ thuật.
Tàn tích của vương quốc Guge nằm trên một ngọn núi ở làng Zhabran, thuộc khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.
Vào thế kỷ 9, vương quốc Tubo tan rã sau khi Lang Dharma bị ám sát.Jide Nyimagon, cháu nội của Lang Dharma đến Ngari và thành lập vương quốc Guge. Những người con trai của Jide Nyimagon và hậu duệ của họ sau này đã thành lập 3 chế độ: Guge, Ladakh và Burang.Vào thời hưng thịnh nhất, chế độ này không chỉ cai quản toàn bộ Ngari, mà còn mở rộng đến Kashmir và Pakistan ngày nay.
Sau 700 năm tồn tại, vương quốc Guge tàn lụi vào năm 1635, hơn 100.000 người đột ngột biến mất mà không để lại dấu vết. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về sự kiện này.Trong đó, quan điểm nhận được nhiều ý kiến đồng tình nhất đó là vào năm 1635 chiến tranh nổ ra, chế độ Ladakh đã chiếm đóng và phá hủy vương quốc Guge. Vị vua cuối cùng của Guge và các thành viên trong gia đình đã bị bắt và đưa đi.
Hiện nay, những tàn tích còn lại của cung điện Guge vẫn khiến du khách ngỡ ngàng. Cung điện kiểu lâu đài được xây dựng dọc theo ngọn núi.Bên trong cung điện, những đường hầm dưới lòng đất dẫn đến nhiều hướng khác nhau. Khu di tích này chiếm diện tích 720.000 m2, bao gồm 445 phòng, 879 hang động, 4 đường hầm bí mật và 28 ngôi chùa Phật giáo.Ảnh:Tân Hoa Xã.
Bao quanh khu tàn tích là tường thành với pháo đài ở 4 góc. Sau gần 400 năm bị phá hủy, những di tích còn tồn tại mang giá trị lịch sử và nghệ thuật của Guge có thể kể đến như Mandala Hall, Gongkang, tu viện Đỏ, tu viện Trắng, tu viện Samsara, Zhoimalhakang hay tường đá điêu khắc, tranh tường, các di vật cổ và xác ướp…
Xung quanh khu vực tàn tích, người ta tìm thấy các di vật như dụng cụ sản xuất, quần áo, đồ trang trí, lá chắn và mũi tên. Chúng được bảo quản rất tốt trong không khí lạnh và khô của cao nguyên. Bên trong nhiều hang động, người ta thấy những xác không đầu đã trở thành xác ướp. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện xác một bé gái được chôn trong tường, hiện được đặt tại bảo tàng khu tự trị Tây Tạng. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học Trung Quốc bắt gặp hình thức mai táng này.
Đá khắclà một trong những kho báu quý giá của vương quốc Guge.Bức tường thành gồm 4.502 phiến đá bầu dục điêu khắc hình ảnh và chữ Tây Tạng. Sau nhiều thế kỷ, hầu hết hình ảnh và chữ viết đã bị mờ hoặc phá hủy, nhưng vẫn giữ được nét nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc.
Video đang HOT
Những bức tranh tường hàng trăm năm tuổi là kiệt tác của nghệ thuật Guge. Nội dung của chúng là mô tả về các câu chuyện Phật giáo, huyền thoại cũng như cuộc sống của người dân hay những nét văn hóa và phong tục khác nhau của vương quốc.
Cuộc sống bí ẩn ở 'vương quốc bị lãng quên' trên dãy Himalaya
Mustang nằm ở phía tây bắc của Nepal, giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc, ở độ cao trung bình 4.000m.
Nằm khuất xa trên dãy Himalaya, bao quanh là những ngọn núi cao trên 8.000m, vương quốc Lo xưa cũ sở hữu những khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.
Mustang nằm ở phía tây bắc - vùng xa xôi và hẻo lánh nhất của Nepal, giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Nằm khuất xa trên dãy Himalaya, bao quanh là những ngọn núi cao trên 8.000m, vương quốc Lo xưa cũ sở hữu những khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.
Từng là một vương quốc Phật giáo độc lập, Mustang sáp nhập vào Nepal cuối thế kỷ 18, nhưng đến năm 1950 mới thực sự từ bỏ quyền độc lập.
Ở vị trí hiểm trở nên hàng ngàn năm nay, Mustang cách biệt với thế giới và gần như bị quên lãng cho đến khi được các nhà thám hiểm "tái phát hiện" vào năm 1981. Mustang có nghĩa là "đồng bằng phì nhiêu", đây là mảnh đất của những nền văn hóa cổ xưa với những cảnh sắc kỳ thú, tuyệt đẹp. Đến nay, Mustang luôn luôn là vùng đất bí ẩn đầy hấp dẫn với mọi du khách trên thế giới.
Mustang có thể chia ra 2 vùng khí hậu và cảnh quan tự nhiên: Vùng Hạ (Lower Mustang) có nhiều mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu và vùng Thượng (Uper Mustang) kéo dài đến biên giới Tây Tạng (Trung Quốc) với địa hình đa số là cao nguyên đầy sỏi đá.
Khám phá vùng Hạ Mustang (Lower Mustang) với những mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ
Cảnh trên đường đi từ Muktinath tới Kagebi thuộc vùng Hạ
Cánh đồng lúa tuyệt đẹp nằm giữa các dãy núi ở kagbeni thuộc vùng hạ Mustang
Những cánh đồng lúa trong nắng sớm ở Kagbeni
Người đàn ông dắt bò ở Shija jhong cave
Quang cảnh núi tuyết nhìn từ Shija jhong cave
Những ngôi nhà còn nguyên nét kiến trúc Tây Tạng từ ngoại thất đến nội thất
Cảnh núi tuyết nhìn từ làng Chhoser
Bé gái ở Kagbeni
Các ngôi nhà ở đây được xây sát vào nhau để bảo vệ người dân khỏi những cơn gió mạnh thổi vào mỗi buổi chiều.
Làng Gyakar - Upper Mustang được bao quanh với những ngọn núi đầy sỏi đá.
Một con đường ở Upper Mustang chỉ có ngựa và người đi bộ mới có thể chinh phục.
Cung điện thuộc sở hữu của một người con vua ở Lo Manthang, kinh đô cổ của vương quốc Lo xưa.
Cuộc sống yên bình ở Lo Manthang. Ngày nay, chính phủ Nepal vẫn hạn chế khách du lịch với mục đích gìn giữ văn hóa, lối sống bản địa khỏi ảnh hưởng của thế giới hiện đại.
Người dân ở Lo Manthang sử dụng nguồn nước tự nhiên chảy từ trên núi làm nước sinh hoạt hàng ngày.
Cậu bé là học viên Học viện Phật giáo ở Lo Manthang
Chày cối được làm bằng đá tự nhiên âm xuống đất ở Lo Manthang.
Trekker (người tham gia hoạt động dã ngoại) nghỉ trưa tại một nhà hàng ở Ghiling.
Một chàng trai dắt ngựa ở thung lũng sông Kali Gandaki. Trong quá khứ nó là tuyến đường quan trọng trong việc buôn bán muối giữa Tây Tạng và Ấn Độ.
Cát bụi do gió mạnh tạo nên ở Upper Mustang.
Upper Mustang kéo dài đến biên giới Tây Tạng với địa hình đa số là núi đá.
Lê Tuấn Anh hiện là kiến trúc sư đang làm việc tại một tập đoàn lớn. Ngoài công việc hàng ngày anh có niềm đam mê du lịch mạo hiểm và nhiếp ảnh. Bộ ảnh và video trên được Lê Tuấn Anh thực hiện trong chuyến đi Nepal cùng 2 người bạn kéo dài 3 tuần vào tháng 11/2017 vừa qua. Vùng Thượng Mustang (Uper Mustang) là vùng cao nhất đất nước Nepal và cũng là nơi khó chinh phục nhất do địa hình hiểm trở và phải mất phí 500 USD cho 10 ngày/người, quá hạn, mỗi người phải đóng 50 USD/ngày. Anh cho biết rất ít người Việt Nam đã đến được đây.
Ảnh: Người dân kéo nhau đi lễ rằm tháng Giêng ở ngôi miếu 'bí ẩn' giữa biển Ngày rằm tháng Giêng, rất đông người dân và du khách ra miếu Hòn Bà (mũi Nghinh Phong, Bãi Sau, TP Vũng Tàu) thắp hương, cầu an. Nghi nhận của PV , trong ngày rằm tháng Giêng, hàng nghìn người dân và du khách ra miếu Hòn Bà (mũi Nghinh Phong, Bãi Sau, TP Vũng Tàu) thắp hương, cầu an. Người dân viếng...