Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2017
Phạm Hoàng Hiệp 36 tuổi, là giáo sư trẻ nhất năm 2017. Anh từng là phó giáo sư trẻ nhất được công nhận vào năm 2011, khi mới 29 tuổi.
ảnh minh họa
GS.TSKH Phạm Hoàng Hiệp, sinh 1982, tại Hải Dương thuộc Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Hướng nghiên cứu chính của anh là Lý thuyết đa thế vị, Giải tích và hình học phức.
Trở thành giáo sư ở tuổi 36
Năm 2016, trên tạp chí Khoa học và Phát triển, nói về học trò của mình, GS Nguyễn Văn Khuê đã tự hào: “Cậu ấy giỏi hơn tôi. Nhưng trong cộng đồng khoa học, cậu ấy lại rất khiêm tốn. Chỉ khi tôi hỏi, cậu ấy mới trả lời, mà câu trả lời thường rất sắc sảo”.
Lúc đó, GS Khuê dự đoán Phạm Hoàng Hiệp sẽ sớm được phong hàm giáo sư và “lại là giáo sư trẻ nhất nữa cho xem”. Chỉ một năm sau, dự đoán của GS Khuê đã thành sự thật.
Phạm Hoàng Hiệp được xem là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên Acta Mathematica – tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn 5 năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.
Tới nay, anh và cộng sự có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo. Hiện nay, anh Hiệp tham gia như một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.
Phạm Hoàng Hiệp tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ngành Toán học tại ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2008, anh bảo vệ luận án tiến sĩ Toán học với sự hướng dẫn của GS Urban Cegrell, tại ĐH Umea, Thụy Điển. Năm 2013, anh bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học tại Pháp.
Video đang HOT
Trước khi về công tác tại Viên toán học, anh Hiệp từng giảng dạy tại ĐH Sư phạm Hà Nội.
Khiêm tốn và xuất sắc
Cơ duyên đưa Phạm Hoàng Hiệp đến với con đường toán học phải kể đến lớp chất lượng cao của khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội. Từ khi bước chân vào lớp học này, toán học đã trở thành sự nghiệp của anh.
Chàng sinh viên khoa Toán năm đó đã làm GS Nguyễn Văn Khuê sửng sốt khi trao đổi về những mệnh đề toán học chưa có lời giải. Những kiến giải mà Hiệp nêu ra khiến GS Khuê vô cùng ngạc nhiên và hài lòng.
GS Phạm Hoàng Hiệp bên cạnh những nhà toán học hàng đầu thế giới. Ảnh: Khánh Vy.
GS Nguyễn Văn Khuê đã khuyến khích cậu học trò của mình theo đuổi việc nghiên cứu toán học chuyên sâu. Ông cũng hướng dẫn và gợi mở cho Hiệp cách tìm đọc tài liệu – đặc biệt là tài liệu tiếng Anh. Sau này, GS Khuê là cầu nối giữa Hiệp và GS Urban Cegrell, Thụy Điển – người giúp anh bảo vệ luận án tiến sĩ tại nước này.
Lấy xong bằng thạc sỹ tại ĐH Sư phạm Hà Nội, anh vừa giảng dạy vừa công bố công trình trên các tạp chí toán học hàng đầu thế giới.
Chỉ sau một năm, Phạm Hoàng Hiệp sang Thụy Điển nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Umea rồi tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Toán học Quốc tế Trento (Italy), Viện Fourier, Grenoble và ĐH Aix-Marseille (Pháp).
Ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận phó giáo sư đúng 3 năm sau – thời gian tối thiểu phải có tính từ khi được học vị tiến sĩ cho đến khi được phong phó giáo sư.
Là người trẻ thành công khá sớm, Phạm Hoàng Hiệp từng tâm sự trên tạp chí Khoa học và Phát triển: “Tuổi trẻ trôi qua rất nhanh, do đó mỗi người phải biết tranh thủ thời gian này để học tập kiến thức, nâng cao trí tuệ của bản thân. Làm giỏi bất cứ nghề nghiệp nào có ích cho xã hội cũng đều mang lại vinh quang và hạnh phúc cho chính mình”.
Theo Zing
Hơn 1200 giáo sư, phó giáo sư mới: Vét 'chuyển tàu' chót mang số hiệu 174
Ngày 31/01/2018 và 01/02/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) nhiệm kỳ 2014-2019 đã họp Kỳ họp lần thứ VII. Tại Kỳ họp HĐCDGSNN đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.
ảnh minh họa
Có nhiều ý kiến cho rằng năm 2017 "bão" chức danh Giáo sư và Phó giáo sư, con số thật đáng bất ngờ với hàng nghìn ứng viên được phong hàm. Báo điện tử Infonet đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Viện Garvan, Úc về con số hơn 1200 giáo sư và phó giáo sư mới được công nhận.
Thưa GS Nguyễn Văn Tuấn, theo công bố mới nhất của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước năm 2017 có thêm hơn 1200 chức danh giáo sư và phó giáo sư mới. Quan điểm của ông như thế nào?
GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thấy báo chí cũng đã nhận xét về con số GS/PGS được 'công nhận' năm nay là "đột biến". Quả thật như vậy, số GS/PGS năm nay tăng 75% so với năm 2016 và hơn 2 lần so với năm 2015. Tôi nghĩ số lượng GS/PGS tăng hàng năm thì có thể hiểu được, nhưng tăng ở mức độ trên thì quả là bất thường. Lí do như ông Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã nói là "vét chuyến tàu chót mang số hiệu 174" Lí do đó tự nó cũng là một bất bình thường.
Từ năm 2019 trở đi, theo dự thảo mới thì để được công nhận chức danh giáo sư thì ứng viên ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus ... Với quy định này theo ông có làm khó các ứng viên không?
GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nghĩ những qui định về số bài báo khoa học là cần thiết nhưng chưa đủ. Nếu chỉ có 2 bài báo khoa học thì tôi e rằng quá thấp và quá đơn giản. Xin nói thêm rằng một nghiên cứu sinh ở Úc cũng đã có ít nhất 2 bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ. Trong lần xét giải thưởng Tôn Đức Thắng vừa qua, chúng tôi nhận những hồ sơ của các "Assistant Professor" (tức thấp hơn Phó giáo sư một bậc) mà người nào cũng có hơn 20 công trình nghiên cứu khoa học.
Qui định 2 bài báo vẫn chưa đủ, bởi vì đó chỉ là lượng; cần phải xem xét đến chất nữa. Vấn đề không phải là bao nhiêu bài báo khoa học, mà là những bài đó được công bố ở đâu, ứng viên đóng vai trò gì trong bài báo, và bài báo có tác động như thế nào đến chuyên ngành. Tất cả những khía cạnh vừa kể không có trong qui định. Do đó, tôi nghĩ qui định mới chẳng làm khó ai cả; trong thực tế qui định đó rất dễ cho nhiều ứng viên.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng con số hơn 1200 giáo sư được phong hàm mới là bất thường
Trong số danh sách các ứng viên được phong hàm đợt này có danh sách ngành y khá dày trong số 85 GS thì có gần 20 người, 1141 PGS thì có 172 người thuộc ngành y. Theo GS Tuấn hiện nay tiêu chuẩn tác giả trong các bài nghiên cứu của ngành y như thế nào, làm sao để tránh bị lạm dụng các tiêu chí?
GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thấy năm nào con số GS/PGS ngành y đều cao hơn nhiều so với các chuyên ngành khác. Điều này quả thật là đáng ngạc nhiên, bởi vì ở nước ngoài, các ngành kĩ thuật và công nghệ thường có số giáo sư đông hơn ngành y.
Tôi nghĩ hiện trạng này có thể xuất phát từ qui định. Với những qui định như số bài báo khoa học mà không kèm theo những tiêu chuẩn về phẩm chất và vị trí tác giả, thì ngành y có nhiều công bố hơn các ngành khác. (Cần nói thêm rằng khoảng 90% các công bố quốc tế trong ngành y không phải tác giả trong nước chủ trì hay đứng tên tác giả chính). Do đó, nếu qui định có kèm theo những tiêu chuẩn như phải là tác giả đầu hay tác giả chính và phải chứng minh là chủ trì công trình nghiên cứu thì chắc ngành y sẽ có rất ít ứng viên đạt tiêu chuẩn.
Những bất cập trong việc xét duyệt GS, PGS ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học nước nhà như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Những bất cập về qui trình và tiêu chuẩn làm cho uy tín khoa học của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực. Thử tưởng tượng, nếu đối tác nước ngoài đọc lí lịch khoa học của một giáo sư Việt Nam mà chỉ có 2 bài báo khoa học thì họ sẽ rất ngạc nhiên. Nếu con số là 20 hay 30 thì họ có thể thông cảm, vì nước nghèo và khoa học kém phát triển nên tiêu chuẩn như vậy là tạm được. Nhưng dù là nước nghèo, mà một giáo sư chỉ có vài bài báo khoa học thì đó là một điều bất thường. Từ đó, người ta có cái nhìn tiêu cực về khoa học Việt Nam, và cái nhìn này gây ảnh hưởng xấu đến những giáo sư Việt Nam có thực tài và có thành tích công bố quốc tế tốt.
Vâng xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Năm 2017, Giáo sư trẻ nhất là 35 tuổi, Phó giáo sư trẻ nhất là 32 tuổi Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2017. ảnh minh họa Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, có 85 người đạt tiêu chuẩn GS, 1.141 người đạt tiêu chuẩn PGS. Tổng số người đạt tiêu chuẩn GS và PGS năm...