Tận tâm giúp trẻ em nghèo ở Kenya
Thầy giáo Nguyễn Mai Lâm (37 tuổi, giảng viên thỉnh giảng nhiều trường đại học tại TPHCM) xót xa khi kể về hoàn cảnh thiếu thốn của trẻ em đất nước Kenya, đặc biệt tại ngôi làng Matere nơi anh vừa đi qua: “Nhà của 11 đứa trẻ làm bằng đất mềm như bún. Bữa cơm không có thịt, mì gói là thứ cao cấp và nước sạch thì quý như sữa”.
Xót lòng trước cảnh thiếu thốn của trẻ
Trong những ngày tháng 2 vừa qua, anh Nguyễn Mai Lâm đã có chuyến đi đến Kenya cùng tổ chức The Green Lion (một đơn vị chuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện viên quốc tế toàn cầu).
Anh Lâm kể: “Tôi chưa thấy nơi nào trên thế giới gây ám ảnh nhiều như ở Kenya. Nhiều người lớn lẫn trẻ con đang khốn khổ vì đói, bệnh tật triền miên, học hành dang dở. Câu chuyện của 11 đứa trẻ không mẹ cha tại ngôi làng Matere khiến tôi và tất cả những người chứng kiến trong ngày đầu đến thăm đều rơi nước mắt. Cuộc sống các em toàn là những chữ không. Không thức ăn đầy đủ, không giường chiếu, không được đến trường, không có nước sạch, không điện, không y tế, không cả tình yêu thương của cha mẹ…”.
Thầy giáo Nguyễn Mai Lâm chăm sóc các trẻ em tại làng Matere (Kenya)
Xót xa trước hoàn cảnh của 11 đứa trẻ là anh chị em ruột đang sống bám vào căn nhà vách đất của ông bà ngoại, không biết cha là ai, người mẹ điên đã bỏ đi, nên khuya hôm đó, anh Lâm đã thao thức chia sẻ những hình ảnh và dòng chữ đầu tiên trên facebook về đất nước Kenya và các trẻ em nơi đó, với mong muốn kêu gọi bạn bè ở Việt Nam cùng giúp sức xây một ngôi nhà mới, đưa các em đi chữa bệnh.
Nếu được bạn bè, học trò hỗ trợ khoảng 50%, anh Lâm cũng quyết định xây nhà với tiền bù thêm của bản thân. 12 giờ trưa hôm sau, khi kiểm tra facebook, đã có hơn 40 triệu đồng ủng hộ.
Một tuần sau, số tiền ủng hộ lên đến 90 triệu đồng. Vậy là, anh Lâm cùng một tình nguyện viên người nước ngoài và 4 người dân địa phương cùng nhau xây nhà. Sau một tuần, ngôi nhà nhỏ cho các em đã nhanh chóng được hoàn thành.
Anh Lâm kể: “Tụi nhỏ bước vào căn nhà mới mà ánh mắt đứa nào cũng lạ lẫm, vui sướng. Tôi nhớ mãi hình ảnh các bé khi được một bữa ăn nhỏ có mì tôm trứng, dưa hấu, bánh kẹo. Tụi nhỏ ăn lấy ăn để, dường như tất cả điều đó là lần đầu tiên và xa xỉ với các em.
Ông Kanyui Wainaina (61 tuổi, ông ngoại của các bé) nắm tay tôi khóc và cảm ơn, bảo rằng ông đã có thể yên tâm nhắm mắt”. Ngoài xây nhà, anh Lâm đã đưa 8 đứa trẻ trong số 11 em đến bệnh viện chữa bệnh, mua đồng phục và giúp bé lớn nhất quay trở lại trường học.
Video đang HOT
Trong những ngày trên đất Kenya, anh Lâm còn giúp thêm 6 trẻ em ở những gia đình khác đã bỏ học được quay lại trường, tặng xe lăn cho người khuyết tật, thăm và tặng quà cho trại trẻ mồ côi… Đặc biệt, em Paul Wainaina (làng Gakoe) bị bệnh về mắt gần như sắp mù, may mắn được hỗ trợ đưa đến bệnh viện kịp thời.
Ngay cả khi đã về Việt Nam, anh Lâm vẫn gửi tiền qua Kenya nhờ bệnh viện địa phương tiếp tục hỗ trợ em Paul. Hiện tại, em đã hết bệnh, có đôi mắt sáng.
Muốn học trò Việt trở thành công dân toàn cầu
Sau khi khi quay về Việt Nam, anh Lâm nhủ lòng, trong tương lai không xa sẽ quay lại với trẻ em Kenya để làm tiếp những điều có ý nghĩa. Hiện tại, anh Lâm đã mở lớp dạy tiếng Anh cùng một số tình nguyện viên nước ngoài để tạo nguồn kinh phí.
Dự kiến sắp tới, anh cùng các học trò tổ chức một đêm nhạc từ thiện với mục đích gây quỹ để tiếp tục hỗ trợ 11 đứa trẻ không cha mẹ ở làng Matere, đóng tiền học hàng năm cho các trường hợp khác đã nhận giúp đỡ, gửi chi phí hỗ trợ bệnh viện địa phương chữa bệnh cho các bé, tặng quà cho trường học khó khăn…
Trước khi đến Kenya, anh Lâm cùng nhạc sĩ rocker người Mỹ là Albert Andrews (33 tuổi) đã trực tiếp đưa 8 học trò lớp học tiếng Anh ở Việt Nam tham gia chương trình tình nguyện viên quốc tế tại Singburi (Thái Lan).
Trong hành trình một tuần, thầy trò đã xây nhà cho người dân nghèo, dạy học cho trẻ em, giao lưu văn hóa… Anh Lâm cho biết rất mong muốn sinh viên Việt Nam có nhiều cơ hội thực hành tiếng Anh, học hỏi văn hóa và chia sẻ yêu thương, đặc biệt cũng có thể trở thành tình nguyện viên, công dân toàn cầu.
Nói về những hoạt động thiện nguyện của thầy giáo Nguyễn Mai Lâm, anh Albert Andrews chia sẻ: “Tôi cảm thấy con đường thiện nguyện và cách giúp đỡ của thầy Lâm mang lại nhiều giá trị xã hội ý nghĩa. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục, thầy là một người tử tế. Khi tôi đồng hành cùng thầy trong một số dự án thiện nguyện, tôi thấy không chỉ giúp được cộng đồng, mà cuộc đời mình còn trở nên có ý nghĩa”.
Tại Việt Nam, anh Lâm từng có nhiều hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Từ một người không biết tiếng Anh, bằng nỗ lực của mình, anh đã trở thành một thầy giáo tiếng Anh được nhiều học trò ở TPHCM yêu mến.
Từng trải qua những tháng ngày khó khăn thời sinh viên, hiểu tầm quan trọng của tiếng Anh, mỗi năm, anh Lâm dành tặng 300 – 400 suất học bổng tiếng Anh tại trung tâm của mình cho sinh viên nghèo.
TIỂU TÂN
Theo sggp
Để học sinh trở thành công dân toàn cầu, trường học phải làm gì?
Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, cô Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy.
Chất liệu chính của triết lý giáo dục ở một cơ sở giáo dục là mục tiêu đi cùng với những trăn trở về trách nhiệm của nhà trường với nền giáo dục nước nhà.
Đến với trường Tiểu học và Trung học cơ sở Everest - một ngôi trường mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm học 2017-2018, phóng viên đã có dịp được lắng nghe chia sẻ về sứ mệnh, tầm nhìn và quan điểm giáo dục từ cô Hiệu trưởng nhà trường.
Được biết, trường là thành quả được kết tinh từ hơn 20 năm hoạt động giáo dục của những người sáng lập và những nhà giáo tâm huyết với nghề, có tầm nhìn chiến lược, và có tâm với học trò.
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Hồng Hà - Hiệu trưởng Nhà trường cho hay:
Ngay từ khi thành lập Hội đồng quản trị trường đã xác định tầm nhìn và sứ mệnh của Everest School: ngoài việc đảm bảo cho học sinh có đủ thể lực và trí lực còn phải trang bị được cho học sinh ngay từ bậc tiểu học những kỹ năng cần có để các em có thể trở thành "Công dân toàn cầu" trong thế kỷ 21.
Qua 2 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn non trẻ nhưng nhà trường đã bước đầu tăng cường chất lượng dạy học và đội ngũ giáo viên.
Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, nhà giáo ưu tú Phạm Hồng Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Cụ thể, cô Hà cho biết, Nhà trường đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy học, chọn tiếng Anh là môn học mũi nhọn nhằm tăng khả năng giao tiếp, kỹ năng nghe nói cho học sinh.
Vì xác định rõ mục tiêu nên nhà trường luôn đòi hỏi giáo viên liên tục đổi mới phương pháp ở các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, tăng cường các hoạt động trải nghiệm đặc biệt môn tiếng Anh trong môi trường bản ngữ, trên cơ sở đó học sinh được giao tiếp và trau dồi kiến thức hàng ngày.
Để đạt được điều này thì khâu tuyển chọn giáo viên tiếng Anh của Everest School cũng rất kỳ công.
"Đó phải là giáo viên có kinh nghiệm dạy ở các trường tư thục, được đào tạo trình độ sư phạm ngoại ngữ còn đối với giáo viên nước ngoài thì thêm một tiêu chí là đòi hỏi phương pháp giảng dạy phù hợp với văn hóa Việt Nam", cô Hà chia sẻ.
Qua trao đổi với cô Hiệu trưởng có thể thấy Everest School bên cạnh giảng dạy chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhà trường chú trọng đào tạo tiếng Anh, kỹ năng sống để định hướng phát triển học sinh theo từng cá thể chứ không gom tất cả các em theo cùng một mục tiêu. Ngoài ra, nhà trường cho học sinh có cơ hội thử sức với nghệ thuật trưng bày và nghệ thuật biểu diễn, rèn luyện thể chất thường xuyên theo các môn thể thao yêu thích.
Cô Hà nêu rõ, nếu học sinh nào học tốt các môn văn hóa, ngoại ngữ, năng khiếu hay thể thao thì các em đều được giáo viên bồi dưỡng để đi thi.
Do đó đòi hỏi ở người giáo viên phải phấn đấu để nâng cao năng lực, kỹ năng để khơi dậy một cách tự nhiên những năng lực tiềm ẩn, kích thích tư duy sáng tạo của từng em.
Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được thử sức với các vai trò khác nhau trong mọi hoạt động.
Là "thủ lĩnh" của một cơ sở giáo dục tư thục, khi nói về vai trò của người Hiệu trưởng, cô Hà nói: "Người hiệu trưởng trước tiên phải là người tâm huyết với sự nghiệp, tận tâm, gương mẫu, chuyên môn tốt và giải quyết được các mối quan hệ hài hòa trong nhà trường (phụ huynh - nhà trường - học sinh).
Và một tiêu chí đặc biệt quan trọng là hiệu trưởng phải chuẩn về đạo đức bởi lẽ chỉ một hành vi sai trái của hiệu trưởng sẽ làm ảnh hưởng đến bộ mặt của nhà trường".
Dẫu biết rằng công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách, khó khăn nhưng bước sang năm mới 2019, cô Hà hi vọng ngành giáo dục có thay đổi trong việc chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy đặc biệt khi thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa tới đây.
Theo giaoduc.net.vn
Hệ sinh thái giáo dục tại IEC Quảng Ngãi đạt chuẩn quốc tế Vừa qua, hội thảo "Khám phá hệ sinh thái giáo dục tại IEC Quảng Ngãi - đặc khu giáo dục được Tập đoàn Nguyễn Hoàng triển khai với đầy đủ các cấp học, gồm hệ chất lượng cao hội nhập quốc tế, hệ song ngữ và hệ quốc tế hoàn toàn - đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiến sỹ...