Tân Sơn (Phú Thọ): Đổi mới giáo dục, tăng cường phổ biến luật an toàn giao thông
Năm học 2019- 2020, ngành giáo dục và đào tạo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có 54 đơn vị trường học với trên 19.280 học sinh ở các bậc học, trong đó bậc học mầm non có 5.648 học sinh, bậc tiểu học 8.427 học sinh và bậc THCS 5.205 học sinh.
Với mục tiêu “tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, đẩy mạnh các phong trào thi đua, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục”. Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Tân Sơn chú trọng triển khai công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ, giáo viên ở tất cả các cấp học theo nội dung chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua đó giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, bổ sung những kiến thức mới phục vụ cho công tác giảng dạy.
Ông Lê Anh Tuấn – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Sơn
Tân Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có địa bàn rộng lớn và nhiều điểm trường lẻ, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị chia cắt do mưa lũ, sạt lở đất. Do đó, việc đảm bảo ATGT cho HS luôn được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông cho HS. Ngành đã chủ động phối hợp với Ban an toàn giao thông, công an, Đài Phát thanh huyện Tân Sơn tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT; thực hiện các phóng sự về ATGT, triển lãm pa-nô hình ảnh về “hiểm họa bia và TNGT” tại các trường.
Ngay từ đầu năm học, ngành giáo dục huyện Tân Sơn đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, kết hợp với Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên tuyên truyền rộng rãi đến từng học sinh về việc chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, kiến thức về an toàn khi đi qua các tràn, đập trong mùa mưa lũ, đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện. Vận động học sinh, phụ huynh học sinh ký cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông.
Những nội dung tuyên truyền chú trọng vào Luật Giao thông, kiến thức để tham gia giao thông an toàn, các quy định khi lưu thông trên đường, những lỗi vi phạm học sinh thường mắc phải khi tham gia giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng. Qua đó, các em có thể tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Trường Tiểu học Tân Phú tuyên truyền ATGT ở ngay cổng trường
Video đang HOT
Với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh học sinh và lực lượng chức năng, trong 3 năm trở lại đây trên địa bàn huyện không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến cán bộ, giáo viên và học sinh, tình trạng vi phạm luật giao thông đối với học sinh đã giảm dần, tiến tới xây dựng hình ảnh xã hội giao thông an toàn – văn minh.
Dù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành Giáo dục Đào tạo huyện Tân Sơn đã không ngừng nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn để phấn đấu thi đua hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục để tạo nên những chuyển biến mới trong những năm tiếp theo.
Trường THPT Minh Hòa (Yên Lập – Phú Thọ): Chất lượng giáo dục đi đôi với ý thức chấp hành luật giao thông
Phù Ninh (Phú Thọ): Nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục về ATGT
Trường THPT Văn Miếu (Phú Thọ): Khẳng định chất lượng, chú trọng tuyên truyền ATGT cho học sinh
Phú Thọ: Thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Theo công lý xã hội
Chỉ giáo viên được cơ sở giáo dục cử đi mới đủ điều kiện để dự xét thăng hạng?
Theo quy định mới, giáo viên tự ý đi học dù có đủ các chứng chỉ theo yêu cầu nhưng không được cơ sở cử đi vẫn sẽ không đủ điều kiện để được xét thăng hạng?
Nhận được điện thoại của một số đồng nghiệp đang công tác tại tỉnh Đồng Nai hỏi rằng: "Tỉnh em tổ chức cho giáo viên dự thi thăng hạng có nên làm hồ sơ tham gia không?"
Giáo viên tham gia dự xét thăng hạng (Báo phapluatdansinh.vn)
Chúng tôi nói rằng đây là cơ hội để khẳng định mình và cải thiện thu nhập. Nhưng cần tìm hiểu kỹ đã có giáo viên nào được xét thăng hạng chưa?
Không ít địa phương cũng bắt giáo viên đi học bổ sung chứng chỉ, cũng tổ chức làm hồ sơ nhưng tuyệt nhiên chưa ai được may mắn thăng hạng.
Bất ngờ vì đồng nghiệp cho biết: " Năm học 2018-2019 cũng đã có vài chục giáo viên được xét thăng hạng rồi".
Không ít địa phương mới dừng lại việc tổ chức học còn bỏ ngõ việc thăng hạng cho giáo viên
Không được may mắn như nhiều đồng nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đã được xét thăng hạng sau khi học đủ các chứng chỉ theo yêu cầu.
Không ít giáo viên ở một số địa phương bức xúc cho biết, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cũng đã có đầy đủ, hồ sơ của việc thăng hạng cũng đã làm nhưng vài năm học trôi qua vẫn chưa được thăng hạng mà không hiểu vì lý do gì.
Để có được 3 chứng chỉ ấy, giáo viên đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho việc học. Nếu tính cả chi phí đi lại, ăn ở và lệ phí nộp thi, nhiều thầy cô đã phải bỏ ra hơn chục triệu đồng.
Nhưng đổi lại là những tháng ngày chờ đợi trong mỏi mòn.
Thầy H. giáo viên Thể dục tại một trường trung học cơ sở Bình Thuận cho biết, dù có bằng đại học nhưng vẫn ăn lương trung cấp hàng chục năm nay.
Cách đây 2 năm đã tham gia học lớp thăng hạng do tỉnh tổ chức và hồ sơ cũng đã sẵn sàng nhưng vẫn chưa được thăng hạng để cải thiện đồng lương.
Cô P. giáo viên môn Ngữ văn cũng cho biết: "Mình đã tham gia học lớp thăng hạng do tỉnh tổ chức dù đã đủ thủ tục hành chính nhưng 2 năm nay vẫn chưa thấy gì".
Một số giáo viên dạy bậc trung học phổ thông đã có bằng thạc sĩ nhưng bao năm qua vẫn chỉ ăn lương đại học. Họ cũng luôn khát khao được dự thi lớp thăng hạng để tự khẳng định mình và cải thiện cuộc sống nhưng vẫn chưa có cơ hội.
Bên cạnh đó, khá nhiều tỉnh thành ở phía Nam không ít giáo viên cũng nằm trong tình trạng tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn ăn lương trung cấp.
Và hằng ngày, những thầy cô giáo này vẫn mòn mỏi chờ đợi được thăng hạng cho đúng với trình độ chuyên môn của mình nhưng cũng chưa biết đến khi nào?
Theo quy định mới về xét thăng hạng (năm 2019) chỉ giáo viên được cơ sở giáo dục cử đi dự xét mới đủ điều kiện để xét?
Hiện có hàng ngàn giáo viên đã đầy đủ các loại chứng chỉ theo yêu cầu và chỉ chờ các cơ quan có thẩm quyền tại nhiều địa phương tổ chức thi hoặc xét thăng hạng.
Nhưng xem ra điều này sẽ vô cùng khó vì một trong những quy định về việc xét thăng hạng giáo viên năm 2019 nói rất rõ:
- Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự xét và được cấp có thẩm quyền cử đi dự xét.
Nhưng trong thực tế hiện nay, nhiều địa phương vẫn chưa áp dụng việc cử giáo viên đi dự xét. Họ thường ra thông báo để giáo viên tự đăng ký tham gia lớp học thăng hạng và làm hồ sơ để dự xét.
Nếu như thế thì giáo viên tự ý đi học dù có đủ các chứng chỉ theo yêu cầu nhưng không được cơ sở giáo dục cử đi dự xét vẫn sẽ không đủ điều kiện để được xét thăng hạng theo quy định mới?
Nếu thế thì, tất cả giáo viên đang cần cải tiến hạng của mình phải nắm rõ điều này để không bị mất tiền oan và khỏi phải sống trong tâm trạng hồi hộp, chờ đợi được dự xét thăng hạng như hiện nay.
Theo báo giáo dục
GS Phùng Hồ Hải: 'Thi trắc nghiệm 100% môn Toán là sai lầm' GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, đề nghị xem xét lại việc thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán và nhiều môn khác trong kỳ thi THPT quốc gia. GS Phùng Hồ Hải cho biết nhân việc đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh nêu lại vấn đề thi trắc nghiệm, ông chia sẻ thư từng gửi Phó...