Tân sinh viên đối diện nhiều thách thức khi bước chân vào giảng đường đại học

Theo dõi VGT trên

Dịch bệnh, áp lực học tập, cuộc sống sinh hoạt mới… là những điều mà tân sinh viên phải đối diện khi bước vào học đại học năm nay.

Trong thế giới đầy biến động, bất định, phức tạp và có cả sự mơ hồ, làm gì để những người trẻ có thể đứng vững và thành công trên con đường đã chọn là câu hỏi của nhiều người, đặc biệt là các tân sinh viên. Đó cũng là vấn đề được nêu ra tại sự kiện “Chào tân sinh viên năm 2020″ do Hệ thống giáo dục HOCMAI phối hợp với Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức.

Để các tân sinh viên có được sự chuẩn bị tốt nhất trước những biến động đó, chủ đề của sự kiện được lựa chọn là “ Thích nghi trong thế giới VUCA”.

Tân sinh viên đối diện nhiều thách thức khi bước chân vào giảng đường đại học - Hình 1

Sự kiện chào tân sinh viên được tổ chức tại 4 điểm cầu.

Chia sẻ tại chương trình, ông Trương Minh Hoàng, Giám đốc Chương trình Học thông minh Hệ thống Giáo dục HOCMAI, VUCA là viết tắt của Volatility (nhiều biến động), Uncertainty (bất định), complexity (phức tạp) và Ambiguity (mơ hồ). VUCA ngụ ý rằng trong cuộc sống luôn phải đối mặt với những biến động, bất định, phức tạp và cả sự mơ hồ.

Thông qua chủ đề này, ban tổ chức muốn gửi đến sinh viên thông điệp chúng ta không thể thay đổi được thế giới, không thể dự đoán được điều gì sẽ đến vào ngày mai, thì cách duy nhất là thay đổi chính bản thân mình. Sự linh hoạt là chìa khóa để tân sinh viên sống trong thế giới VUCA.

Tại các điểm cầu, các sinh viên đã được lắng nghe những chia sẻ của các giáo viên, chuyên gia giáo dục thông qua các tình huống, câu chuyện để kết nối các tân sinh viên, nói về những chặng đường đã qua sau những nỗ lực suốt 12 năm học phổ thông để có kết quả tốt vào đại học.

Là khách mời của chương trình, Phùng Trang Linh – Sinh viên năm 3, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, hiện là 1 trong 10 đại sứ Hòa bình Liên hợp quốc đã truyền cảm hứng đối với các tân sinh viên bằng việc chia sẻ lại những kinh nghiệm học tập, quyết tâm trong học tập và nỗ lực hoàn thiện, phát huy lợi thế, sở trường của bản thân. “Học tập không ngừng và quyết tâm để phấn đấu từng nấc, từng nấc một sẽ giúp chúng ta thành công hơn trong học tập và mở ra cơ hội triển vọng về nghề nghiệp sau này”, Trang Linh chia sẻ.

Video đang HOT

Tân sinh viên đối diện nhiều thách thức khi bước chân vào giảng đường đại học - Hình 2

Cô Trịnh Thu Tuyết phát biểu tại sự kiện chào tân sinh viên.

Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên ngữ văn tại HOCMAI mượn lời trong một cuốn tiểu thuyết rằng mỗi người cần “linh hoạt trong môi trường linh hoạt” để trao đổi với các tân sinh viên về sự thích nghi trong thế giới VUCA.

Cô Tuyết cho rằng, thích nghi là sự thay đổi để phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Trong một thế giới đang biến động, ta đứng im chắc chắn sẽ bị đào thải. Nhưng thích nghi theo nghĩa đơn thuần, tức “ở bầu thì dài, ở ống thì tròn”, các em sẽ dễ đ.ánh mất đi chính mình. Do đó, cô Tuyết khuyên sinh viên, dù thích nghi với bất cứ môi trường, hoàn cảnh nào cũng cần là chính mình.

Gặp cụ ông sinh viên 75 t.uổi và khát vọng giúp được nhiều người hơn

Ở t.uổi "thất thập cổ lai hy", cụ ông Ngô Tôn Đức (SN 1945, ở phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn cắp sách tới trường để kiếm tri thức về luật như bao bạn trẻ đã, đang là sinh viên của Đại học Luật Hà Nội.

Quá trình theo học, ông luôn nghiêm túc, cần mẫn trong học tập. Với những nỗ lực ấy, ông Đức trở thành "tấm gương sáng" cho nhiều người noi theo.

Gặp cụ ông sinh viên 75 t.uổi và khát vọng giúp được nhiều người hơn - Hình 1

Ông Ngô Tôn Đức cùng các bạn học cùng lớp đáng t.uổi cháu mình.

Đi học để mong có thể giúp đỡ nhiều người

Trước mặt tôi là ông cụ quắc thước, vầng trán cao, rộng. Dù đã 75 t.uổi nhưng giọng nói của ông Đức vẫn rành rọt, sang sảng. Nhắc về "ngày xưa", ông Đức vẫn nhớ chi tiết từng sự kiện đã diễn ra trong cuộc đời của mình. Theo lời kể của ông Đức, sau khi học xong phổ thông, ông thi vào trường Đại học Y Hà Nội. Dù đỗ nhưng ông Đức đành "gác bút nghiên", lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Sau 8 năm trong quân ngũ, ông Đức chuyển ngành về nhà máy nước Hà Nội công tác. Tuy nhiên, ước ao được học tiếp thôi thúc, ông Đức đã làm hồ sơ, thi vào hệ tại chức của Đại học Bách Khoa. Lúc đó, ông Đức vừa học, vừa làm, vừa cùng vợ chăm sóc con nhỏ. Vất vả là vậy nhưng kết quả học tập của ông vẫn rất tốt. Nhưng rồi, một biến cố lớn đã xảy ra với gia đình ông Đức: người con trai đầu mới được vài t.uổi bị sốt cao, co giật rồi "ra đi" sau đó. "4 tháng 3 ngày sau tôi lại mất tiếp đứa con trai thứ hai", ông Đức ngậm ngùi tâm sự.

Không ai sống mãi với nỗi đau, cuộc sống là phải nhìn về tương lai, thế nên ông Đức tự nhủ bản thân phải cố gắng để vượt qua nỗi đau mất "2 khúc ruột", trở thành chỗ dựa tinh thần cho người vợ trẻ đã khóc cạn nước mắt. Nén nỗi đau xuống đáy lòng, ông động viên gia đình cố gắng vượt qua mất mát, bước về phía trước. Bản thân ông Đức ngoài lao vào công việc, ông còn lao vào làm đề tài tốt nghiệp Bách Khoa để quên đi nỗi nhớ con. Khi nỗi đau dần nguôi ngoai và để phục vụ cho công việc tại cơ quan mới, ông Đức tiếp tục thi vào Trường Đại học Ngoại thương. Noi gương cha, 3 con gái sau này của ông Đức cũng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.

Năm 2001, ông Đức được nghỉ hưu theo chế độ. Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia làm việc tại Hội Cứu trợ t.rẻ e.m tàn tật Hà Nội. Tại đây, ông Đức đã làm nhiều công việc xã hội hết sức ý nghĩa để giúp đỡ t.rẻ e.m tàn tật: xin kinh phí chữa bệnh, học tập cho các em. Quá trình làm việc, ông mong muốn mình có thể giúp đỡ được nhiều người khác hơn nữa nên tiếp tục đi học. Ngôi trường mà ông chọn là Đại học Luật Hà Nội.

Theo chia sẻ của cụ ông, quá trình làm các công tác xã hội, có rất nhiều người hỏi ông về chuyện đất cát, thừa kế, thủ tục giấy tờ... "Kiến thức thì rộng mà sự hiểu biết của tôi hạn hẹp. Để giúp được nhiều người hơn, tôi nghĩ mình cần phải đi học luật. Vậy là tôi đi để có thể giúp những ai cần tôi", ông Đức chia sẻ.

Gặp cụ ông sinh viên 75 t.uổi và khát vọng giúp được nhiều người hơn - Hình 2

Ông Ngô Tôn Đức (bên phải) được giáo sư tặng sách.

Sinh viên già nhất trường

Năm 2018, ông Ngô Tôn Đức trở thành sinh viên văn bằng 1 hệ vừa học vừa làm của trường Đại học Luật Hà Nội. Ông bảo lí do chọn trường luật là vì mong muốn giúp được mọi người biết phân biệt đúng, sai, làm theo pháp luật. Ngoài ra, ông đi học là để "vui, khỏe". Theo chia sẻ của ông Đức, ông là sinh viên già nhất trường, là ông, là cha mà thua kém các bạn học cùng trường thì ngại lắm. Thế nên, ông luôn tự nhủ nếu không học giỏi hơn thì phải bằng.

1 ngày có 24 giờ, ban ngày ông dành cho công việc, chiều tối ông lại cắp sách lên giảng đường. Trước khi lên lớp, bao giờ ông cũng đọc giáo trình, nghiên cứu tài liệu để tiếp thu kiến thức thầy cô giảng tốt hơn. Về nhà, ông lại đọc lại tài liệu, đọc lại những nội dung giảng viên đã truyền đạt trước đó. "Không bao giờ tôi đi ngủ trước 1, 2 giờ sáng", ông Đức nói và cho biết mỗi khi có bài tiểu luận, dù đã đi nằm rồi nhưng bản thân ông vẫn đau đáu với nó. Chợt nghĩ ra vấn đề gì, ông Đức lại dậy viết bổ sung vào bài. Nhờ vậy, kết quả học tập của ông Đức tại trường Đại học Luật Hà Nội 2 năm vừa qua luôn đạt ở mức giỏi.

Theo chia sẻ của một số thầy cô đã dạy ông Đức, trên lớp, vị sinh viên già nhất trường luôn chăm chú nghe giảng. Ông là trường hợp đặc biệt "chẳng cần điểm danh" vì luôn đến sớm 15 phút và không lẫn với ai được. Thầy Tạ Quang Ngọc (giảng viên dạy môn Luật Hành chính - Đại học Luật Hà Nội) cho biết: "Bác Đức rất chăm chỉ, nghiêm túc trong học hành. Ở trong lớp, bác ấy rất chăm chú nghe giảng, phần nào chưa hiểu là hỏi ngay. Bác Đức cũng là người tôn sư trọng đạo, trân trọng thầy cô".

Đồng quan điểm trên, thầy Nguyễn Triều Dương (Phó Trưởng khoa đào tạo đại học - Đại học Luật Hà Nội) còn cho biết bác Đức là tấm gương, là động lực để mọi người học tập và noi theo. "Tôi có dịp tiếp xúc với bác Đức vài lần nhưng rất ấn tượng về tư chất, con người bác Đức. Bác Đức rất quyết tâm học hành. Nguyên nhân bác ấy đi học là để thỏa trí đam mê, kiến thức về luật", thầy Dương nói.

Đi học, nhận được sự khích lệ, động viên từ thầy cô, gia đình, ông Đức tự nhủ phải cố gắng hơn nữa để tạo sự khích lệ, động viên thế hệ trẻ trong học tập. "Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành cho tới khi "tổ tiên gọi về". Bằng cử nhân của Đại học Luật Hà Nội sẽ là "tấm vé" để tôi học luật sư, cao học sau này", ông Đức tâm sự. Tiếp lời ông bảo "tôi của ngày hôm nay sau gần 2 năm học là công của thầy cô trong trường". Bởi ngoài tâm huyết, kiến thức được truyền đạt lại qua bài giảng, nhiều thầy cô trong trường còn liên tục cho mượn, tặng ông Đức tài liệu, sách hay khi thấy ông ham học .

"Các thầy cô trong trường thực sự tâm huyết. Không tâm huyết thì không giảng bài nhiệt tình, sâu sắc đâu. Đây chính là điều tôi sung sướng và tự hào khi được học tập trong môi trường này. Tôi tự hào khi được thầy cô trân quý, bạn học mến yêu. Có lần tôi bị ốm, phải nghỉ học 3 ngày, hôm đi học lại, cả lớp hò reo: "Ôi, bác già đây rồi". Nghĩ lại tôi thấy vui lắm, tự hào lắm", ông Đức nói với giọng trân trọng, vui sướng.

Không chỉ là tấm gương về học tập ở lớp, ở trường, ông còn là tấm gương về học tập cho các cháu ngoại noi theo. Bởi nhìn thấy bảng điểm của ông ngoại với điểm số cao, nhìn thấy sự chăm chỉ học tập của ông, hầu hết các cháu ngoại đều bảo nhau phải học tập ông. Có người cháu ngoại còn thốt lên câu "ông học vừa thôi" khi thấy ông cứ lao đầu vào học. Ông bảo, tại mình ham học, thèm học nên khi gặp cuốn sách hay, đọc thì không dứt ra được. Bởi vậy khi phóng viên chào ông để ra về, điều ông nhắn nhủ là: "Có cuốn sách nào hay thì chia sẻ với bác nhé. Nhớ chụp lại bìa mấy cuốn giáo trình cháu đang học cho bác nhé...".

Ngày càng nhiều sinh viên ở t.uổi "thất thập cổ lai ly"

Sự học là mãi mãi như câu nói bất hủ của Lenin: "Học, học nữa, học mãi". Thế nên ngày nay, rất nhiều cụ ông, cụ bà dù đã ở cái t.uổi "thất thập cổ lai hy" song họ vẫn cố gắng học hành, trở thành sinh viên của một số trường đại học lớn. Đó là cụ ông Cao Nhất Linh (86 t.uổi, ở Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Bà Vi Thị Kiên sinh viên ngành Luật của ĐH Cần Thơ...

Ở t.uổi 84, cụ Linh mới vào đại học, là sinh viên khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Đông Đô. Theo chia sẻ của cụ Linh, việc học đại học là giấc mơ từ thuở bé của cụ. Nhưng vì hoàn cảnh, cụ phải dang dở việc học. Đến khi con cháu trưởng thành, có điều kiện, cụ Linh mới tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình. Quá trình theo học, tại trường, cụ Linh khá nghiêm túc, điểm trung bình năm thứ nhất của cụ Linh là 7 điểm. Ngưỡng mộ nghị lực, ham học tập của cụ ông Cao Nhất Linh, Ban Giám Hiệu trường ĐH Đông Đô đã quyết định giảm 50% học phí cho cụ.

Cũng ham học và có ước mơ được học đại học như cụ Linh, sau khi thấy việc chăm lo gia đình, nuôi nấng các con đã hoàn thành, bà Vi Thị Kiên đã theo đuổi giấc mơ đại học của mình. "Tôi muốn gửi thông điệp đến bạn trẻ là t.uổi đời, tương lai các bạn, các em còn rất dài nên hãy học để có kiến thức. Học để làm người tốt, học để trở thành người có tài, có đức hữu dụng cho đất nước", bà Kiên gửi cảm hứng đến với mọi người.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Zenless Zone Zero hé lộ thông tin cực hot, sẽ lấy "chất lượng hơn số lượng"

Mọt game

10:37:22 20/09/2024
Chỉ còn ít ngày nữa, Zenless Zone Zero sẽ chính thức ra mắt và ngay từ lúc này, sự quan tâm dành cho bom tấn mới của miHoYo đang lớn hơn bao giờ hết.

Tài tử "Người thừa kế" từng sốc khi biết chỉ còn sống được 6 tháng

Sao châu á

10:31:55 20/09/2024
Xuất hiện trong một chương trình gần đây, tài tử Hàn Quốc Kim Woo Bin đã chia sẻ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay

Góc tâm tình

10:27:23 20/09/2024
Tôi rất xấu hổ khi biết t.iền lương của bạn gái nhận được mỗi tháng. Tôi đã trải qua vài mối tình nhưng chưa đâu vào đâu. Những người con gái mà tôi tìm hiểu trong vài năm qua có quá nhiều khuyết điểm.

Cosplay Ganyu chơi b.ắn cung, nữ game thủ Genshin gây choáng váng vì để tâm hồn "lồ lộ"

Cosplay

10:26:43 20/09/2024
Chắc hẳn, các game thủ Genshin Impact đã không còn quá xa lạ với cái tên Ganyu. Bởi lẽ, đây chính là một trong những nhân vật có nhiều fan nhất nhì ở thời điểm hiện tại.

One Piece live-action phần 2 của Netflix tung ra những quả trứng phục sinh lớn

Hậu trường phim

10:21:24 20/09/2024
Sau phần 1 ra mắt thành công, loạt phim người đóng này đã nhanh chóng có tin tức về phần 2 và mọi ánh mắt đều đổ dồn về bộ phim khi quá trình sản xuất đã bắt đầu.

Showbiz 20/9: Phim kinh dị 'Cám' ra rạp, vợ chồng Lý Hải lên tiếng việc từ thiện

Sao việt

10:14:42 20/09/2024
Phim điện ảnh Cám bắt đầu công chiếu sau thời gian ấp ủ, Lý Hải - Minh Hà giải thích về số t.iền kêu gọi ủng hộ cho bà con vùng bão lũ.

Cô gái trẻ trồng khoai lang trên nóc tủ lạnh, cư dân mạng hỏi: Đây là giống cây mới nào?

Sáng tạo

10:12:11 20/09/2024
Cô gái trẻ tên Tiểu Vân ở Tứ Xuyên, người mang đến sức sống mới cho những điều bình thường bằng tầm nhìn độc đáo và trí tưởng tượng không giới hạn của mình.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24: Đào nơm nớp lo sợ bị dân chơi trả thù

Phim việt

10:12:03 20/09/2024
Trong Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24, sau khi Quý báo án hội khách sộp, Đào nơm nớp lo sợ sẽ bị những vị khách dân chơi trả thù.

Mbappe kém vui, liếc xéo Endrick tạo sử với Real Madrid ở Cúp C1

Sao thể thao

10:11:39 20/09/2024
Kylian Mbappe kém vui, không chạy lại chúc mừng Endrick sau sao đàn em quyết định tự ghi bàn, thay vì chuyền cho anh hoặc Vinicius, ở trận Real Madrid 3-1 Stutgart.

Ninh Bình: Trình diễn trang phục dân tộc ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Quốc tế 2024

Thời trang

10:03:47 20/09/2024
Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa và du lịch Ninh Bình đến bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da

Làm đẹp

09:56:06 20/09/2024
Những sản phẩm cung cấp nước cho da được gọi là cấp ẩm, trong khi khóa ẩm dùng để chỉ những sản phẩm có tác dụng tạo thành lớp màng chắn bảo vệ và giữ ẩm cho da để độ ẩm trên da không bị mất đi.