Tận thu sách giáo khoa
Chủ trương của ngành giáo dục là giảm tải nhưng thực tế học sinh phải mua hàng chục đầu sách của NXB Giáo dục theo hệ thống phát hành của nhà trường
Ngoài bộ sách giáo khoa (SGK) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành, học sinh Hà Nội còn phải mua các sách bài tập, sách “Giáo dục nếp sống văn minh” dành cho học sinh Hà Nội, “Giáo dục an toàn giao thông”, “Hướng dẫn tin học lớp 4″ và “Bài tập tin học lớp 4″ của dự án mô hình trường học mới (VNEN)…
Tiểu học dùng đến… 25 cuốn sách
Một bà mẹ có con đang học lớp 4 tại một trường tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho hay thật sự bất ngờ khi bộ sách của con có tới 25 đầu sách. “Nhìn số lượng sách của con mà tôi thực sự choáng váng. Hồi tháng 4-2018, khi nhà trường đề nghị phụ huynh mua sách SGK cho học sinh, tôi đăng ký ngay vì như vậy tiện cho cả phụ huynh lẫn nhà trường. Tuy nhiên, tôi không thể ngờ số lượng sách quá nhiều như vậy. Giá bộ SGK của Bộ GD-ĐT chỉ hơn 70.000 đồng nhưng bộ sách con tôi mua ở trường lên tới 345.000 đồng, chưa kể bộ đồ dùng học toán, kỹ thuật nữa” – bà mẹ này cho biết.
Hàng loạt cuốn sách học sinh phải mua thêm trong chương trình lớp 4
Phụ huynh cũng băn khoăn trong khi Bộ GD-ĐT luôn chủ trương giảm tải thì nhà trường lại đưa ra quá nhiều đầu sách. Riêng môn toán, ngoài SGK còn thêm 2 cuốn vở bài tập toán có nội dung tương tự, cùng của NXB Giáo dục phát hành, trong khi đó đã có cuốn “Cùng em học toán” mà học sinh dùng để học buổi 2 ở trường. “Tôi để ý các năm học trước thì thấy bài học trên lớp các con ghi vào vở, hầu như vở bài tập bỏ không dùng nhưng năm nào cũng phải mua vở này. Việc này không chỉ tốn kém mà còn vất vả cho học sinh vì hằng ngày các con phải mang sách vở đi – về rất nặng” – bà mẹ này phản ánh.
Không chỉ phải mua các sách bài tập gần như không dùng đến, phụ huynh còn phàn nàn vì trong danh mục sách của trường còn có thêm 2 cuốn hướng dẫn tin học của dự án mô hình trường học mới (VNEN) với giá 55.000 đồng, gần bằng giá cả bộ SGK và còn phải mua các cuốn giáo dục nếp sống văn minh dành cho học sinh Hà Nội, giáo dục an toàn giao thông…
Video đang HOT
Bị ép phải mua?
Sách mà học sinh phải mua thêm này đều được phát hành qua hệ thống nhà trường. Lãnh đạo một trường tiểu học của quận Cầu Giấy cho biết các trường trong quận đều đăng ký mua SGK của học sinh với phòng GD-ĐT quận. “Chúng tôi gửi danh mục sách mà phòng đưa ra về các tổ để giáo viên các khối chọn cuốn nào phù hợp chứ không phải hoàn toàn theo danh mục của phòng” – lãnh đạo này chia sẻ.
Hiệu phó một trường tiểu học tại quận Đống Đa, TP Hà Nội cũng cho biết để thuận tiện cho các phụ huynh, nhà trường khuyến khích phụ huynh đăng ký mua SGK tại trường. “Tuy nhiên chúng tôi chỉ đưa ra danh mục SGK, không có sách bài tập, sách tham khảo” – hiệu phó này nói.
Một chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản cho hay các NXB liên quan đến lĩnh vực giáo dục thường có quan hệ rất tốt với các phòng GD-ĐT. Nhờ có mối quan hệ này mà sách thông qua các phòng GD-ĐT được đưa về các trường học mà nhiều khi các trường không muốn làm theo cũng không được. Hoa hồng bán SGK vào nhà trường bao nhiêu thì không phải ai cũng rõ nhưng theo tiết lộ của chủ một nhà sách, chiết khấu hoa hồng bán SGK của NXB Giáo dục cho các nhà sách ở Hà Nội là 7%-9%, sách tham khảo là từ 20%-25% trở lên.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội từng làm việc với Sở GD-ĐT Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in và phát hành SGK phổ thông giai đoạn 2012-2017. Trước băn khoăn liệu có tình trạng ép buộc cơ sở, học sinh, phụ huynh mua SGK hay không, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, khẳng định việc phát hành sách tại các nhà trường được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, giá bán công khai, sở không có bất cứ hình thức ép buộc nào (!?).
Học sinh tại TP HCM phải mua thêm sách mới
Trong buổi họp phụ huynh ngày 8-9, nhiều phụ huynh ở một trường tiểu học tại quận 7, TP HCM “té ngửa” khi nhà trường thông tin học sinh phải mua thêm 4 cuốn sách. Đó là sách “Luyện tập tin học” (2 tập), sách “Học mỹ thuật” (2 tập). Các sách này đều do NXB Giáo dục biên soạn, phát hành. Điều đáng nói là trong khi SGK hiện hành giá chỉ 2.500-10.000/cuốn thì những cuốn sách phải bổ sung này giá từ 20.000-30.000 đồng/cuốn. Theo lý giải của một số giáo viên thì đây là sách để chuẩn bị cho chương trình phổ thông mới.
Một phụ huynh tại quận Bình Thạnh cho biết khi đăng ký mua SGK tại trường thì đăng ký trọn bộ gồm 4 cuốn sách trên. Chị M.K, một phụ huynh tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) cũng cho biết con học sách này từ năm lớp 1, nằm trong chương trình chính khóa.
Nhiều phụ huynh không hiểu vì sao trong chương trình hiện hành đã có những cuốn sách liên quan đến những môn học này rồi mà giờ lại phải bổ sung, trong khi đây không phải là những môn chính trong trường tiểu học.
G.Thùy – Đ.Trinh
Bài và ảnh: Yến Anh
Theo nld.com.vn
Vì sao sách Tiếng Việt 1 công nghệ bỗng dưng 'dậy sóng'?
Câu chuyện tài liệu Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc ại đã được áp dụng vào dạy học từ 40 năm nay, đầu năm học 2018-2019 bỗng gây hoang mang trong dư luận nhiều ngày vì phương pháp dạy học được cho là lạ. Các chuyên gia cho rằng, sự việc ban đầu có thể vô tình nhưng sau đó đã bị lợi dụng đẩy sự việc đi xa hơn.
Ảnh minh họa
TS Trần Thành Nam, giảng viên Học viện giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, trong gia đình, có nhiều người được học phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại. Kết quả, các học sinh đó đều ra trường đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thậm chí viết câu rất tốt. "Vì thế chuyện tranh cãi về phương pháp giáo dục của sách Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1- CNGD) những ngày qua là không công bằng cho GS", anh Nam nói.
TS Đinh Thị Kim Thoa, Chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm cho rằng, lâu nay nhiều người tranh cãi trên mạng xã hội về phương pháp dạy học của GS Hồ Ngọc Đại là không đáng. Bởi lẽ, đây là sản phẩm đã được Hội đồng quốc gia thẩm định, Bộ GD&ĐT cho phép được lưu hành. Trong gia đình chị, đã trải qua hai thế hệ học phương pháp này cho kết quả rất tốt.
Theo TS Thoa, hiện nay, có nhiều cách, nhiều con đường nếu ai cảm thấy phù hợp thì lựa chọn, đây đâu phải là phương án duy nhất. Đó cũng là cách làm trong tương lai, khi có nhiều bộ SGK. Cách một số phụ huynh a dua, chửi bới vô văn hóa trên mạng như hiện nay sẽ rất phản giáo dục. Nếu con cháu ở nhà nghe bố mẹ chửi thầy cô thì đến lớp học sinh khó có thể ngồi nghe thầy cô
giảng bài.
TS Thoa cũng cho rằng, sắp tới, khi có chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, nếu không có phương pháp truyền thông, quản lý sẽ rất rắc rối. "Ví như, sách Tiếng Việt 1- CNGD của GS Hồ Ngọc Đại đã dạy học 40 năm, nay bỗng dưng bị lôi ra mổ xẻ, lại vào thời điểm nhạy cảm nên khó tránh khỏi những nghi ngờ, đồn đoán. Cũng có thể, clip ban đầu là một sự vô tình nhưng đã có người lợi dụng chuyện đó để đẩy sự việc đi xa hơn", TS Thoa nói.
Lo ngại chiêu trò
Một chuyên gia giáo dục khác cũng cho rằng, từ trước đến nay, chúng ta đang thực hiện chủ trương "Một chương trình, một bộ SGK". Như thế, NXB giáo dục Việt Nam đang ở thế độc quyền xuất bản SGK. Mỗi năm in 100 triệu bản mới. Phụ huynh mỗi năm phải chi lên tới 1.000 tỷ đồng để mua SGK. Con số đó cho thấy, miếng bánh thị phần SGK lâu nay béo bở như thế nào. "Vậy mà, sắp tới, cụ thể là năm học 2019-2020, đã áp dụng chương trình, SGK mới. Điều này, buộc các nhà xuất bản, những người làm sách phải tính toán đến thị trường đầu ra, nên sẽ khó tránh khỏi có nhóm viết sách này nói xấu nhóm viết sách khác, thậm chí có chiêu trò", chuyên gia này nói.
Cũng theo chuyên gia này, nếu Bộ GD&ĐT không có phương thức truyền thông, các nhà trường trước khi lựa chọn bất kỳ bộ SGK nào cũng phải làm cho phụ huynh hiểu, thuyết phục. Nếu không, sẽ bị "dắt mũi" bởi các sự kiện truyền thông như hiện nay.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Quảng Nam có vở luyện chữ viết dành riêng cho học sinh Nhiều phụ huynh cho rằng bộ vở luyện chữ dành cho học sinh tiểu học Quảng Nam là không cần thiết, buộc trẻ phải học nhiều hơn. Năm học 2018-2019, phụ huynh có con học tiểu học ở Quảng Nam ngoài mua vở Tập viết theo bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, còn phải mua thêm...