Tản mạn về Dim sum
Ít ai biết rằng nguồn gốc của các món Dim sum, tức “điểm sấm” (mà người Việt hay gọi trại thành “điểm tâm”) xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho lại sức dọc theo Con đường Tơ lụa (Silk Road).
Thoạt đầu các trà quán chỉ phục vụ trà mà không có thức ăn bởi ngày đó người ta vẫn tin rằng dùng trà chung với thức ăn rất dễ gây tăng cân.
Nhưng từ khi phát hiện ra tác dụng giảm cân của trà, các món ăn nhẹ bắt đầu được bán tại các trà quán này. Và cũng từ đó các món Dim sum bắt đầu được phát triển và trở nên đa dạng như ngày nay.
Nguồn gốc thú vị của các món Dim sum xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho
lại sức dọc theo Con đường tơ lụa (Silk Road) – Ảnh: Food & Beverage Asia
Nghệ thuật làm các món Dim sum có lẽ bắt nguồn từ cộng đồng người nói tiếng Quảng ở phía Nam Trung Quốc, những nghệ nhân thật sự đã biến những trà quán vốn dĩ yên tĩnh trở nên náo nhiệt và thoải mái hơn bao giờ hết nhờ những món ăn nhẹ thú vị này.
Ở Hồng Kông cũng như các thành phố thuộc Quảng Đông, các món Dim sum được chuẩn bị từ rất sớm, thường là từ 5 giờ sáng. Đa phần khách hàng của món Dim sum thường là những người lớn tuổi sau giờ tập thể dục mỗi sáng.
Ngoài ra, các trà quán phục vụ món Dim sum cũng được xem như địa điểm ăn sáng lý tưởng cho cả gia đình vào những ngày cuối tuần. Các trà quán truyền thống đa phần phục vụ đến giữa trưa là đóng cửa. Ngày nay thì món này được phục vụ bất kể lúc nào, ở nhà hàng lẫn đóng gói mang về tại các cửa hàng tiện lợi.
Video đang HOT
Chỉ quanh quẩn với cách làm bao bột, hấp hoặc chiên… để hoàn thành một menu đồ sộ hơn trăm món Dim sum là cả một nghệ thuật – Ảnh: Food & Beverage Asia
Thực đơn của Dim sum khá phong phú: từ các món hấp quen thuộc như há cảo, xíu mại, bánh hẹ… cho đến bánh cuốn nhân tôm, xá xíu, các loại bánh bao, cũng như các món chiên nhẹ đa dạng. Chỉ quanh quẩn với cách làm bao bột, hấp hoặc chiên… để hoàn thành một menu đồ sộ hơn trăm món Dim sum là cả một nghệ thuật.
Các món Dim sum ngon không chỉ nhờ vào phần nhân đậm đà, mà còn vì lớp bột bên ngoài có hài hòa hay không nữa. Bột làm vỏ phải có độ trong và đục đạt chuẩn tùy theo món, vỏ bánh phải dai và dày vừa đủ để không làm chảy phần nhân bên trong, cũng như khi nguội đi thì không bị cứng, khi nằm quá lâu trong xửng hấp thì không bị nát.
Theo thời gian, thực đơn Dim sum càng ngày càng đa dạng hơn và phong phú hơn. Nhiều nguyên liệu và cách làm trước đây được xem là xa lạ với nền ẩm thực phương Đông thì nay cũng được dùng để chế biến món ăn này như cá hồi hay trứng cá.
Ở Sài Gòn, há cảo hay đặc biệt là xíu mại đã dần dần được “cải biên” cho phù hợp với khẩu vị địa phương hơn, có thể dùng với bánh mì hay cơm tấm như một món ăn kèm thú vị.
Theo ihay
[Chế biến] - Bánh củ cải chiên
Thuộc dòng Dim - sum tinh tế, bánh củ cải lý tưởng làm món khai vị hoặc tráng miệng sau bữa chính.
Nguyên liệu:
- Củ cải trắng: 1kg
- Bột gạo: 150g
- Bột bắp: 70g
- Bột tàn mì: 70g
- Muối: 20g; bột ngọt: 30g; đường: 20g; bột súp gà: 20g; dầu mè: muỗng cà phê; tiêu: muỗng cà phê; nước: 1 lít
- Lạp xưởng: 70g
- Tôm khô: 30g
Cách làm:
- Củ cải rửa sạch bào nhỏ, cho nửa lít nước vào đun sôi ở nhiệt độ 70 - 80 độ C sao cho hỗn hợp hơi sánh lại là được.
- Tôm khô và lạp xưởng luộc sơ, xào thơm.
- Cho tất cả vào hỗn hợp gia vị còn lại, trộn đều đổ và khuôn. Hấp trong 1 giờ.
- Bánh sau khi hấp để nguội, cắt lát mỏng vừa ăn để chiên. Dùng nóng.
Bài:Du Miên - Ảnh: nhà hàng PAO
Theo Saigonamthuc
Hấp dẫn bún giò heo xứ Huế Bún giò chỉ nên ăn từ sáng sớm đến khoảng 7h30 mới ngon. Sau đó nước dùng để lâu trên lửa, chân giò ninh nhiều sẽ bị "ê" mất hương vị. Một tô bún giò điểm tâm buổi sáng ở Huế chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng, giá cả bình dân lại ngon miệng nên được nhiều người ưa thích. Bún giò...