Tận hưởng không khí Tết xưa giữa Sài Gòn hoa lệ
Hình ảnh những ông đồ, bà đồ bên nghiên bút viết thư pháp như “rồng bay phượng múa” càng làm không khí Tết thêm ấm áp.
Còn đúng 10 ngày nữa sẽ đến Tết cổ truyền, phố ông đồ ở Sài Gòn cũng nhộn nhịp người đến xin và cho chữ
Còn đúng 10 ngày nữa là đến Tết Đinh Dậu 2017, trên mọi con hẻm, phố phường của TP.HCM nơi nơi, nhà nhà đều rực rỡ sắc xuân kèm theo tiếng nhạc xuân rộn ràng. Những ngày qua, phố ông đồ khai trương tại trước nhà văn hóa Thanh Niên (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1) trở thành nơi thu hút người dân, du khách, nhất là giới trẻ đến tham quan, thưởng lãm và “xin” chữ.
Năm nay, phố ông Đồ được mở rộng sang đường Nguyễn Thị Minh Khai, quan sát cả phố ông đồ có hơn 50 gian hàng. Những ông đồ trẻ xen kẽ bên ông đồ già ngồi nhẫn nại cho chữ bên nghiên bút với những chữ Cha, Mẹ, chữ Tâm, chữ Hiếu… Những bà đồ cũng cho chữ không kém gì các ông đồ với những nét chữ đẹp hút hồn người thưởng lãm.
Bà đồ trẻ, Trần Lam cho biết, đa phần khách đến đây là các bạn trẻ và một số người lớn tuổi. Các bạn trẻ sau khi tham quan, chụp ảnh phố ông đồ thì xin chữ. Những cô, bác lớn tuổi thì đến thưởng lãm những hình ảnh đã quá vãng.
Hình ảnh “ng đồ bày mực, giấy đỏ bên phố đông người qua lại làm nhiều người nhớ về hình ảnh đã quá vãng
“Tôi tranh thủ đến đây để xin chữ để mang về nhà ở quê treo Tết. Tôi xin 4 chữ gồm: Cha, Mẹ, Nhẫn và Phúc. Lúc ở quê, tôi cũng thường theo ông nội lên chùa xin chữ, giờ gặp hình ảnh ở cho chữ Sài Gòn tôi thấy rất hay. Bao nhiêu ký ức về Tết xưa lại ùa về, lòng tôi xốn xang muốn về nhà để gặp gia đình liền. 28 Tết này tôi sẽ về, cả gia đình lại sum họp”, anh Trần Long Hải (40 tuổi) quê Quảng Ngãi nói.
Trong những ngày giáp Tết, tại phố ông đồ nhộn nhịp, nhiều gia đình đến xin chữ, những người trung niên đến xin chữ, đôi lứa tay trong tay đến xin chữ tạo nên hình ảnh đẹp ở trung tâm thành phố. Sài Gòn ngày cuối năm, mọi người tất bậc chuẩn bị đón Tết, “phố ông Đồ” cũng tất bậc không kém nhằm tô điểm thêm cho cho thành phố như một nét văn hóa đẹp ngày xuân.
Những ông đồ trẻ xen kẽ bên ông đồ già ngồi nhẫn nại cho chữ bên nghiên bút với những chữ Cha, Mẹ, chữ Tâm, chữ Hiếu…
Video đang HOT
Những ông đồ, bà đồ trẻ cũng hút hồn người xem khi nét chữ điêu luyện
“Công nghệ thời ông đồ hiện đại”, máy sấy làm làm mực nhanh khô.
Nhiều người trung niên tìm đến đây để xin chữ.
Bên cạnh cho chữ, ở phố ông đồ còn có những mặt hàng lưu niệm
Theo các ông đồ, những chữ được nhiều người đến xin nhất là Cha, Mẹ, Hiếu….
Thiếu nữ chụp ảnh bên những bức thư pháp, những chữ vừa được xin ở phố ông đồ
Cô gái tạo dáng trước nhành mai vàng ở phố ông đồ
Các bạn trẻ sau khi tham quan, chụp ảnh phố ông đồ thì xin chữ.
Theo Danviet
Địa lan khủng "đổ bộ" Hà Nội, giá nửa triệu đồng/cành
Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 còn cách hơn 10 ngày nhưng nhiều loại địa lan đẹp, độc đã mở hàng tại Hà Nội. Theo nhận định của chủ cửa hàng hoa này, năm nay địa lan được nhận định sẽ rẻ hơn năm ngoái bởi nguồn cung lớn, thời tiết phù hợp.
Theo khảo sát của PV, trên đường phố Hà Nội hiện đã có nhiều địa điểm bán hoa Tết ở cửa hàng, thậm chí mọc tự phát trên các vỉa hè, lề đường. Nhiều loại hoa rất đắt tiền đã cấp tập xuống phố phục vụ người chơi Tết ở Thủ đô.
Trên phố Giảng Võ, tại cửa hàng bán địa lan Hồ Điệp giá các loại địa lan được niêm yết rẻ nhất khoảng 300.000 đồng đến 370.000 đồng/cành từ 6 - 12 nụ, bông. Còn các loại hoa lan đặc biệt quý hiếm như: địa lan cam lửa, địa lan xanh, địa lan Trần Mộng mới rải rác một vài địa điểm, giá cũng dao động từ 500.000 đến 700.000 đồng/cành.
Theo nhận định của chủ cửa hàng hoa này, năm nay địa lan được nhận định sẽ rẻ hơn năm ngoái bởi nguồn cung lớn, thời tiết phù hợp. Năm 2016 thời tiết khá thuận lợi, lại không có nhuận nên chủ vườn không phải kỳ công hãm quá trình sinh trưởng của hoa, do đó lượng hoa cung ứng thị trường nhiều hơn mọi năm.
Phổ biến ở phố là các loại hoa địa lan vàng cánh mỏng
Chủ một cửa hàng hoa địa lan cho hay: Giá các loại hoa địa lan vàng cam lửa, địa lan Hồ điệp vàng có nguồn gốc từ nước ngoài năm nay rẻ hơn từ 50.000 đến 70.000 đồng/cành so với thời điểm năm trước. Giá địa lan Hồ điệp vàng năm nay từ 270.000 đến gần 330.000 đồng/cành.
Ngoài ra, các loại hoa địa lan vàng Hoàng Hậu, lan xanh cốm (giống cánh to, dày và nhuỵ vàng rực) được nhiều người ưa thích mức giá đã rẻ hơn năm ngoái từ 100.000 đồng đến hơn 200.000 đồng/cành. Thời điểm này năm ngoái, mỗi cành hoa địa lan vàng Hoàng hậu có giá từ 600.000 đến 800.000 đồng/cành, năm nay giá khởi điểm chỉ hơn 500.000 đến 600.000 đồng/cành.
Loại địa lan xanh biến đổi gen được nhập khẩu giống, năm nay tràn ngập, giá không còn đắt như mọi năm
Đặc biệt, năm nay 3 trong số 5 cửa hàng bán địa lan Tết Đinh Dậu 2017 đã có trưng bày loại địa lan quý hiếm, từng gây sốt năm 2015 là địa lan Trần Mộng - "giấc mộng vua Trần".
Năm ngoái, giá mỗi cành địa lan này ở mức 1 triệu đồng/cành, tuy nhiên hiện khi được hỏi về giá nhiều cửa hàng úp mở mức giá chính thức, chỉ đoán mức giá như năm ngoái, hoặc có giảm thì chỉ giảm 100.000 - 200.000 đồng/cành. Nhiều chủ hàng chưa thể có mức giá chính xác để bán cho người chơi vì thời điểm nhập hàng chính thức là rằm tháng Chạp trở ra.
Một chậu địa lan gây sốt năm 2015 "Giấc mộng vua Trần" có 15 cảnh, mỗi cành có giá từ 700.000 đồng đến gần 1 triệu đồng
Nhiều chủ cửa hàng hoa cho hay, vì địa lan Trần Mộng quý hiếm, nên các cây trưng bày tại quầy chỉ để khách tham quan, ngoài rằm trở ra mới có nhiều hàng, dựa theo mức giá nhập mới đưa báo giá chính thức, sau rằm, khách đặt sẽ được giao tận nhà.
Một bông địa lan "Giấc mộng vua Trần" khoe sắc. Người bán cho hay, nụ và hoa có thể trưng được tối đa 30 ngày
Theo anh Quảng, chủ cửa hàng địa lan trên phố Giảng Võ: "Địa lan giấc mộng vua Trần lá hẹp, bản lá dài, lả lướt, đầu nhọn, nếu chăm tốt cả năm mới ra hoa. Hoa thích hợp với khí hậu ấm nhưng không quá nóng, nếu thời tiết quá lạnh, cây không sinh trưởng được và cũng không ra hoa kịp. Năm nay khí hậu cả hai miền Bắc và Nam đều phù hợp với loài địa lan nói chung và giống lan nói trên, do đó nhiều nhà vườn ở Sapa, Lào Cai và Sơn La đã trồng rất nhiều, lượng cung giáp Tết loại lan này có thể lớn hơn mọi năm".
Địa lan xanh năm nay rất đẹp, giá hiện dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/cành
Theo giới thiệu, trong số địa lan được người sành chơi thích thú trưng Tết, địa lan vàng Hoàng hậu hay còn gọi là lan Vàng SJC, địa lan Trần Mộng được nhiều người có tiền săn đón.
Đáng nói, địa lan Trần Mộng có 5 cánh hóa xòe rộng, hai cánh trong úp lại che phần nhụy hoa. Màu nụ vàng quý phái, cành nhỏ, cánh hoa cứng. Hoa này thường nở tùng chùm, rủ xuống tạo cho người ta liên tưởng những cánh hoa như cánh sao và bàn tay phật, biểu thị cho sự khởi đầu tốt đẹp trong năm mới.
Loại địa lan Hồ điệp vàng, loài hoa có nguồn gốc từ nước ngoài
Hiện, đa số cửa hàng hoa lan trưng Tết đều cho biết, địa lan được trồng tại Đà Lạt. Tuy nhiên, nhiều người sành chơi hoa lan cho hay, những thông tin bao bì chưa phải căn cứ xác minh. Căn cứ là phải có mã vạch, chỉ dẫn xuất xứ đơn hàng. Việc khó phân biệt đâu là loại hoa trồng tại nhà vườn tự nhiên, đâu là hoa trồng trong nhà kính ảnh hưởng đến việc sức bền của hoa và cách giữ cánh hoa chơi Tết được bao lâu bởi địa lan trồng tự nhiên sẽ nở và giữ bông hoa được lâu hơn.
Ngoài địa lan, trồng chậu, khá nhiều địa lan treo có hình dạng bắt mắt, màu sắc hoa xanh cốm rất trang nhã.
Theo tìm hiểu, hiện ngoài "lãnh địa hoa" chính là Đà Lạt, Sapa, nhiều giống địa lan quý, đẹp, đắt tiền cũng được nhiều nhà vườn ươm tạo, trồng tại nhiều địa phương của Lào Cai, Sơn La và Mai Châu, nơi khí hậu và thổ nhưỡng tương đối phù hợp. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mô hình địa lan trồng trong nhà kính để đảm bảo các tiêu chí khí hậu của cây hoa.
Theo An Linh (Dân Trí)
"Đề nghị hành khách đến sớm 3 tiếng chứng tỏ khâu tổ chức kém""Đề nghị hành khách đến sớm 3 tiếng chứng tỏ khâu tổ chức kém" Bị Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đánh giá là tổ chức kém khi khuyến cáo hành khách đến trước giờ bay 3 tiếng, các hãng hàng không đã điều chỉnh khâu tổ chức và đề nghị hành khách tới sớm 2 tiếng so với giờ bay. Tại cuộc họp về công tác chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên...