Tận hưởng đêm trắng trên dòng Neva
Đặt chân đến St.Petersburg những ngày hè, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng đêm trắng kỳ thú, khi ngày và đêm chỉ là ranh giới mong manh.
Cứ mỗi độ hè về, St. Petersburg lại đón nhận một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, đó là đêm trắng. Ban ngày, du khách có thể tham quan những công trình kiến trúc ấn tượng của thành phố như pháo đài Peter & Paul, cung điện Pushkin, chiến hạm Rạng Đông, cung điện mùa hè, bảo tàng nghệ thuật Hermitage, tham quan vườn hoa Letnii hay tắm nắng bên dòng sông Neva. Và khi hoàng hôn lan tỏa một màu vàng đỏ xuống khắp các con đường, du khách sẽ hòa cùng dòng người thoải mái tản bộ trên Nevsky Prospekt – đại lộ chính và cũng là con đường lâu đời của thành phố.
Bầu trời St. Petersburg vẫn ửng sáng như ban ngày khi màn đêm buông xuống.
Du khách có thể ngắm cảnh cây cầu Hoàng Cung tách đôi ra để nhường đường cho những tàu thuyền qua lại. Lãng du trên một chiếc thuyền trên sông Neva, du khách còn thấy được nắng trên mái vòm của nhà thờ Thánh Isaac nổi tiếng phía bên kia bờ và ngắm các đôi tình nhân tình tứ bên nhau trong ánh hoàng hôn. Thậm chí, khi kim đồng hồ chỉ vào con số 11 giờ đêm thì trời vẫn sáng rõ như ban ngày.
Tâm điểm của những ngày vui chơi trong lễ hội Đêm trắng ở St.Petersburg là sự kiện “Sails Scarlet – Cánh buồm đỏ thắm”. Đây là sự kiện lớn và nổi tiếng trong lễ hội Đêm trắng ở Nga, thu hút hơn một triệu người tham dự. Du khách sẽ chứng kiến một cuộc chiến cướp biển giả trên sông Neva, sau đó là màn pháo hoa đầy màu sắc mà đỉnh cao là sự xuất hiện của một con tàu cao với cánh buồm đỏ thắm.
“Cánh buồm đỏ thắm” – sự kiện đỉnh cao của lễ hội đêm trắng nước Nga.
Hình ảnh này bắt nguồn từ truyện cổ “Cánh buồm đỏ thắm” của Alexander Grin nhưng đã trở thành một biểu tượng cho sự kiện Đêm trắng và mùa hè St.Petersburg. Cảnh vật hiện lên dưới ánh sáng huyền diệu khiến du khách có cảm giác như đang lạc bước trong thế giới cổ tích và ước mong được sống mãi trong thế giới hư ảo ấy.
Hành trình “Đêm trắng nước Nga” còn đưa du khách đến với những công trình kiến trúc cổ hoành tráng, những cung điện vàng son, thưởng thức những chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát Bolshoi nổi tiếng khắp thế giới ở Moscow.
Video đang HOT
Nhà hát Bolshoi huyền thoại – hình ảnh đại diện cho nước Nga.
Với mức giá ưu đãi từ 46,99 triệu đồng cho chuyến du lịch Nga: Moscow – St.Petersburg (7 ngày) của Fiditour, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng những đêm trắng huyền thoại và khám phá xứ bạch dương cổ kính, tươi đẹp.
Tour Đêm trắng nước Nga tiết kiệm của Fiditour:
- Moscow – St.Petersburg (7 ngày 7 đêm), khởi hành ngày 4/6, giá trọn gói từ 47,9 triệu đồng một khách.
- Moscow – St.Petersburg (7 ngày 7 đêm), khởi hành ngày 13/6, giá trọn gói từ 46,99 triệu đồng một khách.
Theo ngôi sao
Du lịch Trung Quốc qua các mệnh giá tiền
Tam đàn ấn nguyệt, hẻm núi Cù Đường, núi Thái Sơn, sông Li là những địa danh được in trên tiền Trung Quốc.
Đồng mệnh gia 1 nhân dân tệ có in hình Tam đàn ấn nguyệt trên Tây Hồ, thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Hàng Châu xa xưa thuộc vùng đất Giang Nam tươi đẹp trù phú, nức tiếng thi ca.
Tam đàn ấn nguyệt là ba chiếc hồ bô lơn đặt ở giữa hồ, đêm trăng rằm, ánh trăng phản chiếu qua 5 lỗ trên mặt hồ, tạo nên cảnh tượng lung linh, huyền ảo.
Núi Thái Sơn được in trên tờ tiền mệnh giá 5 nhân dân tệ. là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1987, là một trong 5 ngọn núi huyền tọa ở Trung Quốc.
Núi Thái Sơn hùng vĩ, ngọn núi chính ở đây là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Thái Sơn thường được người dân Trung Quốc liên hệ với bình minh và sự tái sinh, là ngọn núi linh thiêng nhất trong năm ngọn núi nổi tiếng ở Trung Quốc.
Tờ 10 nhân dân tệ in hình hẻm núi Cù Đường hùng vĩ của sông Dương Tử, được tạo nên bởi sự hợp lưu của hai con sông Dương Tử và Gia Lăng.
Tuy chỉ dài chừng 8 km nhưng Cù Đường là hẻm núi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và ấn tượng nhất của vùng Tam Hiệp.
Đồng 20 nhân dân tệ in hình sông Li ở Quảng Tây. Con sông này dài 437 km, chảy từ núi Mao ở huyện Hưng An phía Bắc, xuôi về phía Nam qua trung tâm thành phố và kết thúc tại nơi gặp gỡ với sông Xi ở Ngô Châu.
Khúc sông dài 24 km từ Dương Sóc đến Hưng Bình được in trên tờ 20 nhân dân tệ được xem là phần đẹp nhất của sông Li với các núi đá vôi hùng vĩ cùng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tờ 50 nhân dân tệ in hình cung điện Potala, Lhasa, Tây Tạng. Cung điện này nằm ở thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng với diện tích hơn 360.000 m2 và được xây dựng ở độ cao 3.600 m.
Potala được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1994. Mỗi năm, nơi đây thu hút rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng báu vật của Tây Tạng nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
Công trình cao 13 tầng, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7, sau đó được trùng tu lại vào thế kỷ 17.
Tờ 100 nhân dân tệ in hình Đại Lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, nằm ở phía Đông của Quảng trường Thiên An Môn. Đây là nơi được sử dụng cho các hoạt động lễ hội, đại hội, hội nghị cấp nhà nước và cũng mở cửa cho người dân địa phương lẫn khách du lịch tham quan.
Đại lễ đường Nhân dân được xây dựng và hoàn thành vào tháng 9/1959.
Theo ngôi sao
Tràng An bình yên mùa không lễ hội Nhiều người không thích Tràng An (Ninh Bình) vào mùa lễ hội bởi mất đi nét dịu dàng, hữu tình, thanh tĩnh của non nước nơi đây. Tràng An mùa không lễ hội không có cảnh tàu thuyền tấp nập, ra vào như mắc cửi ở các bến thuyền Cảnh tượng từng dòng người nhích dần trên những con đường, trên thuyền... khiến...