Tân Giáo hoàng làm gì trong những ngày đầu nhậm chức?
Trở thành người đứng đầu tòa thánh Vatican và dẫn dắt hơn 1,2 tỷ tín đồ Thiên chúa giáo trên thế giới là một vinh dự cao cả nhưng cũng hết sức nặng nề. Ngay sau khi nhậm chức, Giáo hoàng Francis phải chuẩn bị cho một lịch trình dày đặc.
Giáo hoàng có lịch làm việc dày đặc
Kể từ khoảnh khắc tuyên bố “Tôi chấp thuận” bằng tiếng La-tinh trước mặt các hồng y trong nhà nguyện Sistine, công việc của tân Giáo hoàng lập tức bắt đầu.
Theo truyền thống, việc đầu tiên là ngài phải công bố tên của Giáo hoàng thứ 266 của Nhà thờ Thiên chúa La Mã. Ngay sau đó, ngài phải tới một căn phòng có tên Room of Tears, nằm ngay trên nhà nguyện, để mặc bộ trang phục trắng của Giáo hoàng.
Kể từ ngày thứ Hai vừa qua, là ngày trước khi mật nghị bắt đầu, 3 áo choàng trắng, cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn đã được treo trên một giá quần áo trong phòng. 7 đôi giày đỏ cũng đợi sẵn trong các hộp trắng để tân Giáo hoàng chọn lựa đôi giày vừa vặn nhất.
Theo truyền thống, sau khi đã khoác lên lễ phục, Giáo hoàng quay trở lại nhà nguyện Sistine để cho các hồng y khác nguyện tuân theo người họ đã chọn để lãnh đạo nhà thờ.
Đến đây Giáo hoàng vẫn chưa thể bước đến ban công để ra mắt các tín đồ. Theo quy định vừa được Giáo hoàng Benedict XVI bổ sung trước khi từ nhiệm, tân Giáo hoàng còn phải cầu nguyện một mình trong nhà nguyện Pauline.
Bước tiếp theo chính là chào đón đám đông trên quảng trường thánh Peter.
“Xin chào các bạn”, Giáo hoàng Francis đã nói như vậy khi lần đầu ra mắt công chúng. “Các bạn đều biết rằng công việc của mật nghị là chọn ra được một giám mục cho Rome. Và có vẻ như những người hồng y anh em của tôi đã phải đi tìm vị giám mục ấy từ tận cùng thế giới. Xin cảm ơn vì sự chào đón của mọi người”.
Sau màn ra mắt sẽ là ngày làm việc đầu tiên. Theo người phát ngôn của Vatican Federico Lombardi, Giáo hoàng Francis sẽ là người quyết định lịch trình của mình.
Video đang HOT
Nhưng theo truyền thống, ngài sẽ chủ trì một buổi lễ lớn trong ngày thứ Năm tại bàn thờ đặt trước bức họa “Sự phán xét cuối cùng” trong nhà nguyện Sistine cùng các hồng y khác. Ngoài ra tân Giáo hoàng cũng sẽ cầu nguyện tại pháp đình St. Mary Major ở Rome.
Trong những ngày đầu, Giáo hoàng cũng sẽ quyết định về nơi ở của mình. Nếu muốn, ngài có thể mở niêm phong để bước vào căn phòng dành riêng cho các Giáo hoàng. Nơi đây đã được đóng kín từ ngày 28/2 vừa qua, sau khi Giáo hoàng Benedict rời Vatican.
Ngoài ra còn có một căn hộ lớn với 3 phòng mang số 201 tại Santa Marta, một khách sạn nhỏ, giản dị nằm trên đất của Vatican cũng sẵn sàng phục vụ Giáo hoàng.
Sau những sắp xếp nội bộ, Giáo hoàng nhiều khả năng sẽ có những cuộc hẹn đầu tiên.
Khi còn tại vị, 4 ngày sau khi nhậm chức, Giáo hoàng Benedict đã tiếp xúc với báo giới để cảm ơn họ về tất cả những sự quan tâm đã dành cho Vatican trong những tuần trước đó, bao gồm cả lễ tang Giáo hoàng John Paul II.
Và vào Chủ nhật tới, sau 2 tuần liền không có Giáo hoàng xuất hiện tại ô cửa sổ để chúc phúc cho đám đông dưới Quảng trường thánh Peter, Giáo hoàng Francis có thể sẽ có bài phát biểu với các tín đồ.
Hiện có tin Giáo hoàng cũng đã lên lịch để tới thăm người tiền nhiệm Benedict XVI tại tư dinh ở lâu đài Gandolfo, ngoại ô Rome.
Hai ngày sau đó, vào sáng thứ Ba (19/3), sẽ có một buổi đãi tiệc trọng thể của nhà thờ, nơi ngài sẽ chính thức nhậm chức và đứng ra chủ trì buổi lễ với sự tham gia của nhiều con chiên và quan khách, cùng ít nhất 200 đoàn đại biểu nước ngoài. Trong đó hàng nghìn người từ quê hương Argentina của tân Giáo hoàng cũng có thể sẽ đổ về Vatican.
Thông thường buổi lễ này sẽ diễn ra vào Chủ nhật khi mà các đường phố tại Rome khu vực gần Vatican có thể được phong tỏa. Nhưng do ngày thánh Joseph là một ngày lễ của Vatican và rất có thể nhiều người dân địa phương sẵn sàng nghỉ việc hoặc nghỉ học để đến dự lễ tấn phong của tân giám mục của Rome.
Theo Dantri
Cuộc đời tân Giáo hoàng Francis qua ảnh
Hồng y Bergoglio từng được coi là ứng viên nặng ký cho vị trí giáo hoàng năm 2005 và đã được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo 8 năm sau đó.
Jorge Mario Bergoglio (phải) và các bạn cùng lớp tại một trường trung học ở Buenos Aires, Argentina trong một bức ảnh được chụp vào đầu những năm 1950. Hồng y Bergoglio sinh ngày 17/12/1936 tại Buenos Aires, Argentina.
Hồng y Bergoglio (thứ 2 từ trái sang, hàng sau) trong một bức ảnh chụp cùng gia đình không rõ ngày tháng.
Một bức ảnh của Hồng y Bergoglio năm 1973. Ông được phong linh mục dòng Tên năm 1969 và trong 2 thập niên sau đó đã tham gia giảng dạy tại các trường dòng Tên và các trường đại học.
Hồng y Bergoglio thực hiện nghi lễ rửa chân cho một giáo dân trong ngày lễ Thứ Năm tuần thánh. Hồng y Bergoglio từng làm tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998 và trở thành Hồng y vào năm 2001.
Hồng y Bergoglio tham gia một cuộc họp báo tại Vatican năm 2003.
Một bức ảnh chụp Hồng y Bergoglio hôn tay Giáo hoàng John Paul II trong một buổi lễ tại Vatican.
Hồng y Bergoglio trong một buổi lễ tưởng nhớ cố Giáo hoàng John Paul II tại thánh đường Buenos Aires tháng 4/2005.
Hồng y Bergoglio gặp Giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican năm 2007. Hồng y Bergoglio từng được coi là ứng viên nặng ký cho vị trí giáo hoàng vào năm 2005 và đã về nhì trong lần bỏ phiếu đó.
Hồng y Bergoglio trong một lần gặp Tổng thống Argentina Cristina Kirchner. Hồng y Bergoglio nổi tiếng là người gần gũi dân chúng và sống khiêm nhường. Tại Buenos Aires, ông sống trong một căn hộ đơn sơ, tự nấu ăn và vẫn thường đi lại bằng xe buýt.
Các giáo dân Buenos Aires vẫn thường gọi Hồng y Bergoglio bằng danh hiệu đơn giản là "Cha Jorge".
Mỗi lần tới Rome, Hồng y Bergoglio thường mặc áo choàng màu đen giản dị.
Hồng y Bergoglio cùng Hồng y Canada Marc Ouellet (trái) trên quảng trường St Peter sau khi tham dự một cuộc họp tại Vatican hôm 6/3.
Ngày 13/3, Hồng y Bergoglio đã được bầu làm giáo hoàng mới của Vatican, thay thế Giáo hoàng Benedict XVI vừa từ chức hồi tháng trước. Nhà lãnh đạo mới của 1,2 tỉ người Công giáo trên khắp thế giới lấy tước hiệu Giáo hoàng Francis I.
Đây là lần đầu tiên giáo hoàng là người Mỹ La-tinh và tới từ một quốc gia đang phát triển, và lần đầu tiên không phải là người châu Âu trong hơn một thế kỷ qua.
Theo Dantri
Những ứng viên cho ngôi vị Giáo hoàng Một số Hồng y được nhắc đến như ứng cử viên tiềm năng của chức vụ người đứng đầu Vatican, với những chính sách khác nhau, từ đối thoại với Hồi giáo, theo đường lối bảo thủ cho đến thân thiện với mạng xã hội. Các Hồng y từ khắp nơi trên thế giới đang làm lễ cầu nguyện cuối cùng trước khi...