Tân Hoàng Minh đã nộp hơn 8.600 tỉ, bao giờ nhà đầu tư được trả tiền?
Bộ Công an cho biết, Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các bị can đã nộp lại toàn bộ hơn 8.600 tỉ đồng chiếm đoạt của 6.630 nhà đầu tư.
Vậy, bao giờ các nhà đầu tư được trả lại tiền?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mới đây ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng (trái) và các bị can trong vụ án
BỘ CÔNG AN
Đã nộp lại hơn 8.600 tỉ đồng chiếm đoạt
Kết quả điều tra xác định, bị can Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cùng các đồng phạm đã có nhiều thủ đoạn gian dối khi phát hành 9 lô trái phiếu trị giá 10.300 tỉ đồng từ 3 công ty con là Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông.
Tiếp đó, nhóm bị can chạy dòng tiền khống để Tập đoàn Tân Hoàng Minh trở thành trái chủ sơ cấp, bán trái phiếu và huy động từ các nhà đầu tư gần 14.000 tỉ đồng.
Tân Hoàng Minh đã nộp hơn 8.600 tỉ, bao giờ nhà đầu tư được trả tiền?
Có tiền, bị can Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng không đúng với mục đích, phương án phát hành trái phiếu, qua đó chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 bị hại.
Đáng chú ý, quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã tiến hành rà soát, xác minh, truy thu theo dòng tiền có nguồn gốc từ việc bán trái phiếu được bị can Dũng chỉ đạo sử dụng trái mục đích, phương án phát hành để thu hồi.
Kết quả, các bị can, gia đình bị can, Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức liên quan đã phối hợp, tự nguyện nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra với tổng số tiền hơn 8.600 tỉ đồng.
Số tiền này đảm bảo cho việc khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án cũng như nghĩa vụ thi hành án, hoàn trả cho bị hại.
Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn tiến hành kê biên, phong tỏa giao dịch đối với 8 tài sản nhà, đất, tài khoản chứng khoán, số dư tiền trên tài khoản của các bị can, người liên quan trong vụ án.
Một dự án bất động sản do Tập đoàn Tân Hoàng Minh đầu tư tại Hà Nội. Ảnh TUYẾN PHAN
Khi nào nhà đầu tư được nhận lại tiền?
Luật sư (LS) Nguyễn Văn Quynh (Đoàn LS TP.Hà Nội) dẫn quy định tại điều 62 bộ luật Tố tụng Hình sự: bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại có quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường.
Đối chiếu vụ án Tân Hoàng Minh, những ai là nhà đầu tư mua trúng 9 lô trái phiếu do tập đoàn này làm trái chủ sơ cấp sẽ được xác định là bị hại, mà như con số do Bộ Công an công bố ở thời điểm hiện tại là 6.630 người.
Theo quy định tại điều 30 bộ luật Tố tụng hình sự, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Nghĩa là, vấn đề bồi thường cho các nhà đầu tư sẽ được giải quyết khi vụ án lừa đảo của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng các đồng phạm được đưa ra xét xử.
Bộ Công an: Nhà đầu tư chắc chắn được nhận lại tiền Tân Hoàng Minh lừa đảo
Tại tòa, thẩm quyền quyết định bồi thường cho ai, bồi thường bao nhiêu… sẽ thuộc về hội đồng xét xử, căn cứ vào diễn biến phiên tòa cùng các tài liệu, chứng cứ thu thập được.
Nhiều người thắc mắc vì sao cơ quan điều tra đã thu hồi được toàn bộ số tiền chiếm đoạt nhưng không thể trả ngay cho các nhà đầu tư.
LS Quynh cho hay, số tiền hơn 8.600 tỉ đồng mà Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các bị can đã nộp được xem là vật chứng của vụ án hình sự; vì thế, phải được xử lý theo trình tự tố tụng hình sự.
Vụ án Tân Hoàng Minh đến nay mới kết thúc giai đoạn điều tra, vẫn còn giai đoạn truy tố, xét xử nên chưa thể kết luận chính thức có bao nhiêu bị hại, mỗi bị hại bị chiếm đoạt bao nhiêu, trách nhiệm pháp lý liên quan như thế nào… Do đó, cơ quan tiến hành tố tụng chưa thể tùy tiện quyết định “số phận” của khoản tiền này.
Về mặt lý thuyết, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra sẽ chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao xem xét ban hành cáo trạng, rồi chuyển đến tòa án xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).
“Với quy trình như vậy, các nhà đầu tư là bị hại trong vụ án phải chờ đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án thì mới có thể nhận lại được tiền”, LS Quynh phân tích.
Ngày 2.10, tại buổi họp báo của Bộ Công an, thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã nỗ lực thu hồi tài sản bị chiếm đoạt ở vụ án Tân Hoàng Minh.
Trong giai đoạn điều tra, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng các bị can đã nộp lại hơn 8.600 tỉ đồng là số tiền chiếm đoạt của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo tướng Thành, số tiền đã nộp được coi là tang vật của vụ án nên phải chờ phiên tòa đưa ra xét xử. Khi tòa tuyên án, xác định phía Tập đoàn Tân Hoàng Minh lừa đảo thì nhà đầu tư mới được trả lại tiền.
“Tôi tin rằng chắc chắn nhà đầu tư sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền nhưng phải theo trình tự. Số lượng nhà đầu tư rất lớn nên quá trình xét xử tòa án sẽ rà soát, bị hại cần theo dõi chặt chẽ quá trình xét xử để đảm bảo quyền lợi của mình và nhận lại tiền bị chiếm đoạt”, Phó cục trưởng C03 cho hay.
Tân Hoàng Minh gom được 2.100 tỷ đồng, nhưng chưa thể hoàn tiền cho nhà đầu tư
Tân Hoàng Minh cho biết do chưa nhận được hướng dẫn từ Cơ quan điều tra, nên chưa thể hoàn tiền cho nhà đầu tư trái phiếu dù bước đầu đã nộp số tiền 2.100 tỷ đồng.
Ngày 22/6, Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh tiếp tục có buổi trao đổi với đại diện các nhà đầu tư trái phiếu về phương án hoàn tiền. Trong thời gian qua, đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã liên tiếp có các buổi trao đổi với các nhà đầu tư.
Tai buổi làm việc, ông Vũ Đình Luyện, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, cho biết đến ngày 22/6, Tân Hoàng Minh đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) 2.100 tỷ đồng.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết đã chuyển 2.100 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra.
Tân Hoàng Minh đánh giá hiện tốc độ thu hồi tiền khá khả quan và vượt qua con số dự định mà tập đoàn này đã thông báo với nhà đầu tư hôm 6/6 (dự kiến cuối tháng 6 thu về được 15 - 20%).
Nhà đầu tư đề xuất Tân Hoàng Minh chi trả ngay cho nhà đầu tư số tiền 2.100 tỷ đồng.
Ông Vũ Đình Luyện khẳng định tập đoàn mong muốn chi trả ngay cho nhà đầu tư, song chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này từ Cơ quan điều tra.
Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện mục tiêu trong tháng 7 là thu xếp được khoảng 50 - 60%. Về nguồn tài chính sẽ đến từ đâu, đại diện Tân Hoàng Minh nhấn mạnh đang tích cực trong việc chuyển nhượng dự án. Danh sách dự án đủ điều kiện về pháp lý mà Tân Hoàng Minh dự định chuyển nhượng gồm 2 dự án tại Phú Quốc, 2 dự án tại TP Hà Nội, 1 dự án tại TP.HCM.
Trước đó hôm 3/4/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7/2021 đến 3/2022 của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty này đã có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin khi phát hành trái phiếu riêng lẻ, thực hiện 9 đợt chào bán trái phiếu để huy động vốn với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại một buổi làm việc trước đó, đại diện tập đoàn này khẳng định số tiền không lớn hơn con số 8.500 tỷ đồng. Con số trên 10.000 tỷ đồng được ghi nhận trên phương tiện truyền thông là không chính xác.
Bộ Tài chính đề ra giải pháp giám sát, kiểm tra các giao dịch chứng khoán sau vụ FLC Chiều 6/9, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Về việc cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung lãnh đạo FLC về các tội danh thao túng trên thị trường chứng khoán, vụ án đang trong quá trình điều tra và cần bảo mật. Thứ trưởng Bộ Tài...