Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố
Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
Hoạt động tạo đảo của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc Trường Sa.
Đầu tiên bài viết cho rằng, khu vực Biển Đông cò nguồn tài nguyên ngư nghiệp, tài nguyên dầu khí phong phú, với trữ lượng dầu khí khoảng 23 tỷ-30 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng số nguồn tài nguyên của Trung Quốc. Biển Đông còn có ý chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
“Đặc biệt về chiến lược quân sự mà nói, khống chế được các đảo ở Biển Đông, là có nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế được các tuyến đường hải trên Biển Đông từ Eo biển Malacca tới Malyasia, Châu Âu, và châu Phi”, bài báo có đoạn.
Về Trường Sa, bài báo của Tân Hoa xã nhận định, quần đảo có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc. Tuy diện tích các đảo ở Trường Sa hơi nhỏ, không thể làm đòn bẩy khi xảy ra chiến sự, nhưng có thể xây dựng các công trình quan sát cảnh báo sớm làm tuyến đầu cho Trung Quốc.
Bài báo cũng cho rằng, việc cải tạo mở rộng các đảo ở quần đảo Trường Sa nhằm cải biến ưu thế quân sự của Trung Quốc.
“Một khi Biển Đông xảy ra biến cố, quân đội Trung Quốc sẽ tác chiến ở Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa. Do khoảng cách từ đó tới lục địa Trung Quốc là quá xa, máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Hải Nam thì cũng cần phải bay mất 1.000 km mới có thể tới quần đảo Trường Sa. Các máy bay chiến đầu J-10 và J-11, với tầm chưa đến 2.000 km, sẽ không thể bay tới. Và dù bay được đến nơi cũng không thể hoạt động hữu hiệu”, bài báo phân tích.
Theo tác giả của bài báo, bãi Gạc Ma và đá Tư Nghĩa có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, bởi những bãi đá ngầm này “trấn giữ căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Tam Sa tới các đường giao thông tới Biển Đông”.
Video đang HOT
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu nạo vét của Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.
“Vì vậy việc tăng cường xây dựng mở rộng tại đảo Gạc Ma có ý nghĩa chiến lược to lớn. Mặt khác việc thiết kế thi công công trình cải tạo mở rộng đảo Gạc Ma đều do Viện nghiên cứu thiết kế công trình Hải quân chủ trì. Sau khi mở rộng, xây dựng đường băng tại Gạc Ma, chiến đấu cơ J-11 nếu cất cánh tác chiến từ đảo này thì phạm vi tác chiến sẽ bao trùm toàn bộ Biển Đông. Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cảng, đường băng và các căn cứ tiếp tế tại khu vực quần đảo Trường Sa thì không những có thể kéo dài thời gian tuần tra và duy trì chủ quyền của các tàu Trung Quốc, đồng thời còn giảm được chi phí tuần tra, làm cho việc tuần tra thực thi pháp luật của Trung Quốc tại Trường Sa được thường xuyên và hiệu quả hơn”, bài báo kết luận mà không cần che giấu mục đích cho hoạt động phi pháp của Trung Quốc hiện nay ở Trường Sa (trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lấp liếm rằng hoạt động chủ yếu là phục vụ cải thiện đời sống cho người dân cư trú trên đảo).
Trong phóng sự có tiêu đề “China’s Island Factory” (tạm dịch Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc) đăng tải ngày 9/9 vừa qua, phóng viên BBC Rupert Wingfield – Hayes đã lên một tàu cá của Philippines để tìm hiểu về cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trên các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Theo những gì họ chứng kiến, Trung Quốc đang xây đảo mới trên năm rạn san hô khác nhau trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Phóng viên Wingfield – Hayes và nhóm phóng viên BBC ghi nhận, Trung Quốc đã nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào rạn san hô Gac Ma ở quần đảo Trường Sa mà nước này đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa 1988.
Vào tháng 5 vừa qua Philippines cũng đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Philippines đã công bố hình ảnh cho thấy hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên rạn san hô Johnson South (tức bai Gac Ma) và cho rằng Trung Quốc có khả năng đang xây dựng cả một đường băng ở đó.
Hương Giang
Theo dantri
Trung Quốc điều tra cái chết "bất thường" của vợ cả Chu Vĩnh Khang
Giới chức Trung Quốc đang có động thái điều tra lại cái chết của vợ cả ông Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ chính trị, người đang bị điều tra tại nước này vì nghi án tham nhũng. Bà Vương Thục Hoa qua đời trong một tai nạn giao thông bí ẩn.
Cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang
Theo truyền thông Trung Quốc, vụ tai nạn xảy ra đâu đó trong năm 2000, không lâu sau khi bà Vương ly hôn với ông Chu Vĩnh Khang. Ít nhất một chiếc ô tô mang biển số quân đội đã có liên quan đến vụ tai nạn. Dù vậy, ít ai được biết chính xác chuyện gì đã xảy ra.
Theo những nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, nay vụ tai nạn giao thông này đang được lật lại, nhưng mối quan tâm chính không phải là bà Vương, mà chính là để tìm bằng chứng cho thấy ông Chu có liên quan tới vụ đâm xe này.
Không chỉ dừng lại ở việc điều tra trên, có dấu hiệu còn cho thấy vị cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc sắp trở thành đối tượng để trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc cân nhắc xem có nên khởi tố hình sự cựu chính trị gia 71 tuổi này hay không, một nguồn tin thân cận với các lãnh đạo Trung Quốc khẳng định.
Việc đưa ông Chu ra trước trung ương đảng để thảo luận về hình thức kỷ luật được cho là một động thái chưa từng có tiền lệ trong cách xử lý các vấn đề kỷ luật trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nó cho thấy chủ tịch Tập Cận Bình tin rằng ông cần phải giành được sự ủng hộ lớn hơn từ hàng ngũ lãnh đạo nước này, trước khi có bước đi quyết đoán để vô hiệu hóa ông Chu.
Các nguồn tin cho biết, hiện ông Tập và các đồng minh vẫn chưa thể chắc chắn liệu họ có thể đi xa đến đâu, trong việc loại trừ các mối đe dọa từ một đối thủ từng nắm trong tay cả hệ thống an ninh khổng lồ của Trung Quốc, và đã tạo dựng được một mạng lưới các tay chân thân tín trên chính trường cũng như giới doanh nghiệp.
Rộng hơn, việc chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu đe dọa tới những quyền lực hùng mạnh từng được đảm bảo bất di bất dịch, ông Tập cần phải cân nhắc phản ứng từ một vài trong số những gia đình có quan hệ chính trị sâu rộng nhất Trung Quốc, những người muốn bảo vệ khối tài sản khống lồ mà họ có được nhờ sự thân cận với những chính trị gia quyền lực.
Khai trừ khỏi đảng?
Hôm 29/7 vừa qua, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương của Trung Quốc, khẳng định ông Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra vì bị nghi ngờ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", một cụm từ thường được dùng để ám chỉ tội danh tham nhũng. Thông báo chỉ vỏn vẹn 69 chữ của Ủy ban trên được nhiều nhà quan sát mổ xẻ.
"Thông báo không nói rằng ông ta vi phạm pháp luật", Bo Zhiyue, một nhà nghiên cứu cấp cao và chuyên gia về chính giới Trung Quốc tại đại học quốc gia Singapore khẳng định. "Nếu ông Chu Vĩnh Khang chỉ bị phát hiện vi phạm kỷ luật đảng, hình thức kỷ luật nặng nhất chỉ là khai trừ đảng".
Việc này hầu như là chắc chắn sẽ diễn ra. Có nguồn tin cho biết, ông Chu rất có thể sẽ bị khai trừ đảng ngay đầu tháng 10 tới, khi trung ương đảng Trung Quốc nhóm họp phiên toàn thể lần thứ 4.
Nhưng trước khi có bước đi để xét xử ông Chu, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc cần phải đảm bảo rằng họ có những bằng chứng đanh thép. Cơ quan điều tra nước này đang cố gắng tránh lặp lại một vụ xét xử đồng minh của ông Chu trước đây là Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. Tại tòa, ông Bạc đã phản bác lại toàn bộ lời khai trước đó, và liên tục tuyên bố mình vô tội, nhưng cuối cùng vẫn bị kết án tù chung thân vì tham nhũng.
Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đang cân nhắc những tổn hại về danh tiếng nếu các cáo buộc chống lại ông Chu được công khai. Sẽ không dễ để họ lí giải bằng cách nào ông Chu dường như nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong đảng, khi được cất nhắc qua nhiều vị trí trước khi vào tới thường vụ Bộ chính trị,
Nếu ông Chu "chơi bài ngửa", nói ra toàn bộ chuyện thâm cung bí sử, đó có thể là một tổn hại sâu sắc cho uy tín của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong những năm đứng đầu cơ quan an ninh, ông Chu lại là người nắm rõ nhất các vụ việc của những lãnh đạo đương nhiệm cũng như về hưu, cũng như gia đình họ, hai nguồn tin thân cận với lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ. "Chu biết quá nhiều", một nguồn tin nói. "Đó là một rủi ro khổng lồ".
Chu Vĩnh Khang bị cho là đứng sau vụ nghe lén các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong giai đoạn nhạy cảm trước thềm đại hội 18 của nước này năm 2012, thời điểm diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực cứ 10 năm một lần.
Thủ tướng Lý Khắc Cương và người tiền nhiệm của ông Lý là Ôn Gia Bảo, chính là đối tượng bị nghe lén theo lệnh của Chu, người khi đó đang tìm kiếm bằng chứng tham nhũng, một người thân cận với lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ.
Cho đến nay, ông Chu là chính trị gia cấp cao nhất lọt vào tầm ngắm của Chủ tịch Tập Cận Bình. Báo giới Hồng Kông đã gọi đây là "băng nhóm gia đình họ Chu". Cho tới cuối tháng 8 vừa qua, 48 quan chức cấp bậc thứ trưởng hoặc cao hơn tại Trung Quốc đã bị điều tra. Theo bản tin của Tân Hoa Xã hồi tháng 8, 14 trong số 23 quan chức đã bị cáo buộc tội danh, nhiều người trong số này có liên hệ rõ ràng với Chu Vĩnh Khang.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
3 tàu chiến Trung Quốc án ngữ phi pháp Gạc Ma nhằm "biến tốt thành xe" Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay và triển khai tác nghiệp (bất hợp pháp). Tàu đổ bộ xe tăng lớp 072 hải quân Trung Quốc cải trang đưa ra Trường Sa phong nền đắp đất, xây đảo nhân tạo trái phép,...