Tân phó giáo sư ngành luật bị tố chép luận văn người khác
Đề tài nghiên cứu do trưởng khoa luật Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chủ trì bị phát hiện sao chép của nhiều người.
Đề tài nghiên cứu khoa học do TS Đặng Công Tráng chủ nhiệm (trái) sao chép từ nhiều nguồn – Ảnh: T.T.D.
Theo đó, đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam” do ông Đặng Công Tráng chủ trì bị phát hiện sao chép luận văn thạc sĩ của một học viên tại ĐH Quốc gia Hà Nội.
Đề tài này cũng chép một số nội dung trong các nghiên cứu khác. Ông Tráng vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.
1 đề tài, sao chép 3 nơi
Giảng viên một trường ĐH thông tin đến Báo năm 2017, thông qua hoạt động nghiên cứu chuyên môn, người này phát hiện nhóm giảng viên gồm TS Đặng Công Tráng, TS Vũ Thế Hoài, ThS Nguyễn Thị Hải Vân (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) “đã có hành vi gian dối, vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, đạo đức nhà giáo trong nghiên cứu khoa học”.
Cụ thể: Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2017 mang tên “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam” của nhóm giảng viên này sao chép gần như hoàn toàn luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới”, chuyên ngành luật kinh tế, khoa luật ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2014, của tác giả Vũ Văn Tú, do TS Vũ Quang hướng dẫn.
Ngoài ra, tiểu mục 1.1.2 “Đặc điểm của bán hàng đa cấp” trong đề tài nghiên cứu của nhóm TS Tráng sao chép lại bài viết “Hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị” của ThS.LS Lê Văn Sua đăng trên mục Nghiên cứu – Trao đổi của cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp ngày 28-3-2017.
Còn tiểu mục 3.3 “Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp” trong đề tài nghiên cứu của nhóm TS Tráng chép lại bài viết “Hoan thiên phap luât nhăm quan ly hiêu qua hoat đông ban hang đa câp” của ThS Lê Bi Bo – giảng viên Hoc viên Can bô TP.HCM – đăng trên tạp chí Dân Chủ Và Pháp Luật.
Video đang HOT
Trao đổi với Báo, ThS Lê Bí Bo xác nhận bà có viết bài báo khoa học “Hoàn thiện pháp luật nhằm quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp” đăng trên tạp chí Dân Chủ Và Pháp Luật năm 2016.
Đối sánh nội dung đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Công Tráng với bài báo khoa học của ThS Lê Bí Bo có thể nhận thấy ngay ở tiểu mục 3.3 trong đề tài nghiên cứu của nhóm TS Tráng sao chép lại nguyên văn nội dung bài báo trên với hơn 2.600 chữ.
“Mức độ nghiêm trọng”
với Báo, luật sư Lê Văn Sua cho biết bài báo của ông xuất phát từ thực tế những thông tin không vui về bán hàng đa cấp nổ ra, kèm theo đó danh sách các nạn nhân ngày một dài thêm, nhất là bà con nông dân, người hưởng lương hưu…
Điều này thôi thúc ông Sua nghiên cứu và thông qua những kiến nghị, đề xuất của mình hi vọng nhà quản lý sẽ có giải pháp tốt hơn, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật.
“Tôi có xem đoạn bài viết của mình bị sao chép, cảm giác đầu tiên thấy buồn chứ. Buồn khi chuyện sao chép vì sao vẫn còn xảy ra mãi. Trong khi báo chí cứ phản ánh, còn người ta vẫn cứ sao chép…” – ông Sua nói.
Trong khi đó, giảng viên hướng dẫn luận văn thạc sĩ của học viên Vũ Văn Tú xác nhận đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới” đã được ông Tú hoàn thiện và bảo vệ thành công năm 2015.
“Học viên Vũ Văn Tú là người làm việc nghiêm túc, hiệu quả, khoa học và công phu. Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả trên có dấu hiệu sao chép lại nội dung luận văn của Vũ Văn Tú” – vị giảng viên này nhận định.
Ngày 1-3, trao đổi với Báo, luật sư Vũ Văn Tú khẳng định sau khi đối chiếu đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả và luận văn của mình thì thấy việc sao chép ở mức độ nghiêm trọng. Nhiều đoạn, thậm chí nhiều trang của đề tài nghiên cứu được sao chép liên tục từ luận văn của ông Tú.
“Đề tài của tôi hướng đến hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp dựa trên kinh nghiệm quốc tế. Trong khi các đề tài trước đó chưa đi theo hướng này nhiều, nên tôi đã mất rất nhiều công sức để tìm hiểu.
Do các tài liệu này đều bằng tiếng nước ngoài, nên tôi mất nhiều thời gian cho việc dịch, tổng hợp, phân tích và viết bằng ngôn ngữ của chính mình… Tôi đã mất hơn một năm để thực hiện đề tài này. Vậy mà họ đã sao chép đề tài của tôi một cách không thương tiếc…” – ông Tú .
“Không thể chấp nhận”
“Tỉ lệ “ăn cắp” – tôi dùng từ này vì đề tài không dẫn nguồn tài liệu tham khảo là luận văn của tôi – là lớn. Không chỉ sao chép từng đoạn, từng trang, mà mục lục của đề tài nghiên cứu cũng tương tự như cấu trúc luận văn của tôi càng cho thấy công trình này không có giá trị khoa học mới vì vẫn theo hướng tiếp cận đã có. Đây lại là đề tài của các giảng viên đang công tác tại khoa luật – là những người am hiểu về pháp luật – thì càng không thể chấp nhận được” – ông Tú nhấn mạnh.
Theo TTO
Thủ khoa chê lời mời làm 'quan': Trải thảm đỏ không đúng chỗ?
Chia sẻ chuyện thủ khoa được trải thảm đỏ lại từ chối về cơ quan nhà nước, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho rằng có thể thảm đỏ trải ra nhưng không đúng nguyện vọng.
Thủ khoa không thích về làm tại các cơ quan nhà nước có thể do không đúng nguyện vọng.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, nguyên trưởng ban Đào tạo, ĐH quốc gia Hà Nội, trong thời đại cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, tìm được một người vừa giỏi, vừa năng động, vừa tâm huyết với công việc rất khó. Chính vì vậy, với cơ quan tuyển dụng nhà nước, đừng coi thường và rũ cho sạch để những người giỏi đi hết. Nếu thế, cuối cùng chỉ còn lại cát và sỏi.
Liên quan đến chuyện thủ khoa từ chối về cơ quan nhà nước, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho rằng hiện tượng các thủ khoa không thích về làm việc tại các cơ quan nhà nước có thể hiểu thảm đỏ trải ra nhưng không đúng nguyện vọng.
"Đối với các thủ khoa, mong muốn lớn nhất của họ là được cống hiến và phục vụ. Vấn đề là được làm đúng ngành, đúng nghề, đúng nguyện vọng. Nếu không đáp ứng được điều này thì thảm có đỏ nữa họ cũng không về" - PGS. Nguyễn Văn Nhã nói.
Chính vì vậy, ông khẳng định có chính sách để thu hút thủ khoa là đúng. Nhưng chính sách đó phải phù hợp với nguyện vọng mà thủ khoa đang mong muốn như điều kiện làm việc, chỗ làm việc, môi trường làm việc. Còn những thứ khác có thể xếp sau. Chính sách đãi ngộ cũng phải rất mềm dẻo.
Thời đại bây giờ, trước áp lực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các nhà tuyển dụng tìm được một thủ khoa vừa nhiệt huyết, vừa giỏi, vừa năng động thì quý vô cùng. Vì vậy, phải đãi cát tìm vàng.
"Do đó, tôi cho rằng các cơ quan tuyển dụng đừng coi thường rũ sạch mà họ đi mất. Nếu thế, cuối cùng chỉ còn cát và sỏi. Đào tạo được một người giỏi thì rất vất vả. Giống như một người mẹ sinh ra được một đứa con vừa giỏi giang vừa xinh đẹp. Vì nhân sinh vốn vô thập toàn. Thế nên đó có thể coi là những viên kim cương" - PGS. Nguyễn Văn Nhã khẳng định.
Tuy nhiên, về phía các thủ khoa, ông cho rằng, các thủ khoa cũng cần phải biết rằng bất cứ một danh hiệu gì cũng chỉ là hình thức bên ngoài. Kể đoạt huy chương Olympic, kể cả thần đồng thì đó chỉ danh hiệu được phong tặng. Còn nếu bản thân các thủ khoa không cố gắng, không phấn đấu thì năng lực đó, tài năng đó rất dễ bị lụi tàn.
Nên đừng lợi dụng danh hiệu nọ, danh hiệu kia để đưa ra đòi hỏi. Vì danh hiệu nào cũng không cao bằng năng lực thực tế. Bởi vì, thời đại hiện nay, tất cả những gì có thể mua được danh vọng thì đều phù phiếm. "Vì vậy, các bạn không nên ỉ lại vào những danh hiệu đó. Kể cả có được 700 điểm TOFEFL thì các bạn cũng không phải là người giỏi tiếng ngoại ngữ. Vấn đề là bạn có lợi hơn người khác là bạn có thêm một chứng chỉ công nhận một giai đoạn bạn cố gắng. Từ xuất phát điểm đó, phải cố gắng nhiều hơn các người khác" - PGS. Nguyễn Văn Nhã dặn dò.
Liên quan đến sự kiện thủ khoa thất nghiệp vừa qua, TS. Đàm Quang Minh, hiệu trưởng trường ĐH Thành Tây cho biết ông từng đi và nghiên cứu nhiều nền giáo dục khác nhau, tôi biết ở nước ngoài, thủ khoa tốt nghiệp một trường đại học sẽ được chào đón từ khi biết sinh viên đó có khả năng trở thành thủ khoa. Vì sao lại như vậy? Bởi lẽ, thủ khoa chính là sản phẩm tốt nhất, giá trị cao nhất của một trường đại học. Còn ở ta thì thủ khoa không được chào đón như vậy? Vì sao?
Vì sản phẩm tốt nhất nhưng lại không đúng đòi hỏi của thị trường lao động, điều này chứng tỏ ở đâu đó trường đại học đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội. "Từng phỏng vấn nhiều ứng viên ở những vị trí khác nhau, tôi thấy rằng sinh viên Việt Nam khá thụ động, không ít sinh viên vô cùng rụt rè. Có những trường hợp đã tốt nghiệp đại học ở ngưỡng tuổi gần 30 nhưng khi đi xin việc bố mẹ vẫn phải dắt đi" - TS. Đàm Quang Minh nêu thực tế.
Ông còn cho biết thậm chí, nhiều phụ huynh còn xin được ngồi cùng con trong buổi phỏng vấn để có cơ hội nói đỡ cho con. Việc thiếu cập nhật chương trình đào tạo chuyên môn ở trường cùng tình trạng bao bọc, che chở quá kỹ của cha mẹ khiến sinh viên Việt Nam khó đối mặt, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Theo TPO
ĐH Quốc gia Hà Nội thay đổi phương thức tuyển sinh năm 2018 Năm 2018, ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên xét tuyển bằng hình thức sử dụng kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT. ảnh minh họa Năm 2018, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trên 8.500 chỉ tiêu theo học 104 chương trình đào thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Khoa học Xã hội, Kinh tế, Quản...