Tân sinh viên nghèo và nỗi lo tay không nhập học
Không có tiền đóng khoản học phí đầu năm nhưng Danh vẫn khăn gói nhập học. Danh phải học, không chỉ cho bản thân mình mà còn vì người cha mới qua đời, người mẹ đau yếu và anh trai tâm thần.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông của vùng quê nghèo tỉnh Long An, ngay từ nhỏ Lê Tuấn Danh phải trầy trật với những công việc nhà nông nặng nhọc để theo đuổi việc học. Vì vậy, em luôn ý thức được là mình phải học thật giỏi mới mong thoát nghèo.
Khó khăn chồng chất khi cha Danh, ông Lê Văn Mót mắc phải bệnh ung thư cột sống ngực. Gia đình phải bán đi 2 công ruộng được 70 triệu đồng để trả viện phí. Nằm điều trị khoảng 2 tuần, bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm nên bác sĩ cho về nhà và kê toa thuốc trong 10 ngày. Nào ngờ, bệnh biến chuyển theo chiều hướng xấu, ông liên tục thổ huyết, bụng ngày một lớn và chân sưng phù, không ăn uống gì được. 3 ngày sau thì ông mất.
Trái ngang thay, ngày cha mất cũng là ngày Tuấn Danh bước vào kỳ thi đại học. “Nghe tin dữ đó, em không còn tâm trí nào để làm bài nữa” – Tuấn Danh tâm sự. Tưởng chừng Danh bỏ dở kỳ thi nhưng được sự động viên của mẹ và anh trai, Danh cố gắng hết sức và kết quả là đã đậu đại học, một “hiện tượng” hiếm thấy của vùng quê nghèo. Nhưng khi cầm giấy trúng tuyển từ ĐH Sài Gòn, lòng Danh buồn rười rượi.
Lê Tuấn Danh và mẹ trong ngôi nhà lụp xụp ở quê nhà Long An
Căn nhà lá ọp ẹp, nhiều chỗ rách bươm nhìn thấy trời xanh là chỗ che mưa nắng cho 3 mẹ con. Từ ngày cha mất dến nay, cảnh nhà đã túng càng túng hơn vì nợ nần chồng chất. Mẹ Danh trước đây quanh năm làm mướn, nay mắc chứng bệnh thần kinh tọa, chạy chữa nhiều nơi vẫn không thuyên giảm.Sinh hoạt gia đình đều trông chờ vào những đồng tiền công làm thuê ít ỏi của hai anh em Danh.
Video đang HOT
Vô phương xoay xở khoản học phí đầu năm là 1,5 triệu đồng nhưng Danh không bỏ cuộc. Dù chưa có tiền đóng học phí, Danh vẫn khăn gói ra TPHCM vì em tin “thế nào cũng có cách” để bước tiếp con đường học vấn.
Cánh cửa đại học đã mở ra với cậu học trò nghèo chân ướt chân ráo đến Sài Gòn. Danh nung nấu quyết tâm “Tìm một việc làm phù hợp để tự nuôi lấy việc học.” Một cơ hội việc làm lúc này với Danh quý giá biết bao.
Theo Dân trí
Tân sinh viên và nỗi lo lên thành phố học
Niềm vui chưa được bao lâu thì nhiều teen đang phải đối mặt với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền... khi bước vào giảng đường Đại học.
Thời điểm nhập học của các tân sinh viên đang đến gần cũng là lúc nhiều teen đang đối diện với nỗi lo về cuộc sống xa nhà. Chưa tính đến tiền học phí và các thủ tục khác, teen mình đã phải tốn kha khá tiền cho việc tìm nhà trọ. Đây là nỗi lo của không ít teen và phụ huynh từ dưới quê lên.
Gian nan tìm chỗ trọ
Đáng lo nhất là việc teen ở dưới quê lên các thành phố tìm nhà trọ, nhiều phụ huynh phải bán ruộng đất, trâu bò cầm được vài triệu trong tay nhưng chưa kịp mướn được cái phòng trọ thì bao nhiêu thứ lại phát sinh trên đất thành phố: nào là tiền ăn, tiền học phí, tiền đi lại....
M.Quân chia sẻ: "Cầm 3 triệu trên tay mà chỉ trong vài ngày mình đã đi đứt hết 2 triệu, thứ gì ở đây cũng đắt hết. Một ổ bánh mì ở quê có 3 ngàn mà lên đây tận 10 ngàn. Mình phải thuê tạm chỗ ở chứ chưa tìm ra được cái nhà trọ nào bình dân cả".
Khó khăn nhất của teen là tìm nhà trọ giá bình dân, hầu hết nhà trọ gần trường đều có giá trên trời. Đang là mùa nhập học nên các nhà trọ thi nhau "chặt chém" sinh viên. Thấy nhiều teen ở quê lên thì hét giá trên trời. Thế nên những teen này đành phải chi ra một số tiền cho mấy người "cò" để có một chỗ trọ phù hợp, còn không thì phải chịu cảnh trọ xa trường học.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Kinh sợ nhà trọ bình dân
Đã tốn một khoản tiền cho mấy người cò nhưng khi được dẫn tới nơi, nhiều teen phát hoảng khi thấy mấy ngôi nhà vô cùng xập xệ, khác xa so với những lời hứa hẹn của mấy cò. Những ngôi nhà này cũ kĩ, 4 cái phòng mà chỉ có chung cái WC. Nhưng nhiều teen đành căn răng chịu đựng vì đã trả tiền cho họ 1 nửa rồi.
M. K được họ chỉ chỗ tới trọ nhưng tới nơi phát hoảng lên vì một khung cảnh đáng sợ: "Sau một hồi quằn quèo qua mấy con hẻm mới tới cái nhà trọ, khiếp nhất là phải 3, 4 cái mã vô danh. Đừng xá gì mà chẳng có đèn xung quanh, còn thấy toàn kim tiêm. Khiếp đảm tớ nói với ba tớ chuộc lại số tiền kia nhưng năn nĩ mãi họ đưa lại có 30% trong số 50% tiền cọc".
Những ngôi nhà trọ khang trang tương đối sạch sẽ thì hầu hết nằm gần trường học nhưng giá cả quá đắt, giá lên tới 1.5 triệu -2.5 triệu/tháng. Những teen nào có điều kiện thì có thể chi trả nhưng với những nhà không có điều kiện tài chính thì số tiền đó quá lớn trong khi còn phải chi tiêu nhiều thứ.
Nỗi lo của nhiều teen
Trong khi nhiều teen vẫn còn đang trong niềm vui đậu ĐH thì nhiều teen khác đang rất lo lắng liệu mình có sống nổi trong môi trường ở thành phố không, người thân thì chẳng có, bạn bè thì hoàn toàn xa lạ, chẳng thể biết được người nào tốt, người nào xấu mà tin tưởng, vật giá thì ngày càng leo thang. Tiền trọ đã ngốn một khoản khá nhiều mà còn phải mua nhiều thứ khác như chăn gối, áo quần, thau, chén, bếp... những thứ đơn giản vậy tính sơ sơ cũng gần triệu bạc.
Bước vào giảng đường ĐH là teen đã phải tiếp xúc với biết bao người khác xứ, mỗi vùng lại có những nét văn hóa khác nhau, chỉ lo rằng không hợp với mình, cũng chẳng biết người này có tốt không, tìm một người bạn thân e rằng thật khó.
Nhiều teen khi lên thành phố không chịu được cảnh khói bụi xăng dầu, xe cộ lúc nào cũng tấp nập đến chóng mặt, ngày nào cũng kẹt xe, không khí ô nhiễm khiến teen lắc đầu ngao ngán. Bấy giờ là lúc teen nhớ đến gia đình.
H.Trân tâm sự: "Nhiều lúc nhớ gia đình kinh khủng, càng nhớ thì càng thương từng đồng tiền ba mẹ kiếm được bằng mồ hôi nước mắt gửi lên cho mình, mình càng phải học thật tốt. Lúc trước ăn hoài món rau muống xào phát ớn, giờ lên đây 5 ngàn một bó ăn chẳng đã thèm."
Để khắc phục những gánh nặng cơm áo gạo tiền nhiều teen đã tìm cho mình những partime thích hợp để kiếm thêm thu nhập, đây cũng là một cách giải quyết tốt nhưng cũng không nên quá lạm dụng sa đà vào quá mà quên đi nhiệm cụ chính là việc học.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh, xa nhà teen mới thấy quý những giây phút bên gia đình lúc trước. Tuy phải trải qua nhiều khó khăn nhưng nếu teen cố gắng thì sẽ vượt qua. Môi trường sinh viên sẽ giúp teen rèn luyện được tính tự lập cho bản thân.
Theo PLXH
"Cô học trò nghèo giỏi Anh văn" lo không có tiền học ĐH "Từ ngày biết mình đậu đại học, mình và gia đình vui lắm, nhưng cứ nghĩ đến kiếm tiền đâu để đủ ăn học suốt 4 năm..." - đó là nỗi trăn trở của tân sinh viên nghèo Lê Thị Lệ Thủy. Được tin cô học trò nghèo Lê Thị Lệ Thủy xuất sắc thi đậu vào khoa Kinh tế - Luật Trường...