Tân hôn vừa về phòng, chồng đã bóng gió bảo “lỗ đau” nhưng màn phản bác của vợ ngay sau đó mới thật sự khiến anh sốc nặng
“Tân hôn, hai đứa về phòng em đã thấy thái độ của chồng có vẻ không được vui. Vợ hỏi chuyện anh ấy trả lời nhát gừng, giọng hằn học không giống với mọi ngày…”, cô dâu kể.
Của hồi môn của nhà ngoại tặng con gái về nhà chồng là món quà tinh thần mà bố mẹ, gia đình muốn động viên cô dâu gọi là có một chút kinh tế cho con thêm vững vàng trong cuộc sống mới. Hồi môn nhiều hay ít phụ thuộc vào kinh tế của mỗi nhà, vậy nhưng chú rể trong câu chuyện dưới đây lại vì món quà cưới của nhà gái mà có hành xử thiếu tôn trọng bạn đời, khiến cô dâu thất vọng lên mạng xã hội than thở.
Câu chuyện được chia sẻ lại như sau: ” Bố mẹ chỉ có mình em là con gái nên họ bao bọc, đầu tư hết mực cho ăn học. Tốt nghiệp đi làm, lương thưởng của con gái được bao nhiêu ông bà tuyệt đối không bao giờ động tới. Thi thoảng em biếu vài đồng, nói mãi mẹ mới cầm nhưng bà cũng không tiêu mà bảo chỉ giữ hộ, khi nào em lấy chồng sẽ đưa lại.
Bài chia sẻ của cô dâu
Đi làm được 3 năm, em quyết định kết hôn với T. Bọn em làm cùng công ty, điều kiện kinh tế bình thường, lương lậu gọi là đủ sống nên mọi thủ tục chuẩn bị cho hôn lễ, em đều chung tay đóng góp lo chi tiêu với anh. Không ít người có quan điểm, chi phí đám cưới là nhà trai phải tự chịu, em thì không giữ suy nghĩ ấy. Thứ nhất em hiểu hoàn cảnh của T., thứ 2 với em, hôn nhân là việc trọng đại của đôi bên nên cả hai cùng chung sức vì xác định đã là gia đình thì kinh tế sẽ là chung, không phân biệt của vợ hay của chồng.
Nghĩ như vậy nên để chuẩn bị cho hôn lễ được chỉn chu, em rút hết tiền tiết kiệm của mình đưa cho T. sắm sửa từ nhẫn cưới, giường ngủ, tủ quần áo. Thậm chí, vì phòng ngủ của hai vợ chồng quá hẹp, bố mẹ em còn đưa thêm tiền để em với T. tân trang lại cho khang trang, rộng rãi hơn.
Trước cưới, bố mẹ em gọi con gái vào nói chuyện bảo sẽ mở cho em cuốn sổ tiết kiệm làm của hồi môn trao ngày cưới, tuy nhiên em từ chối vì nghĩ các cụ già rồi, cần có tiền phòng thân. Em tự tin ở chính mình, cũng tin ở chồng, hai đứa trẻ khỏe, chịu khó làm ăn chắt bóp, cuộc sống sẽ ổn. Do vậy hôm cưới, mẹ đẻ chỉ lên trao cho em chiếc nhẫn 2 chỉ gọi là có vật kỷ niệm của bố mẹ mang về nhà chồng.
Video đang HOT
Vậy mà tân hôn hôm ấy, hai đứa về phòng em đã thấy thái độ của chồng có vẻ không được vui. Vợ hỏi chuyện anh ấy trả lời nhát gừng, giọng hằn học không giống với mọi ngày. Em gặng hỏi mãi, anh mới thở dài bảo: ‘Tưởng bố mẹ em chỉ có mỗi cô con gái, lúc gả chồng phải đàng hoàng tử tế chút, ai ngờ cho được chỉ vàng. Nhà anh đúng là lỗ đau, bỏ cả đống tiền ra tổ chức cỗ bàn mà không thu về được gì… Bố mẹ em làm anh ngượng mặt với họ hàng’.
Nói thật, nghe chồng nói em sốc thực sự vì không thể tưởng tượng nổi anh lại có thể suy nghĩ và nói ra những lời tính toán một cách ấu trĩ, không chút lý lẽ nào như vậy. Nghĩ ức quá, chẳng còn thiết tới tân hôn, em lớn ngay giọng đáp lại: ‘Thế nào mới được gọi là gả con gái một cách đàng hoàng, tử tế? Bố mẹ tôi mang nặng đẻ đau, nuôi tôi ăn học tới khi công thành danh toại thì gả cho anh, không một lời thách cưới, không đòi hỏi gì. Vậy mà anh còn chê họ gả con không đàng hoàng, không tử tế chỉ vì trao của hồi môn ít à?
Anh xem chuyện kết hôn là công việc làm ăn kiếm lời từ nhà gái hay sao mà kêu lỗ như thế. Nếu anh thấy lấy tôi phải chịu thiệt thòi, thua lỗ như vậy thì mình dừng luôn ở đây đi, cũng chưa muộn lắm đâu. Ngay lập tức tôi viết đơn ly hôn, tiền của tôi góp vào làm đám cưới với anh coi như tôi đầu tư sai chỗ, sai người’.
Ảnh minh họa
Thấy thái độ của em khẳng khái, quyết liệt thế chồng mới cuống lên giải thích rằng lỡ lời mà em chán chẳng muốn đôi co. Đêm ấy coi như chẳng còn tân hôn động phòng, em giận cả tuần ôm gối ngủ riêng. Tuy giờ vợ chồng đã làm hòa lại, chồng em nhận sai xin sửa nhưng thực sự trong lòng em vẫn còn cảm giác hẫng hụt, thất vọng lắm”.
Đám cưới là cái kết đẹp của một tình yêu đã đủ độ chín muồi để đôi bên chính thức thành vợ thành chồng. Đồng thời nó cũng mở ra một hành trình mới có cả hạnh phúc ngọt ngào lẫn thử thách khó khăn đòi hỏi vợ chồng phải đủ thương yêu thấu hiểu mới cùng nhau đi được hết con đường đã chọn. Trong hôn nhân, chỉ một chút tính toát thiệt hơn cũng sẽ là thừa khiến tình cảm vợ chồng rạn vỡ. Do vậy hành động của anh chồng trên thực sự đã gây tổn thương và thất vọng cho vợ nên cô dâu phẫn nộ như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Anh trai chồng đi xuất khẩu lao động 2 năm mới về, nhưng vừa bước chân vào nhà đã ngã quỵ khi nhìn lên bàn thờ, đằng sau là bao toan tính của chị dâu
Nhà tôi gần đến Tết rồi mà vẫn không được yên ổn...
2 năm trước, khi tôi vừa mới lấy chồng thì cũng là thời điểm anh trai chồng đi xuất khẩu lao động. Không có nhiều thời gian và cơ hội tiếp xúc với anh ấy song tôi cũng hiểu đôi chút về người đàn ông này. Anh trai chồng vì lo cho tương lai của vợ và cả gia đình, cộng thêm việc ở quê khó kinh doanh, phát triển nên mới đành dứt áo ra đi. Chồng tôi bảo anh trai mình ấp ủ dự định đó từ lâu song phải tới khi chị dâu sinh hạ 2 đứa con trai mới đủ dũng khí và an tâm thực hiện.
Đã từng có lần chồng tôi bảo hay là giúp đỡ hai anh chị để không phải thấy cảnh ly biệt, nhưng tôi có nói rằng hoàn cảnh nhà mình chỉ khá giả hơn chút thôi chứ chẳng cưu mang mãi được. Vả lại, đi xuất khẩu lao động sẽ có thể tạo tiền đề về sau, biết đâu chỉ vài năm là anh ấy sẽ kiếm được rất nhiều tiền.
Trong thời gian anh chồng đi xuất khẩu lao động, tất nhiên ở nhà chị dâu cũng gặp phải vô vàn điều tiếng. Người thì nói anh chồng sang đó kiểu gì cũng có nhân tình, nhưng cũng không ít kẻ đồn chị dâu chuyên môn "tòm tem" với trai lạ. Bản thân tôi là em dâu, không muốn can thiệp nhiều vào chuyện gia đình anh chị kẻo sau này mang tiếng. Với chồng tôi cũng vậy, tôi luôn dặn anh nghe thì nghe chứ đừng xía mũi vào làm gì.
Thực ra, từng có lần đứa em gái ruột tôi sống gần nhà chị dâu có bảo thấy cảnh chị lén lút hôn trai lạ, thậm chí còn chụp lại được hình ảnh làm bằng chứng. Song đó giờ tôi vẫn giữ kín chuyện này, vì thực sự tôi rất sợ gia đình tan vỡ và hậu quả đè nặng lên hai đứa cháu nhỏ.
Ảnh minh hoạ.
Ngoài những chuyện tiêu cực thì không thể bỏ qua điều tuyệt vời, ví dụ như kinh tế của hai anh chị khấm khá hẳn. Vài lần chồng tôi gọi điện sang kia cho anh trai, thấy anh ấy khoe cuộc sống rất tốt, lại được giúp đỡ bởi nhiều đồng bào, ăn nên làm ra. Mỗi tháng gửi về Việt Nam cũng phải được ít nhất 20 triệu, mấy tháng Tết còn gấp 3, gấp 4 lần là chuyện bình thường.
Chị dâu thi thoảng mới nhắn tin hỏi thăm tôi với chồng chứ bình thường chị ít khi ghé nhà tôi chơi. Thậm chí mấy hôm Tết, vợ chồng tôi sang nhà chị chúc năm mới cũng khó vì chị toàn vắng nhà, thấy bảo về nhà đẻ đón Tết cùng hai ông bà bên đó cho đỡ cô quạnh. Cũng tốt thôi, vì bố mẹ chồng tôi giờ không còn, một mình chị và hai con ở căn nhà thì hơi buồn chút.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, mới đó mà đã 2 năm kể từ ngày anh chồng sang nước ngoài làm việc. Thực ra anh ấy còn định ở lại lâu hơn với hi vọng kiếm thêm nhiều tiền, song bởi tình hình dịch bệnh quá khó lường nên mới phải về nước. Với lại, chính anh cũng chia sẻ bản thân đã học được nhiều ngón nghề hay, cộng thêm số vốn gửi về cho vợ nên tự tin đứng ra kinh doanh, làm việc được ở quê nhà.
Sau khi cách ly theo đúng quy định, anh chồng an toàn trở về nhà trong niềm hạnh phúc của tất cả mọi người. Nhưng biến cố cũng bắt đầu từ đây. Vừa bước chân đến cửa, anh chồng lập tức nhìn lên bàn thờ cha mẹ. Nhưng chẳng hiểu sao anh ấy cứ bần thần, nhìn ngắm bàn thờ một lúc lâu rồi chợt òa lên nức nở. Chị dâu đứng gần đó mặt cũng tái mét. Tôi chột dạ, phải chăng có điều gì uẩn khúc?
Ảnh minh hoạ.
Hoá ra, anh chồng không còn thấy chiếc nhẫn vàng của cha mẹ để trên bàn thờ, ngay lập tức hỏi chị dâu. Lúc này, chị ta mới khai là đã đem đi bán lấy tiền. Trời ơi, một vật thiêng liêng và giá trị như vậy, anh chồng đã dặn kỹ luôn phải đặt trên bàn thờ, không được đụng tới. Vậy mà chị ta cả gan dám đem đi bán. Nhưng tại sao cơ chứ, hàng tháng anh chồng vẫn gửi tiền về thường xuyên cơ mà?
Lúc này, khi sự việc đã vỡ lở, chị dâu lại lòi ra thêm nhiều thói hư tật xấu. Hóa ra, chị ta đã đem tiền đi chơi cờ bạc, cho vay nặng lãi nhưng không đòi được, nên thành ra số tiền ấy coi như mất trắng.
Anh chồng ngã quỵ, không thể tin được tài sản suốt 2 năm qua làm việc vất vả đều đã tan thành mây khói. Quả là người dân ở cái làng này đồn không sai về chị dâu! Từ hôm ấy đến giờ, anh chồng vẫn nằm ốm yếu trên giường, không thể vượt qua nổi cú sốc. Chị dâu thì đưa hai con về nhà ngoại, chẳng thèm đoái hoài chồng sống chết ra sao.
Năm nay cả nhà xác định "mất Tết" vì chị dâu. Tất cả là tại chị ta khiến không khí gia đình trầm buồn, nặng nề. Tôi căm phẫn chị ta quá!
Bố vợ bị tai nạn nhưng chồng điềm nhiên nói: "Bố ai người đấy lo", cô vợ chẳng thể hiện thái độ gì nhưng mấy hôm sau lại dẫn về nhà 1 người khiến chồng "xanh mặt" "Tôi bàng hoàng nhận ra mình đang bị chồng 'dắt mũi'. Anh ấy lừa tôi ở nhà chăm con, hy sinh vì gia đình và chăm sóc mẹ chồng nhưng lại đối xử với tôi đầy toan tính và ích kỷ!", cô vợ chia sẻ. Nhiều người đàn ông vẫn giữ tư tưởng coi nhẹ nhà vợ, đối với họ thì chăm lo...