Tân đại sứ Anh tại Việt Nam chia sẻ quá trình học tập trọn đời
Ngoài 20 tuổi, ông Gareth Ward học tiếng Nga, đến 30 tuổi lại học tiếng Trung và nay ngoài 40 tuổi học tiếng Việt.
Hôm qua, phát biểu trước 20 ứng viên giành học bổng Chevening năm học 2018-2019 tại Hà Nội, Đại sứ Gareth Ward cho biết ông yêu việc học và đang học không ngừng nghỉ. Học ngành Nhân học xã hội tại Đại học Cambridge cuối những năm 1980, học thạc sĩ ngành Chính sách Xã hội Đại học Kinh tế London giữa những năm 1990, gần đây ông học tại Học viện Quốc phòng Anh.
Ngoài 20 tuổi, ông học tiếng Nga, đến 30 tuổi lại học tiếng Trung và nay ngoài 40 tuổi học tiếng Việt. Bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao Anh từ năm 1996, ông Ward từng đảm nhiệm nhiều chức vụ, bao gồm ba năm làm tổng lãnh sự tại St Petersburg, Nga (2010-2013), 5 năm làm Vụ trưởng Vụ Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao Anh. Ông bắt đầu giữ chức đại sứ Anh tại Việt Nam từ tháng 8/2018.
20 trong số 25 ứng viên giành học bổng Chevening của Chính phủ Anh năm 2018-2019 chụp ảnh cùng đại sứ Gareth Ward. Ảnh: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.
Ông Ward cho rằng điều quan trọng nhất ông học được từ nền giáo dục Anh là tư duy phản biện và đánh giá một vấn đề từ nhiều góc độ. Khi lĩnh hội kiến thức và chuyên môn từ những người khác, bản thân cần có sự sáng tạo riêng. Ông nhấn mạnh điểm nổi bật của nền giáo dục Anh là sự đa dạng, sinh viên không chỉ học được từ sách vở, các giáo sư, những nhà tư tưởng lớn trong hội thảo, seminar, mà còn từ sinh viên cùng khoa, những người bạn từ khắp nơi.
Đại sứ Ward kêu gọi những ứng viên tiềm năng nộp đơn ứng tuyển học bổng Chevening với lời khuyên: “Đừng bao giờ nản chí trước những giới hạn”.
Là một trong số 25 ứng viên Việt Nam giành được học bổng Chevening, chị Trần Vũ Ngân Giang, 34 tuổi, tạm gác công việc tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN, để theo đuổi chương trình thạc sĩ quản lý quốc tế tại Đại học Oxford Brookes mùa thu này. Chị Giang từng 5 lần bị từ chối khi xin các học bổng ngắn và dài hạn về lãnh đạo, quản lý ở Mỹ, Thuỵ Sĩ.
Video đang HOT
Đại sứ Gareth Ward trao chứng chỉ học bổng Chevening cho chị Trần Vũ Ngân Giang. Ảnh: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.
“Thú thật là mỗi lần thất bại tôi rất buồn và khóc, và tôi cũng chủ động hỏi người phụ trách vì sao không được lựa chọn. Tuy nhiên, tôi không nản chí, khát khao được đi học ở một quốc gia có nền đào tạo chất lượng cao, được có những trải nghiệm sống và học ở nước phát triển, mở mang tầm mắt và đầu óc của mình, chưa bao giờ ngừng trong tôi”, chị Giang nói.
Với chị Giang, động lực lớn nhất để nộp đơn ứng tuyển Chevening là tập trung tất cả đam mê, năng lượng vào mỗi việc mình làm và nếu thất bại thì xem đó là bài học để tiếp tục. “Tôi hiểu rõ mình mong muốn gì, mơ ước gì và tôi không từ bỏ ước mơ dù có thất bại”, chị Giang chia sẻ.
Năm học 2018-2019, 25 ứng viên Việt Nam nằm trong số hơn 1.700 ứng viên từ 141 nước giành học bổng Chevening. Họ đến từ nhiều lĩnh vực, ngân hàng, bảo vệ động vật hoang dã, báo chí, kiến trúc, quản trị kinh doanh, ngoại giao, y tế. Những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam có hơn 20 suất học bổng, không giới hạn về ngành học, lĩnh vực làm việc thuộc khối nhà nước hay tư nhân.
Học bổng Chevening cho năm học 2019-2020 nhận đơn ứng tuyển từ ngày 6/8 tới ngày 6/11. Chevening tại Việt Nam lần đầu tiên tổ chức ngày hội thông tin quy mô lớn tại ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho ứng viên. Đây là một trong các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Anh và Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 25 năm Chevening được triển khai tại Việt Nam.
Sự kiện tại TP HCM và Đà Nẵng tháng trước thu hút gần 300 người tham dự. Sự kiện tại Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 15/9. Các ứng viên quan tâm có thể đăng ký tham dự miễn phí và sẽ được cung cấp thông tin về tiêu chí tuyển chọn của học bổng Chevening, được tư vấn chiến lược chuyên sâu theo nhóm chủ đề: tiềm năng lãnh đạo, kỹ năng mở rộng mối quan hệ, kinh nghiệm phỏng vấn, xin thư giới thiệu… và có cơ hội tham gia phỏng vấn thử.
Trọng Giáp
Theo Vnexpress
Học trường quốc tế không quá ghê gớm
Học trường quốc tế các bé được chơi (thực hành) nhiều hơn, học tiếng Anh nhiều hơn và học tiếng Việt, Toán ít đi.
10 năm làm việc ở trường quốc tế, bạn Hiệp Cường chia sẻ góc nhìn về cách học ở môi trường này.
Tôi 34 tuổi, có con năm sau vào lớp 1 và đang rất lo lắng dù học hết 16 năm học chương trình giáo dục Việt Nam. Tôi đọc rất nhiều phê bình, đánh giá không tốt về chương trình học và sách giáo khoa đổi mới mỗi năm, cũng thấy Việt Nam có rất nhiều thành tựu về Toán học, hay các cuộc thi quốc tế. Đối với giáo dục Việt Nam, tự hào có, lo lắng cũng có.
Tôi cũng hiểu áp lực phát triển, áp lực đi lên qua mỗi năm là rất lớn. Nhưng để những đánh giá và bình luận không tốt về giáo dục mỗi ngày mỗi nhiều thì các nhà làm giáo dục nên suy nghĩ lại. Cũng như bao phụ huynh khác tôi thấy chưa hài lòng về nền giáo dục Việt Nam.
Tôi làm việc cho trường quốc tế được 10 năm, mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh của tôi đều tăng và năm nào tôi cũng vượt chỉ tiêu. Học phí trường quốc tế đâu rẻ, thậm chí cao gấp 10-20 lần giáo dục công lập, nhưng người có điều kiện đều cho con học trường quốc tế. Vì sao vậy?
Tôi hỏi một người bạn thân thu nhập tầm 15 triệu đồng/tháng cho con đi học công lập tầm 1-2 triệu đồng/tháng. Chia sẻ nếu có điều kiện, bạn nhất định cho con học trường quốc tế. Tôi gặp rất nhiều bạn bè, tất cả đều chia sẻ chương trình học của Việt Nam nặng, học mà tội nghiệp tụi nhỏ. Tuy cấm dạy thêm nhưng phụ huynh len lén cho tụi nhỏ học chứ không vào lớp học không kịp, rồi ở lại.
Ở trường quốc tế, trẻ học trực quan hơn, không lý thuyết suông. Ảnh: Hiệp Cường
Tôi làm việc và thấy chẳng có gì gọi là ghê gớm mà học phí trường quốc tế cao gấp 10-20 lần. Một buổi học của trường công lập về đất, phân, cần, giống, các bé được giải thích chi tiết nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống... Hôm sau lên trả bài, học sinh thuộc lòng 100%, cho vài ví dụ thì được 8-10 điểm.
Còn học kiểu học phí gấp 10-20 lần thì kéo nhau ra Củ Chi, Bình Chánh (TP HCM) giải thích quy trình trồng một cây cải xanh thế nào (trong đó có đất, phân, cần, giống... có thêm mưa gió, nắng, tưới ngày mấy lần, thu hoạch, cải cà bao nhiêu một kg). Sau đó học sinh đi thu hoạch rau cải, mỗi đứa mang về một kg cải xanh cho mẹ nấu ăn.
Hôm sau mỗi bé phải giải thích quá trình trồng một cây cải thế nào, thu hoạch ra sao. Bé nào không giải thích được thì phải mua CD đi hái rau về xem giá 20.000 đồng một đĩa, trong đó có cảnh các bé hái rau. Các bé còn lại mua tự nguyện.
Tôi nghĩ trường công không khó để học theo, quan trọng là không có điều kiện để học. Vì chi phí mỗi bé đi hái rau cải là 100.000 đồng (50.000 đồng cho vườn rau, 50.000 đồng cho xăng xe).
Tôi không muốn nói thêm về trường quốc tế, nhưng người người nhà nhà mong muốn cho con học thì nền giáo dục Việt Nam nên xem lại. Học trường quốc tế không quá ghê gớm, chỉ là các bé được chơi (thực hành) nhiều hơn. Học tiếng Anh nhiều hơn và học tiếng Việt, Toán ít đi. Được cái này thì mất cái khác, nếu học theo chưa chắc trong tương lai chúng ta còn có các giải Toán quốc tế.
Hiệp Cường
Theo Vnexpress
Sinh viên ngành kinh tế ở Anh được trả lương cao nhất Tốt nghiệp ngành Kinh tế hay Khoa học máy tính, sinh viên có thu nhập tốt nhưng mức lương cụ thể lại tùy thuộc vào ngôi trường đã theo học. Bộ Giáo dục Vương quốc Anh đã phân tích mức lương sau 5 năm ra trường của sinh viên tốt nghiệp năm 2013 đến từ 148 đại học để tìm ra ngành nào...