Tận dụng tối đa các lợi thế để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng, việc Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu dương và xuất siêu kỷ lục cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và khai thác, tận dụng tốt các cơ hội mang lại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Tận dụng tối đa các lợi thế để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu - Hình 1

Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lội ngược dòng ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Duy trì đà tăng trưởng

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kết thúc tháng 11, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước đạt 25,14 tỷ USD, giảm 7,8% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,05 tỷ USD, giảm 2,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt gần 18,1 tỷ USD, giảm 9,8%. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11 tăng 10,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 10,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 254,93 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 73,05 tỷ USD, tăng 1,6%, chiếm 28,65% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,88 tỷ USD, tăng 7,1%, chiếm 71,35%.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 11 tháng có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%.

Cụ thể như mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 46,9 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Kế đó là các điện tử, máy tính và linh kiện đạt 40,2 tỷ USD, tăng 24,3%. Hàng dệt may đạt 26,7 tỷ USD, giảm 10,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 23,9 tỷ USD, tăng 44,5%; giày dép đạt 14,9 tỷ USD, giảm 9,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,9 tỷ USD, tăng 14,1%.

Cũng theo ông Trần Thanh Hải, ngoại trừ nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản có kim ngạch giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019, các nhóm hàng khác đều đạt mức tăng trưởng khả quan. Đơn cử như kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm thủy sản đạt 2,22 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Những mặt hàng ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái là thủy sản, hạt điều, hạt tiêu, gạo, cao su…

Ngược lại, một số mặt hàng xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn như rau quả giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2019; cà phê giảm 30%; chè giảm 9,4%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 0,4%.

Ông Trần Thanh Hải cũng nhấn mạnh về nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng với kim ngạch đạt 216,35 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốt như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ…

Trái lại, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng khác sụt giảm do tác động của dịch COVID-19 như điện thoại các loại và linh kiện giảm 3,4%; hàng dệt và may mặc giảm 10,5%; giày dép các loại giảm 9,8%; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù giảm 17,9%… Nhận định về thị trường xuất khẩu, theo các chuyên gia thương mại, đến thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản

Cùng với tình hình tương đối khả quan của xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng đạt 234,78 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, hàng hóa chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng cần nhập khẩu với kim ngạch đạt 207,39 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 88,44% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Các chuyên gia thương mại cho hay, cán cân thương mại tháng 11 đạt mức xuất siêu 660 triệu USD đã nâng tổng mức xuất siêu của 11 tháng năm 2020 lên mức kỷ lục 20,16 tỷ USD (cùng kỳ năm 2019 xuất siêu 10,8 tỷ USD).

Khai thác lợi thế

Video đang HOT

Tận dụng tối đa các lợi thế để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu - Hình 2
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú (Hậu Giang). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Nhận định về kết quả khả quan trong xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, thời gian qua hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Hơn nữa, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.

Không những thế, ngày 15 tháng 11 vừa qua, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Việt Nam là thành viên đã chính thức được ký kết, mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam khi quy mô thị trường của các quốc gia tham gia hiệp định chiếm hơn 32% tổng GDP toàn cầu với hơn 2,2 tỷ dân và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, để xuất khẩu về đích đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra, trong tháng cuối năm, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch COVID-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, mở rộng, thúc đẩy và đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu cũng như tuyên truyền, phổ biến thông tin về các FTA để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khai thác và tận dụng các ưu đãi, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định trong các FTA.

Mặt khác, xây dựng thể chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia nhằm tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Làm gì để nâng giá trị sản phẩm, khả năng nhận diện của ngành gỗ Việt?

Sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu đi trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới và đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn hàng đầu trên thế giới.

Làm gì để nâng giá trị sản phẩm, khả năng nhận diện của ngành gỗ Việt? - Hình 1
Công nhân công ty Triệu Phú Lộc phun sơn cho lô ghế xuất khẩu vào thị trường châu Âu. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lội ngược dòng ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế.

Cơ hội nào cho ngành gỗ Việt Nam bứt phá, làm sao để nâng cao năng lực sản xuất, giá trị sản phẩm và khả năng nhận diện của ngành gỗ Việt?

Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam xoay quanh chủ đề trên.

- Từ đầu năm đến nay, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành; trong đó ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, đến nay, chúng ta đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng của ngành này. Xin ông chia sẻ rõ hơn về kết quả đạt được?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Năm ngoái, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đã vượt mốc 10 tỷ USD. Ngành công nghiệp gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ cũng đã lần đầu tiên được xếp trong nhóm 6 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trên 10 tỷ USD mỗi năm.

Ba tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn tiếp được đà tăng trưởng cũ nhưng mà sang đến quý 2 khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia đối tác thì ngành công nghiệp gỗ cũng như các ngành khác gặp rất nhiều khó khăn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các nước đều trì hoãn nhận hàng theo hợp đồng.

Nhưng rất may do trong nước khống chế đại dịch tốt nên từ quý 3 năm nay, Việt Nam đã phục hồi sản xuất, mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 10 vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và các lâm sản ngoài gỗ đạt giá trị trên 10,5 tỷ USD.

- Tiếp đà tăng trưởng như vậy, theo ông đâu là cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Ngành gỗ Việt Nam đang có cơ hội để có thể tăng trưởng tốt trong những năm tới, mục tiêu đặt ra đến năm 2025 tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.

Việt Nam vẫn còn có lợi thế về mặt nhân công, lao động cần cù, lương còn tương đối thấp, nguồn nguyên liệu rất dồi dào từ rừng trồng trong nước và một đội ngũ doanh nhân năng động, sáng tạo và khát vọng vươn lên làm giàu và góp phần cho đất nước phát triển.

[Ký cam kết thúc đẩy phát triển ngành gỗ Việt Nam theo hướng bền vững]

Thêm vào đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của các hiệp định: CPTPP, EVFTA và nhiều hiệp định thương mại tự do với một số nước đối tác quan trọng. Do vậy, ngành gỗ có một thị trường khá rộng mở và không bị ràng buộc bởi những hàng rào thuế quan. Tuy nhiên, bao giờ cơ hội cũng đi liền với những thách thức. Dù vậy, tôi tin rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội để có thể biến ngành công nghiệp gỗ thực sự thành "một con gà biết đẻ trứng vàng."

- Vậy trước những cơ hội mà ông vừa mới chia sẻ thì ông có đánh giá ra sao về năng lực chế biến, sản xuất của doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện nay?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Khi nói đến năng lực, Việt Nam cần phải đề cập đến 3 yếu tố: về năng lực quản trị, cần có một đội ngũ doanh nhân có khát vọng vươn lên làm giàu; về năng lực công nghệ và thiết bị, tuy hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực công nghệ và thiết bị có hạn nhưng nhìn chung đã có sự thích ứng và chủ động nhập thiết bị công nghệ mới, từ đó cho phép sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, khi nói về năng lực cũng cần bàn đến đội ngũ công nhân lành nghề. Việt Nam sở hữu một đội ngũ công nhân khá đông đảo, lao động cần cù, nhưng chắc chắn sẽ cần phải đào tạo để nâng cao tay nghề, từ đó tăng năng suất và tăng sức cạnh tranh của toàn ngành.

- Trên thực tế, bên cạnh cơ hội rộng mở, đâu là khó khăn lớn nhất đối với xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện nay, thưa Ông?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được xuất khẩu đi trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Việt Nam cũng đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành cùng thách thức. Trong đó, hai thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt là những rào cản về kỹ thuật và thương mại.

Về rào cản kỹ thuật, do gỗ là sản phẩm có nguyên liệu từ rừng. Mặc dù hầu hết là từ rừng trồng nhưng các quốc gia cũng đều đặt ra những yêu cầu rất khắt khe để đảm bảo toàn bộ gỗ đưa vào chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu phải là gỗ từ nguồn cung ứng hợp pháp.

Thêm nữa, mặc dù đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nhưng nhiều quốc gia thường dựng lên các hàng rào bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản xuất. Cho nên Việt Nam cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những động thái đó của các thị trường lớn.

- Trước những thách thức vừa nêu, theo ông giải pháp nào sẽ giúp nâng cao nhận khả năng nhận diện của sản phẩm Việt Nam hiện nay và mặt khác sẽ tránh khỏi tranh chấp thương mại trên thị trường gỗ thế giới?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Về mặt vĩ mô, theo tôi Chính phủ cần phải đàm phán với các quốc gia tiêu thụ nhiều sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng như các quốc gia xuất khẩu nhiều nguyên liệu gỗ vào Việt Nam để làm sao cả hai bên có thể minh bạch các khung thể chế pháp lý, giúp tránh được những rủi ro đưa gỗ bất hợp pháp vào chuỗi cung ứng.

Đối với các doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực giải trình, trách nhiệm giải trình, cẩn trọng trong việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, đảm bảo làm sao để gỗ đưa vào sản xuất và chế biến, xuất khẩu phải đến từ nguồn cung ứng hợp pháp. Ngoài ra, mỗi một doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều càng gay gắt hơn.

Làm gì để nâng giá trị sản phẩm, khả năng nhận diện của ngành gỗ Việt? - Hình 2
Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Hiệp hội cũng cần phải làm tốt hơn chức năng tập hợp, liên kết tất cả các bên liên quan trong chuỗi chế biến và cung ứng sản phẩm, từ người nông dân trồng rừng cho đến những doanh nghiệp đầu cuối, làm sao để nâng sức cạnh tranh, nâng uy tín của thương hiệu gỗ Việt trên thị trường thế giới.

- Thị trường rộng mở, nhưng dường như tác động của COVID-19 đã làm thay đổi nhu cầu của khách hàng. Vậy ngành gỗ Việt Nam xác định những sản phẩm chiến lược trong thời gian tới là gì, thưa Ông?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Với đại dịch bùng phát trên toàn cầu, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành đều phải thích ứng với bối cảnh "bình thường mới" do đó ngành công nghiệp gỗ cũng giống nhiều ngành hàng khác, phải tăng cường thương mại điện tử và kết nối với khách hàng, đối tác thông qua giao dịch trực tuyến.

Ngành gỗ hiện nay tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính: các loại sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất (chiếm đến 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ); các loại ván nhân tạo (kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều trên 1 tỷ USD); dăm gỗ (xuất khẩu thu về trên 1,7 tỷ USD); viên nén để làm năng lượng sinh khối.

Riêng về viên nén, đây là nhóm sản phẩm mới nổi lên và Việt Nam cũng đang có lợi thế cạnh tranh. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu được trên 3 triệu tấn và thu được trên 400 triệu USD. Điều đáng nói, nhóm sản phẩm này cho phép chúng ta tận dụng mùn cưa, dăm bào, các loại phế thải từ công đoạn chế biến gỗ khác nhau để chế biến và xuất khẩu.

Như vậy, Việt Nam vẫn phải phát triển đồng thời cả 4 nhóm hàng. Nhưng tôi nhấn mạnh rằng trong thời gian tới nhất định phải tăng cường xuất khẩu nhóm sản phẩm mà có giá trị gia tăng cao nhất, đó là các loại bàn ghế, giường tủ...

Đồng thời, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể xuất khẩu không gian kiến trúc, không gian nội thất, nhận hợp đồng lớn để thiết kế và trang trí nội thất cho những tòa nhà, cung điện, khách sạn hạng sang... Thông qua đó, Việt Nam có thể nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp gỗ Việt.

- Để xuất khẩu gỗ bền vững, việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu và vùng trồng hiện nay ra sao thưa Ông?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu từ rừng trồng trong nước rất quan trọng. Tuy nhiên, lâu nay nông dân vẫn khai thác khi rừng còn rất non, tức là chỉ sau 4-5 năm. Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có những chính sách giúp nông dân có thể kéo dài chu kỳ trồng rừng để có gỗ lớn nhưng đến nay, thực tế Việt Nam vẫn chưa làm được nhiều.

Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, một trong những công việc quan trọng của cả lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ là làm sao để có thể giúp nông dân tích hợp nhiều giải pháp, kéo dài chu kỳ kinh doanh, trồng rừng và sản xuất gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao hơn để có được các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.

Trân trọng cảm ơn ông!./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Cực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệpCực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệp
07:49:36 02/02/2025
Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?
07:42:19 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?

Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?

Sức khỏe

09:04:04 02/02/2025
Thức ăn hàng ngày rất quan trọng trong việc điều trị rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi, để đảm bảo sức khỏe người bệnh cần ăn theo một thực đơn hợp lý.
Vẻ đẹp cuốn hút của khách sạn hơn 1.300 tuổi ở Nhật Bản

Vẻ đẹp cuốn hút của khách sạn hơn 1.300 tuổi ở Nhật Bản

Du lịch

09:02:24 02/02/2025
Khách sạn cổ mang tên Nishiyama Onsen Keiunkan tọa lạc ở tỉnh Yamanashi của Nhật Bản là khách sạn duy nhất trên thế giới tồn tại hơn 1.300 năm.
Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Tin nổi bật

09:01:52 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế ô tô có thể bị trừ tới 6 điểm giấy phép lái xe nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.
Nga lên tiếng sau khi ông Trump ra tối hậu thư cho BRICS

Nga lên tiếng sau khi ông Trump ra tối hậu thư cho BRICS

Thế giới

08:52:14 02/02/2025
Quan chức Nga bình luận về cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông sẽ đánh thuế 100% lên nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) nếu họ tạo ra đồng tiền riêng.
Áo khoác và váy: Combo trang phục sang ngút ngàn cho dịp Tết

Áo khoác và váy: Combo trang phục sang ngút ngàn cho dịp Tết

Thời trang

08:46:08 02/02/2025
Váy liền và chân váy luôn là kiểu trang phục được yêu thích trong dịp Tết. Lý do cho sự phổ biến của váy chính là nét nữ tính, nổi bật, giúp người mặc trông long lanh hơn.
5 kiểu tóc đơn giản rất hợp khi mặc váy

5 kiểu tóc đơn giản rất hợp khi mặc váy

Làm đẹp

08:43:10 02/02/2025
Đây là 5 kiểu tóc đơn giản mà điệu đà, rất thích hợp để diện cùng váy vóc, giúp bạn tự tin tỏa sáng trong mọi dịp.
Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Netizen

08:03:26 02/02/2025
Khi mới 2 tháng tuổi, trong một lần được chủ dắt đi công viên, tiềm năng của chú chó đã được huấn luyện viên chó nghiệp vụ Zhao Qingshuai phát hiện. Người chủ quyết định trao tặng Fuzai cho đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ.
'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

Hậu trường phim

08:01:04 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành là một nỗi thất vọng lớn khi mang đến một kịch bản yếu, diễn xuất kém thuyết phục, tràn ngập những tình tiết gượng ép...
BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

Nhạc việt

07:45:26 02/02/2025
Viberate, trang web chuyên phân tích và đánh giá dữ liệu các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, đã công bố BXH nghệ sĩ Vpop hot nhất.
Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Sao châu á

07:37:24 02/02/2025
Jennie chia sẻ rằng cô đồng cảm với bài hát Love Hangover: Tôi biết mình sẽ bị tổn thương, tôi biết mình sẽ gặp khó khăn nhưng tôi vẫn lại yêu say đắm
Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Sao âu mỹ

07:33:43 02/02/2025
Khoảnh khắc bố con David Beckham và Harper Seven không thể hôn nhau như trước đây đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.