Tận hưởng sự yên bình làng Cù Lần mang lại
Trong những năm gần đây có một địa điểm tham quan du lịch hoan toan mơi toanh trên ban đô du lich Đa Lat đối với du khách gần xa đó chính là Làng Cù Lần.
Làng Cù Lần toa lac tại thôn Suôi Can, xa Lat, Huyện Lac Dương Lâm Đông, làng rông 20 ha và co môt con suôi chay quanh, la nguôn nươc chính cho ngôi lang ngươi K’ho sinh sông. Từ trung tâm Đà Lạt, tôi vượt hơn 20km đường đèo quanh co để đến với Làng Cù Lần, nằm trên tỉnh lộ 722. Đây là một phần của con đường Đông Trường Sơn nối liền Tp. Đà Lạt và Đak Lak. Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đồi núi cao nguyên. Những hồ nước thơ mộng lấp ló sau những dãy núi cao hùng vĩ cứ nối tiếp nhau trải dài đến vô tận. Cứ thế xe chạy qua những khúc cua với rừng thông hai bên.
Hồ Đankia – Đập giới chỉ Ankroet (Cảnh ven đường đèo dẫn đến khu du lịch Làng Cù Lần).
Một đoạn đèo quanh co dẫn vào làng.
Video đang HOT
Cổng vào Làng Cù Lần.
Cảm giác đầu tiên khi xe tôi chạy đến nơi đó chính là “ở đây có gì tham quan” khi chỉ có một cái cổng khá cao với tấm bảng ghi Làng Cù Lần nhìn xung quanh thì khá là hoang sơ không giống khu du lịch. Một anh thanh niên chừng 25 tuổi giữ cổng kiêm bán vé 30.000 đồng/người. Sau đó anh ta bảo tôi đi theo hướng có chiếc xe ngựa để xuống khu vực bên dưới. Qua hơn trăm bậc thang rồi tiếp tục qua thêm 2 chiếc cầu treo nữa thì mới đến được với khu vực Làng Cù Lần. Đứng ở lưng chừng đường xuống thì chúng ta sẽ phóng được tầm mắt của mình bao quanh khu vực, lúc này thì mới thấy được sự kì vỹ của ngôi làng.
Qua 2 cây cầu treo mới đến được khu vực của Làng Cù Lần.
Tới đây thì chỉ có một câu hỏi lớn đó là tại sao Làng lại mang tên là Cù Lần? Và theo như tôi tìm hiểu thì ngày xưa ở đây còn hoang sơ cho nên nơi đây đã trở thành nơi sinh sống của con Cù Lần, những con thú hiền lành dễ thương với đôi mắt to tròn đẹp nhất thế gian. Ngoài ra thì tại nơi đây có rất nhiều cây Cù Lần, người dân K’ho khai thác chế tác thành con Cù Lần trừu tượng rồi đem bán cho du khách (người ta thường gọi là con Cu Li hoặc con Cù Lần có bộ lông màu vang có tác dụng y học trong việc cầm máu).
Cây Cù Lần – loài cây bất tử.
Con Cù Lần với đôi mắt to tròn.
Ngoài những địa điểm tham quan trong khu vực Làng Cù Lần như Làng Đuốc hay Dốc Trời Ơi, thì du khách có thể mướn một chiếc xe Jeep với giá 300.000 đồng/4 người để tận hưởng thiên nhiên, nguyên sinh hoang dã giữa núi rừng. Chiếc xe Jeep sẽ băng rừng, leo đồi và lội suối đưa du khách đến với một cảm giác trải nghiệm mới mẻ hiếm khi có được. Thật tiếc khi tôi đến đây vào ngày thường, khá vắng khách nên không thể ghép đoàn để thử cảm giác mạnh bằng chuyến xe Jeep. Bởi vì 1 chuyến xe tối thiểu là 4 người. Đành để dịp sau lên và chắc chắn tôi sẽ phải thử cảm giác đi xe Jeep băng rừng, lội suối.
Dạo chơi một vòng trong làng, thả hồn vào thiên nhiên núi rừng, tôi dừng chân tại một hàng quán nhỏ nằm trong làng gọi một ly sữa đậu nành nóng và thêm một dĩa khoai lang nướng chấm mật ong để thưởng thức. Giữa không gian núi rừng với không khí se lạnh thì việc uống một ly sữa nóng, cắn một miếng khoai lang nướng còn bốc khói không gì có thể diễn tả được. Một cảm giác vô cùng thoải mái, mọi phiền muộn lo toan trong cuộc sống dường như biến mất. Tâm hồn lúc này chỉ có thể cảm nhận được tiếng nước chảy, tiếng gió xào xạc, và tiếng thông reo rì rào.
Khoai lang nướng chấm mật ong.
Sau một hồi thả hồn vào thiên nhiên thì tôi tiếp tục đi khám phá làng Cù Lần, và điểm cuối cùng trong hành trình khám phá chính là Chợ Chồm Hổm. Khác với suy nghĩ của tôi, thực ra chợ Chồm Hổm chỉ là một nhà sàn bày bán các đồ lưu niệm, rất là nhiều mặt hàng lưu niệm lạ như : tượng nhà mồ, vỏ cây, gùi, những chiếc mặt nạ nhiều hình thái khác nhau… và không thể nào thiếu được đặc trưng của Làng đó chính là các chú Cù Lần nhồi bông. Đây là mặt hàng bán chạy nhất ở chợ vì du khách nào tới đây cũng muốn mua cho mình một con làm kỉ niệm và tôi cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Không chỉ có ban ngày, mà du khách có thể nghỉ đêm tại đây tham gia đốt lửa trại, giao lưu văn hóa cồng chiêng và rồi tận hưởng sự thư thái, yên bình mà làng Cù Lần mang lại.
Theo Zing