Tận thu để ‘chạy’ danh hiệu trường chuẩn?
Nhiều khoản thu được trường mầm non xã Bãi Trành và xã Xuân Bình đưa ra trái với quy định của Sở GDĐT. Trong khi đó, đây là 2 xã miền núi, nhiều học sinh thuộc diện hộ nghèo.
Nhiều cha mẹ học sinh trường mầm non Bãi Trành cho biết: Nhà trường “tận thu” với lý do đưa ra là để đẩy nhanh việc xây dựng trường đạt chuẩn. Trong khi đó, TMN Xuân Bình, ngoài việc “tận thu”, còn bớt xén tiền mua sắm do cha mẹ học sinh đóng, khiến dư luận bức xúc.
“Núp bóng” hội phụ huynh
Năm học 2014-2015, trường mầm non Bãi Trành có gần 300 học sinh, trong đó 22,3% số em là người dân tộc Thổ, Thái… và nhiều học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Một số phụ huynh phản ánh: Năm học này, ban giám hiệu nhà trường đưa ra nhiều khoản thu không có trong danh sách theo hướng dẫn tại công văn số 1521 của Sở GDĐT Thanh Hóa nhưng vẫn buộc phụ huynh phải đóng góp. Lý do nhà trường đưa ra là để xây dựng trường sớm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn đúng thời gian đề ra.
Cụ thể, trường mầm non Bãi Trành đưa ra nhiều khoản thu trái quy định buộc phụ huynh phải đóng góp, gồm: Thu xây dựng công trình phụ trợ (khoảng 70 triệu đồng) – khoản thu “núp” dưới Hội Cha mẹ học sinh; thu hỗ trợ giáo viên hợp đồng, bảo vệ, phục vụ bán trú, mua đồ dùng sinh hoạt cho trẻ… gần 100 triệu đồng.
Tương tự, trường mầm non Xuân Bình đã yêu cầu mỗi học sinh lớp mẫu giáo lớn phải đóng số tiền 270.000 đồng/em để mua đồ dùng học tập. Một phụ huynh xin giấu tên nói: “Nhà trường bắt chúng tôi phải đóng khoản thu này và nói để mua đồ dùng học tập cho các cháu. Nếu không đóng thì nhà trường không cho các cháu vào học”. Bà Cao Thị Lợi – hiệu trưởng trường mầm non Xuân Bình – chống chế: “Nhà trường chỉ đứng ra mua hộ các loại đồ dùng học tập cho các cháu để các phụ huynh… yên tâm”.
Trong bảng danh sách tổng hợp các khoản đóng góp dưới hình thức “tự nguyện”, trường mầm non Xuân Bình còn đưa ra hàng chục khoản thu khác. học sinh ăn bán trú đóng 10 khoản, học sinh không ăn bán trú đóng 6 khoản. Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng khoản thu cho Hội Khuyến học xã bằng một ngày công lao động (50.000 đồng/em), nếu không đi lao động thì đóng 100.000 đồng/em… Tổng số khoản thu mà mỗi học sinh không ăn bán trú phải đóng là 1.030.000 đồng, học sinh ăn bán trú đóng 1.878.000 đồng.
Video đang HOT
Nhiều khoản thu Trường Mầm non Xuân Bình đặt ra trái quy định.
Hầu hết đều trái quy định
Bà Hứa Thị Ái – hiệu trưởng trường mầm non Bãi Trành cho biết: trường mầm non này thu như vậy đang còn… thấp hơn những trường khác rất nhiều. “Khoản thu xây dựng công trình phụ trợ, chúng tôi đã trình địa phương và được Hội Cha mẹ học sinh đồng ý tự nguyện vận động đóng góp. Nếu đóng đủ thì mỗi học sinh phải nộp số tiền 1.000.000 đồng. Tuy nhiên nhà trường chỉ thu 236.000 đồng/em”- bà Ái nói.
Nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn tiếp cận văn bản cụ thể thì bà Ái lảng tránh: “Hội Cha mẹ học sinh ủy quyền cho giáo viên chủ nhiệm thu hộ, sau đó các cô giáo sẽ nộp lại cho trưởng ban Hội Cha mẹ học sinh rồi làm công trình. Nhà trường chỉ đứng ra tiếp nhận hiện vật sau khi công trình hoàn thành”. Nhưng theo tìm hiểu, các khoản thu này và một số khoản thu khác, thực tế lãnh đạo trường mầm non Bãi Trành trực tiếp đứng ra thu.
Trước những việc làm trái quy định của ban giám hiệu 2 ngôi trường nêu trên, lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Như Xuân khẳng định: “Hầu hết các khoản thu này đều không đúng quy định và thu vượt mức cho phép”.
Ông Lê Nhân Trí – phó trưởng phòng GDĐT huyện Như Xuân cho biết: Phòng đã triển khai công văn hướng dẫn 1521 của Sở GDĐT đến các trường học. UBND huyện Như Xuân có văn bản yêu cầu các trường chấn chỉnh việc lạm thu trong năm học 2014-2015 nhưng nhiều trường vẫn “phớt lờ”.
Ông Trí nói: “Trường hợp nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và phải trả lại tiền cho phụ huynh học sinh”.
Hiện nay, UBND huyện Như Xuân đã cho thành lập đoàn kiểm tra tại trường mầm non Bãi Trành và trường mầm non Xuân Bình và yêu cầu tạm dừng các khoản thu, trả lại tiền các khoản thu không đúng theo hướng dẫn trong công văn 1521 của Sở GDĐT Thanh Hóa…
Ông Nguyễn Văn Phương – PCT UBND huyện Như Xuân cho biết: Sau khi có kết luận của đoàn kiểm tra, căn cứ mức độ vi phạm, UBND huyện Như Xuân sẽ đưa ra thức kỷ luật đối với những cán bộ, giáo viên mắc sai phạm.
Theo Anh Tuấn/Báo Lao động
Chỉ tên những khoản cấm thu trong nhà trường
Đầu năm học mới, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã nêu đích danh những khoản cấm thu trong nhà trường năm học mới.
Cụ thể, các khoản không được thu dưới bất kỳ hình thức nào gồm tiền vệ sinh môi trường, tiền hỗ trợ các kỳ thi, tiền điện - nước sinh hoạt. Sở ghi rõ: các khoản chỉ này dùng kinh phí chi thường xuyên được ngân sách nhà nước cấp để chi trả.
Ngoài ra còn có tiền giấy kiểm tra (trừ giấy kiểm tra học kỳ), tiền mua vở có lô 20, hình ảnh của trường, tiền công phụ huynh đóng góp thay cho lao động của học sinh.
Các khoản không được thu hộ các tổ chức gồm tiền mua áo quần đồng phục cho học sinh. Các loại quỹ, quỹ đoàn, quỹ đội, quỹ khuyến học, hội phí chữ thập đỏ - đơn vị chỉ đạo các tổ chức đoàn thể liên quan thực hiện vận động quyên góp, ủng hộ và chi theo qui định cấp có thẩm quyền của các tổ chức đoàn thể.
Lớp học đầu năm học mới.
Bảo hiểm thân thể học sinh và các loại bảo hiểm khác: Cơ quan bảo hiểm liên hệ với phụ huynh học sinh ở nơi cư trú về việc mua, bán các loại bảo hiểm này theo nguyên tắc tự nguyện.
Các khoản trên, nhà trường giao cho các tổ chức đoàn thể liên quan thu và chi theo qui định cấp có thẩm quyền của các tổ chức đoàn thể; đơn vị không thu hộ các khoản này
Riêng áo quần đồng phục, Sở GD&ĐT quy định, phụ huynh học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Các trường chọn lựa một loại đồng phục để tổ chức mua sắm, phục vụ cho các lễ hội, hoạt động giáo dục của nhà trường (áo quần sơ mi đồng phục) theo qui định. Đối với các loại áo quần đồng phục thể dục thể thao, giáo dục quốc phòng thực hiện theo quy định về chuyên môn.
Ngoài ra, để đáp ứng một số hoạt động của nhà trường mà ngân sách nhà nước chưa đủ kinh phí để trang trải, các cơ sở giáo dục bàn bạc, thỏa thuận với Ban đại diện cha mẹ học sinh bằng văn bản, thông qua hội đồng giáo dục đề xuất với chính quyền xã, phường, thị trấn để tạo sự đồng thuận (đối với đơn vị trực thuộc phải thông qua Sở GD&ĐT).
Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, thu đủ bù chi, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn; mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi.
Những khoản thu theo thỏa thuận bao gồm:
Tiền phục vụ các lớp bán trú, tiền ăn,, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú, mua các trang thiết bị bán trú có chất lượng tốt và sử dụng cho các năm học sau, điện nước sinh hoạt phục vụ riêng cho bán trú.
Tiền học 2 buổi/ngày: Chi bồi dưỡng ngoài giờ cho cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và các nội dung chi khác phục vụ trực tiếp hoạt động học 2 buổi/ngày.
Tiền học cho học sinh tiểu học có học môn tiếng Anh lớp 1, lớp 2 và môn Tin học lớp 3, lớp 4, lớp 5.
Tiền học phẩm cho học sinh mầm non: Trang bị các loại vở, học liệu để giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Tiền nước uống tinh khiết, tiền phù hiệu, sổ liên lạc, thẻ bạn đọc cho học sinh.
Theo Lập Phương/ Báo Giáo dục Thời đại
Thắp ước mơ ở những bản làng Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh, hầu hết còn lại đều là dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số thường sống trên các vùng rừng núi, heo hút thiếu đất canh tác và khó khăn về giao thông. Đồng bào các dân tộc thiểu số - trong đó có các em học...