Tận thấy nơi cô giáo “kể khổ” với Chủ tịch tỉnh việc học dưới gầm cầu thang
Trong buổi gặp mặt nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) giữa Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế và cán bộ, giáo viên ngành mầm non, một cô giáo đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh đầu tư cải thiện điều kiện trường lớp, do có nhiều trẻ mẫu giáo nơi cô giáo này giảng dạy phải học dưới gầm cầu thang, học lớp ghép lên đến 60 cháu, trẻ thường phải ăn cơm trưa ngoài sân… vì cơ sở vật chất thiếu thốn.
Cám cảnh trẻ 1 tuổi học dưới gầm cầu thang ở TT-Huế
Mới đây, PV Tiền Phong đã trực tiếp về vùng núi Phong Sơn (huyện Phong Điền, TT-Huế) để ghi lại những hình ảnh trường lớp khó khăn, trẻ mầm non phải học tạm dưới gầm cầu thang theo như thông tin mà cô giáo từng chia sẻ.
Việc học dưới gầm cầu thang bắt đầu từ đầu tháng 11 vừa qua do một phòng học phải “nhét” đến 60 cháu nhỏ
Theo ghi nhận của PV, cô trò phải dạy, học dưới gầm cầu thang, một phòng học phải ghép hai lớp lên đến 60 cháu (gấp đôi sĩ số một lớp mầm non thông thường), trẻ phải thường xuyên sinh hoạt, ăn cơm ngoài sân… đang là thực trạng đáng buồn tại Trường mầm non Phong Sơn 1 (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền).
Video đang HOT
Việc trẻ mầm non phải học dưới gầm cầu thang vừa được chia sẻ đến Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế
Toàn trường có 150 cháu mầm non, với 6 lớp nhưng chỉ có… 4 phòng học. Trường xây dựng từ năm 2008, quy mô hai tầng, nhưng đã trở nên lạc hậu. Những năm trước, trường có một cơ sở lẻ tại thôn Phổ Lại. Tuy nhiên, do phòng học nơi đây xuống cấp nghiêm trọng, thiếu an toàn nên cơ sở lẻ buộc phải đóng cửa từ 1 năm trước. Từ đó, trẻ em trên địa bàn dồn hết về cơ sở chính đóng tại thôn Sơn Quả (xã Phong Sơn).
Trường mầm non Phong Sơn xây dựng từ năm 2008, đến nay đã xuống cấp, chật chội
Bước vào năm học 2019-2020, trong lúc trường chỉ còn một cơ sở thì lượng trẻ huy động vào mầm non lại tăng, dẫn đến tình trạng quá tải phòng ốc. Sau nhiều tháng phải học dồn hai lớp hơn 60 cháu vào 1 phòng hẹp, kể từ đầu tháng 11 đến nay, Trường mầm non Phong Sơn 1 nảy ra “sáng kiến” tách 11 cháu 1 tuổi từ phòng ghép này ra học riêng dưới gầm cầu thang của trường để “giảm tải”.
Do phòng học chật chội, quá tải, học sinh phải học, vui chơi ở sân trường thường xuyên
Tại đây, trường đã bố trí sạp nằm, tiến hành tô vẽ, trang trí lại gầm cầu thang trở nên tươi sáng hơn để làm thành một lớp học “dã chiến”.
Do thiếu ánh sáng, chật chội, trẻ hay quấy khóc khi học ở gầm cầu thang, nên 11 cháu bé này thường xuyên được các cô giáo đưa ra sân để dạy dỗ và tổ chức vui chơi trong giờ học.
Trẻ phải thường xuyên ra ăn cơm ở sân trường vì điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn của trường
Cô Trần Thị Lanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Phong Sơn 1, rơm rớm nước mắt cho biết: “Thương các cháu lắm! Nhà trường đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn rất khó khăn và không biết xoay xở cách nào khả dĩ hơn nữa. Mong cấp trên quan tâm và tạo điều kiện để trường có thêm phòng ốc cho các cháu được học trong một môi trường tốt hơn”.
Theo quy định mới, trẻ mầm non phải được bố trí chỗ ngủ trưa riêng biệt với nơi ăn. Tuy nhiên, chỗ ăn vẫn còn tạm bợ như thế này thì tiêu chuẩn bố trí chỗ ngủ riêng cho học sinh trở nên “xa xỉ”
Được biết, tại buổi gặp mặt hôm 17/11 giữa ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, với hơn 400 cán bộ, giáo viên mầm non toàn tỉnh, cô Trần Thị Lanh cũng đã thẳng thắn chia sẻ ý kiến này, cũng như về chính sách về tình trạng giáo viên mầm non phải làm việc 10 tiếng/ngày đến người đứng đầu chính quyền tỉnh. Ý kiến của cô Lanh đã được Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt lưu ý.
Theo Tiền phong
PGS- TS Hồ Thanh Phong nói chuyện "phao" trong giáo dục
Sáng 18-11, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Câu chuyện "phao" trong giáo dục được đề cập.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nhận Bằng khen của UBND TP HCM
PGS- TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng mở đầu phần phát biểu khi trích dẫn câu: "Thầy giáo là người đưa đò vĩ đại nhưng không bao giờ cho hành khách mang phao" đang được giới trẻ lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Ông nhấn mạnh phao thật sự mà học trò cần là trái tim người thầy. Trái tim người thầy chính là phao lớn của cuộc sống, mang đến cho các em những nhịp đập, kinh nghiệm và những điều thú vị của cuộc sống mà thầy cô đã trải qua.
Dịp này, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đón nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD-ĐT; nhận Bằng khen của UBND TP HCM dành cho 5 tập thể và 11 cá nhân đạt danh hiệu lao động xuất sắc năm học 2018 - 2019; nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP HCM cho các tập thể và cá nhân của Nhà trường đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và hoạt động công đoàn năm học 2018 - 2019.
H. Lân
Theo nguoilaodong
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá Chiều tối 18-11, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và lãnh đạo trường Đại học kinh tế quốc dân. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN PGS-TS, Nhà giáo ưu tú Phạm Hồng Chương, Hiệu...