Tân sinh viên: Những thay đổi sau cánh cửa đại học
Đã một thời gian khá lâu kể từ ngày các tân sinh viên bắt đầu bước vào ngưỡng cửa đại học. Chừng đó thời gian cũng là bằng ấy những thay đổi về lối sống, về cách học.
Ảnh hưởng chốn thị thành
Mới vào đại học chưa được một học kỳ nhưng giờ nhìn Lan, (ĐH Quốc Gia) – đám bạn học hồi phổ thông không khỏi mắt tròn, mắt dẹt vì ngạc nhiên. Hình ảnh cô học sinh hiền lành, nhút nhát và ít nói đã được thay thế bằng cô sinh viên vui vẻ, hoạt bát và ăn mặc rất phong cách. Có thể nói giờ đây Lan đã hoàn toàn lột xác. Và bạn bè Lan đều chung một nhận định, cuộc sống mới ở thủ đô đã ảnh hưởng đến Lan rất nhiều.
Như rất nhiều học sinh khác, hồi học phổ thông Lan chỉ biết làm thế nào để học cho giỏi, để đậu vào đại học. Hơn nữa bố mẹ cũng lo lắng chu đáo cho cô từ cái ăn, cái mặc cho nên cô cũng không mấy khi quan tâm đến thế giới bên ngoài. Nhưng khi lên Hà Nội học thì khác, cô tự lo mọi thứ và điều đó đã xáo trộn rất lớn đến cuộc sống của cô. Và việc đầu tiên Lan nghĩ đến là phải làm sao thay đổi hình ảnh cho phù hợp với cuộc sống ở chốn thành thị. Cũng chính vì thế mà Lan dần dần ăn mặc phong cách hơn. Trong giao tiếp dần dần Lan cũng thay đổi được tính nhút nhát, ít nói của mình.
Khác với Lan, nhiều bạn học sinh ở tỉnh ngoài khi vào Hà Nội lại bị ảnh hưởng bởi sự phồn hoa của Thủ đô và những thứ mà ở quê các bạn không có. Yến (ĐH Kinh tế) tâm sự: “Không phải đến bây giờ bọn em mới biết ăn mặc sao cho đẹp, cho phong cách. Thật ra hồi ở nhà bọn em cũng rất muốn làm đẹp rồi nhưng ở miền quê nghèo như quê em thì làm gì có khái niệm thời trang. Ra đến Hà Nội, thấy quần áo, giày dép… cái gì cũng nhiều nên bọn em tha hồ lựa chọn quần áo cho hợp thời trang, phong cách của thành thị… và cả hợp túi tiền nữa. Chính vì thế mà mọi người thấy bọn em thay đổi là điều đương nhiên”.
Hòa nhập và… “hòa tan”
Không chỉ bởi ảnh hưởng của chốn thị thành, nhiều tân sinh viên cũng có những thay đổi mà theo như các bạn đó là cách để các bạn dễ hòa nhập với môi trường mới hơn.
Vào học một lớp chỉ có mình là dân miền Trung, còn lại là dân Bắc hết. Chính vì thế mà Tuấn, ĐH Thương mại quyết tâm luyện nói giọng Bắc để dễ hòa nhập hơn với các bạn. Sau một thời gian thì cậu nói giọng Bắc rất tốt và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi giao tiếp với các bạn. Tuy vậy, việc nói giọng Bắc thường xuyên cũng khiến Tuấn gặp không ít rắc rối.
Video đang HOT
Vì đã quên giao tiếp bằng giọng Bắc nên khi gặp các bạn bè hồi phổ thông, những người đồng hương Tuấn vẫn cứ bô bô với chất giọng “đặc sệt” miền Bắc của mình. Điều đó đã gây không ít sự khó chịu cho những người đó khi nói chuyện với Tuấn. Việc chưa dừng lại ở đó. Về quê, nói chuyện với anh em, họ hàng, xóm giềng Tuấn vẫn đem giọng Bắc ra nói. Kết quả là bố cậu tức quá và đã mắng cho cậu một trận tơi bời.
Không khó khăn trong giao tiếp như Tuấn, nhưng vào học một lớp toàn những bạn gia đình có điều kiện, lại khá sành điệu nên Vân – ĐHDL Đông Đô cũng cảm thấy tự ti. Chính vì thế mà cô quyết tâm thay đổi cách ăn mặc, nói năng để không bị “lạc loài” so với các bạn trong lớp. Và Vân bắt đầu sắm nhiều quần áo đẹp, dùng đồ hiệu. Cách ăn nói, cử chỉ, đi lại cũng làm sao cho giống với các bạn. Chưa hết, mới vào đại học được mấy tháng mà Vân đã gọi điện về nằng nặc đòi bố mẹ phải mua cho cô một chiếc xe tay ga bởi lý do đơn giản là: “Lớp con bạn nào cũng có cả rồi”.
Vân cứ thế mà thay đổi dần. Và khi đã “ở một đẳng cấp khác”, Vân dần ít giao du với các bạn học hồi phổ thông. Các bạn đó cũng thấy Vân thay đổi nhiều quá nên cũng đã dần ít qua lại. Hệ quả là bây giờ, đám bạn mới của Vân là những người chỉ biết rủ đi chơi bời, mua sắm…
Ảnh minh họa. Nguồn Google
Những cạm bẫy “chết người” ở Thủ đô
Đậu vào đại học Bách khoa với số điểm gần tuyệt đối, Đức trở thành niềm tự hào và hi vọng của gia đình, họ hàng. Thế nhưng đến giờ, khi kỳ thi học kì bắt đầu diễn ra thì Đức vẫn chưa biết mình được thi môn gì, thi lúc nào. “Biết để làm gì, thi cũng có qua được đâu” Đức đã nói với tôi như vậy khi mắt đang dán vào cái màn hình máy tính để chơi “Võ lâm truyền kỳ”
Hồi học phổ thông, Đức được bạn bè đặt cho biệt danh là “Người máy”. Mọi thứ với cậu như được lập trình sẵn, chỉ biết ăn và học. Kết quả là những năm cấp 3 cậu học rất giỏi. Vào đại học, được xếp ở cùng phòng kí túc xá với mấy còn nghiện điện tử khóa trên, chẳng mấy chốc Đức cũng trở thành “con thiêu thân” cho trò chơi này. Cuối cùng cậu thay hẳn những buổi lên lớp, học trên giảng đường bằng những buổi chơi game và đắm mình trong thế giới ảo. Bạn bè cũ giờ gặp Đức cũng không tin nổi vào mắt mình trước sự thay đổi quá nhanh chóng của Đức. Cậu bạn chỉ biết ăn và học ngày nào giờ nói chuyện chỉ toàn nói về điện tử và sặc mùi kiếm hiệp, bang phái võ lâm.
Không nghiện điện tử như Đức, nhưng thú chơi lô đề cũng đã khiến lần nhập học vào học viên Tài chính năm nay là lần thứ 3 Việt trở thành tân sinh viên.
Ở cả 2 lần trước, lần lượt là trường ĐH Ngân Hàng và ĐH Dược, Việt đều phải dời trường sớm vì lí do nợ tiền lô đề và bị chủ đề báo với nhà trường. Lần thứ 3 này mặc dù cậu đã hứa với bố mẹ là sẽ chuyên tâm học hành để “lấy được bằng” nhưng có vẻ mọi chuyện cũng chưa đâu vào đâu. Thầy giáo chủ nhiệm cấp 3 của Việt khi nói chuyện với chúng tôi đã tỏ ra vô cùng tiếc nuối trước những thay đổi của Việt. Theo lời thầy thì trước khi vào đại học, Việt là 1 học sinh chăm ngoan, rất thông minh và nhiều triển vọng.
Không chỉ điện tử, lô đề mà còn nhiều thứ khác như bài bạc, cá độ…cũng là những thứ khiến nhiều tân sinh viên, đặc biệt là những sinh viên tỉnh ngoài dễ mắc phải. Việc chưa thích nghi được với môi trường mới cộng với việc rời xa sự quản lí của bố mẹ, được giao tiền tự chi tiêu…là những đặc điểm khiến các tân sinh viên ngoại tỉnh dễ bị lôi kéo vào những cạm bẫy chết người đó.
Thay đổi để dễ hòa nhập và phù hợp với cuộc sống sinh viên là một điều cần ở các tân sinh viên. Thế nhưng thay đổi những gì, thay đổi như thế nào…đó là điều mà mọi tân sinh viên cần hướng tới. Cánh cửa đại học chỉ mới mở ra và muốn sau đó là ánh sáng thì phụ thuộc rất nhiều vào các tân sinh viên khi họ chọn cho mình được đường đi đứng đắn, sự thay đổi hợp lý nhất.
Phút kinh hoàng của tân sinh viên bị đâm nhầm
"Em với Duy đang đứng trước cổng trường đợi bạn thì một nhóm cầm dao xông tới, Duy bị đâm trước, em không kịp phản ứng thì bị đâm sượt sườn và bị đâm tiếp một nhát sau lưng." - Tuấn thảng thốt kể.
Được xuất viện sau 6 ngày điều trị, em Hoàng Minh Tuấn, sinh viên năm thứ nhất ngành Quản Lý - Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh, nạn nhân bị chém nhầm ở cổng trường THPT Nguyễn Trãi chiều 24/10 vẫn còn xanh như tàu lá, yếu ớt tập thổi vào "quả bóng" do bác sĩ yêu cầu để phổi có thể hồi phục nhanh, em vẫn không hết bàng hoàng khi nhớ lại sự việc.
Tuấn kể, khoảng 5h chiều em gọi điện xin bố là đi học về thì không về nhà, đi sinh nhật bạn Duy luôn. Vì con xin phép trước đó rồi nên anh Hoàng Văn Minh, bố Tuấn đồng ý. Khi tới cổng trường THPT Nguyễn Trãi, Tuấn thấy bạn là Duy và Chiến đã đứng đợi. Cậu vừa bước xuống xe máy, đứng cạnh Duy gọi điện cho những bạn cùng lớp khác thì thấy có một nhóm nhảy xuống khỏi taxi, xe máy. Một trong số đó nói: Bọn này đây rồi! và xông vào đâm.
Cố hít một hơi thật sâu, Tuấn kể kiếp: "Có một nhóm khoảng chục người lao tới chỗ em và Duy. Duy bị một nhát đâm trước em. Em chưa kịp phản ứng gì thì bị một nhát đâm sượt, rách một ít ở sườn. Em vừa quay lưng định chạy thì bị đâm một nhát sau lưng. Em thấy máu trào ra. Không kịp nhìn bạn xem thế nào. Lúc đầu, em chạy vào phòng y tế thì y tế đóng cửa. Em chạy ra nhờ bảo vệ, bảo ấn hộ em vết thương không thì nó ra nhiều máu quá thì ông ấy nhìn, không ấn hộ, lại đi ra chỗ đằng kia, không nói gì. Em lại chạy đi nhờ người khác."
Cuối cùng, có một học sinh đã bịt vết thương cho máu đỡ chảy giúp Tuấn, Người bạn tên Chiến thì khóc. Chiến khóc, quay ra xin với Tuấn: "Mày ơi làm thế nào cứu thằng Duy đi." Tuấn bị ra máu nhiều đã bắt đầu xỉu xỉu, chỉ nhìn mà không nói được gì.
"Ban đầu còn tỉnh, em còn nhờ một cô giáo trong trường gọi điện. Mới đầu cô ấy gọi về máy bàn nhưng nhà em không ai có nhà. Em lại nhờ cô ấy gọi cho chị gái em. Lúc sau thì em không nói được nữa" - Tuấn ngước mắt cố ngăn cho dòng nước mắt chảy ra.
Anh Hoàng Văn Minh, bố của Tuấn thì không thể bộc lộc hết cảm xúc khi nhớ lại câu chuyện. "Tôi đang ở cửa hàng thì nghe điện thoại bảo ra cổng trường, con mình bị đâm. Phải mất khoảng 20 phút tôi mới ra tới trường cháu. Tất tả chạy vào bên trong, tôi thấy cháu nằm trên vũng máu. Tôi hoa mắt đi vì nghĩ người nằm kia là con mình. Chạy tới nơi, một tay tôi sờ ngực cháu, một tay tôi đỡ sau gáy, kê lên "Tuấn ơi sao đến nông nỗi này" . Tôi bảo các anh ơi các anh cứu con tôi với, làm thế nào bây giờ. Tôi ôm Duy mà cứ tưởng là Tuấn nên cứ ôm Duy kêu Tuấn ơi. Tôi đang không biết làm sao thì bảo vệ bảo tôi : " Anh ơi nó chết rồi..." Tôi không biết cái gì dội vào người, cắt tim tôi. Tôi lắp bắp không nói lên lời. Họ còn nói gì đó liên quan tới xe chở xác. Tôi như ngã quỵ. Nhưng ngay lúc đó, tôi nghe các cháu bảo bác ơi các là bố của bạn Tuấn à, bạn ấy đang ngồi kia, máu chảy nhiều lắm. Lúc ấy tôi mới biết, con mình đang còn sống ở kia. Tôi thấy một tia sáng hy vọng và đứng phắt dậy, chạy ra chỗ con mình."
Anh Minh bức xúc khi nói tới chuyện bị bảo vệ nói "anh ơi nó đã chết rồi".
Tôi lắp bắp, vẫy mãi: "Ới các cháu ơi, cứu, cứu anh với. Nhưng tôi vẫy gọi bao nhiêu người xung quanh mà không có ai vào giúp tôi đưa Tuấn tới bệnh viện. Mãi sau tôi mới thấy một cháu nam vào, cháu ấy bảo, vâng, để cháu giữ. Cháu học sinh ấy đã giúp tôi cho Tuấn vào Xanh Pôn, đưa điện thoại cho tôi mượn cho đến khi con tôi chuyển lên Việt Đức. Đến nay tôi cũng không biết cháu là ai."
Tuấn đã được bố đến nhanh hơn, đưa đi cấp cứu sớm hơn Duy. Riêng Duy, bị đâm 5 nhát, lại được bố đưa vào chậm hơn Tuấn khoảng 10 phút nên đã tử vong. Nằm trên giường bệnh còn chưa biết có thể lành lặn được bao nhiêu phần thì Tuấn nghe tin bạn Duy mất. "Cháu khóc cả ngày, không ăn uống gì. Tôi phải động viên con cố gắng, không thì bố mẹ cũng gục ngã theo con. Chỉ đến khi bác sĩ thông báo vết thương của Tuấn không ảnh hưởng đến xương sống, chân tay cháu đã cử động, không bị liệt đâu thì tôi mới như người sống lại."- Anh Minh chia sẻ.
Nằm yếu ớt trên giường, Tuấn xin với bố bao giờ mình khỏe, cho về Hưng Yên thắp hương cho bạn. Tuấn chia sẻ: "Duy là đứa bạn ngoan nhất, hiền nhất lớp em, mất mát lớn quá".
Anh Minh, bố của Tuấn chia sẻ nỗi đau với gia đình anh Doanh, bố của Duy. Anh Minh chỉ trách, không hiểu tại sao, khi ở trường, có bao nhiêu người mà họ không đưa hai đứa trẻ đi cấp cứu. Biết đâu, Duy đã không thiệt mạng.
Mai Khánh