Tân cử nhân Việt tại Australia tốt nghiệp sau 2 năm, đầu quân cho Big4
Từ bỏ suất học bổng du học Mỹ 63.000 USD, Nguyễn Ngọc Hải sang Australia học và tốt nghiệp sau 2 năm 4 tháng.
Anh hiện làm tại công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
Ở tuổi 23, Nguyễn Ngọc Hải ( Khánh Hòa) từng vượt qua rất nhiều cái tên xuất sắc, giành lấy suất học bổng tài năng 100% du học tại Mỹ.
Hiện giờ, khi đã tốt nghiệp cử nhân trường ĐH SP Jain School of Global Management (Australia), Hải tiếp tục sinh sống tại Australia và là nhà khoa học dữ liệu tại một trong 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới ( Big4).
Nguyễn Ngọc Hải từng là sinh viên trường ĐH Ngoại thương ở TP.HCM. Chia sẻ với Zing, Hải cho biết bản thân ấp ủ dự định được ra nước ngoài du học, mở mang kiến thức và giao lưu văn hóa ngay từ những năm còn học cấp 2.
Từ đó, Hải phấn đấu giữ vững vị trí tốp đầu trong đội tuyển tiếng Anh của thành phố. Lên cấp 3, anh phấn đấu không ngừng nghỉ với thành tích học tập đáng nể, từng đại diện trường tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
“Mình chọn tìm hiểu và theo đuổi Khoa học dữ liệu vì tin đây là ngành nghề rất có tiềm năng phát triển trong tương lai, cần thiết cho cuộc sống hiện đại của con người. Dù trong quan điểm của nhiều người, máy tính là một công cụ khô khan, mình lại rất thích được làm những điều hay ho cùng nó”, Ngọc Hải chia sẻ về lý do mình chọn theo đuổi ngành Khoa học dữ liệu.
Quyết định bỏ học thay đổi cuộc đời
Vốn là sinh viên tại ĐH Ngoại thương, một trong những ngôi trường với điểm số đầu vào cao nhất khối ngành Kinh tế, Ngọc Hải từng xuất sắc vượt qua tất cả sinh viên khác, trở thành nhóm đứng đầu trong cuộc thi Hult Prize tại trường. Tiếp đó, cùng với nhóm bạn của mình, anh tiếp tục chinh phục giải 3 cấp quốc gia và được tài trợ sang Thượng Hải để học hỏi, phát triển dự án này.
Với chàng sinh viên năm nhất từ quê lên thành phố học tập, lại có cơ hội được ra nước ngoài trải nghiệm và mở mang, Hải càng thêm trăn trở với ước mơ du học mình ấp ủ từ nhỏ.
“Dù biết đây là một quyết định này có phần liều lĩnh và ‘điên rồ’, mình vẫn quyết định nỗ lực để săn tìm học bổng. Với kết quả đứng nhất sau kỳ thi tuyển chọn, mình đã được cấp học bổng Mỹ Global Scholarship 100% trị giá 63.000 USD. Nhưng khi tìm hiểu về những thông tin học bổng toàn phần trường ĐH SP Jain School of Global Management (Australia) ngành Khoa học dữ liệu, mình lại quyết định thử sức”, Ngọc Hải nhớ lại.
Để được học bổng toàn phần tại trường, Hải một lần nữa nỗ lực để chứng minh rằng bản thân hoàn toàn xứng đáng. Thông qua hồ sơ đẹp, kết quả cao ở bài kiểm tra kiến thức tổng hợp và kiến thức Toán học, cùng với cuộc phỏng vấn với trường, cuối cùng, thành công cũng đến.
Ngọc Hải cho biết thêm việc chọn rời bỏ ngôi trường danh giá tại Việt Nam để theo đuổi ước mơ cũng mang đến nhiều áp lực trong giai đoạn đó. Cùng với việc thay vì học trọn vẹn ở Australia, với một số lý do khách quan, chuyến hành trình đầu tiên của Hải lại đưa cậu đặt chân lên đất Ấn Độ, nhập học sau khi tất cả đã vào học kỳ 2. Nhưng với tính cách “đã làm là phải làm cho tới”, cậu sinh viên Việt Nam cuối cùng vẫn hoàn thành năm đầu đại học tại Ấn Độ chỉ sau 4 tháng học tập.
Trở lại Australia sau khi hoàn thành năm nhất đại học, dù bản thân là người tự tin và giỏi ngoại ngữ, anh cũng không ngờ được quãng thời gian học tập tại xứ người có nhiều khó khăn đến thế. Tiếng Anh của người bản địa trở thành thử thách với Ngọc Hải. Và dù Australia là quốc gia nổi tiếng với sự đang dạng văn hóa, Hải cũng không thể tránh khỏi những lần đối mặt với việc bị phân biệt chủng tộc và sốc văn hóa trong sinh hoạt.
“Mình mất thêm khoảng 5 tháng nữa để học hỏi và hòa nhập với môi trường sống cũng như phương pháp học tập của sinh viên nơi đây. Sau đó, mình cố gắng tìm kiếm cơ hội việc làm, bắt đầu đi làm thêm để trang trải phần nào cuộc sống. Thú thật, lúc đó, mình rất nhớ nhà. Mọi thứ ở đây đắt đỏ hơn rất nhiều và còn rất khác biệt với ở Việt Nam. Mình nhớ tiếng Việt, nhớ những hàng quán mang đậm phong cách quê nhà”, Hải tâm sự.
Video đang HOT
Năm 2021, chỉ sau vỏn vẹn 2 năm 4 tháng làm sinh viên tại xứ người, dù dịch bệnh trì hoãn nhiều dự định, Nguyễn Ngọc Hải xuất sắc tốt nghiệp đại học SP Jain School of Global Management và bắt đầu với hành trình của một nhà khoa học dữ liệu.
Nguyễn Ngọc Hải tốt nghiệp ĐH chỉ sau 2 năm 4 tháng theo học. Ảnh: NVCC.
Được thăng chức chỉ sau 7 tháng làm việc
Trên hành trình theo đuổi ước mơ, Ngọc Hải luôn tận dụng các cơ hội và nỗ lực để được thực tập, làm việc tại tập đoàn lớn. Hè năm 2019, Hải quay trở về Việt Nam và thực tập tại một ngân hàng trong nước. Sau đó, Anh lại đến Australia để tiếp tục thực tập tại Faethm AI – tập đoàn tên tuổi về nghiên cứu khoa học dữ liệu.
Từ những lần đầu đi làm, được tiếp xúc thực tế với con số và dữ liệu, với Ngọc Hải, đây đều là những bài học đáng nhớ. Anh không chỉ có thêm kinh nghiệm mà còn tích cực làm quen, học hỏi từ đồng nghiệp, đàn anh, đàn chị đi trước về phong cách làm việc và kỹ năng mềm. Tinh thần trách nhiệm cùng kỹ năng giao tiếp cải thiện rất nhiều khi tân cử nhân được chính thức gia nhập vào môi trường “thực chiến”, làm “đẹp” thêm cho hồ sơ làm việc của bản thân.
Sau khi chính thức tốt nghiệp đại học, Hải “đầu quân” cho KPMG – một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong 4 tập đoàn lớn nhất ngành kiểm toán. Chia sẻ cùng Zing, Ngọc Hải cho biết hành trình trở thành nhà khoa học dữ liệu tại tập đoàn lớn ở nước ngoài đòi hỏi nỗ lực không nhỏ.
Ngọc Hải và các đồng nghiệp tại KPMG Australia. Ảnh: NVCC.
Để vào đây, Ngọc Hải bỏ thời gian nghiên cứu rất nhiều về tập đoàn cũng như những yếu tố nhằm trúng tuyển. Trải qua vòng xét duyệt hồ sơ, anh phải làm bài kiểm tra lớn về đa lĩnh vực, từ kiến thức toán học, logic, xã hội đến đọc vị cảm xúc con người.
“Vì mình là du học sinh, công ty kiểm tra về hồ sơ cá nhân của mình khá gắt. Hơn nữa, công ty nước ngoài cũng ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực nước họ hơn, thay vì lựa chọn những du học sinh. Nhưng cuối cùng, mình cũng vượt qua vòng phỏng vấn trực tiếp, may mắn được chọn”, Ngọc Hải chia sẻ.
Công việc đòi hỏi tính chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ tốt, khả năng làm việc độc lập lẫn đội nhóm. Cuối tháng 6 vừa qua, Ngọc Hải được thăng chức làm Senior Finance Analyst và Data Scientist tại KPMG – cấp bậc mà thông thường các chuyên viên phải mất ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm để đạt được.
Với mức lương hiện tại lên đến hơn 100 triệu đồng/tháng cho một sinh viên mới ra trường không lâu, anh khẳng định bản thân rất vui và bất ngờ, cũng nhận định sự thành công này vừa là cơ hội cũng là thách thức.
Nguyễn Ngọc Hải sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ, đóng góp cho công ty, đồng thời học hỏi thêm. Hải quyết tâm không để bản thân “lỗi thời” nhằm có thể tồn tại với nghề.
Ngọc Hải nói thêm anh luôn sắp xếp thời gian trong ngày cho công việc và cuộc sống cá nhân thật hợp lý. Hải tập trung cho công việc từ 8h đến 17h. Sau đó, anh chăm chút cho bản thân, học hỏi và trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị trong cuộc sống.
Thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế được mời làm việc khi còn là sinh viên
Sau khi thực tập, thủ khoa Nguyễn Thị Hồng được một công ty về kiểm toán gửi lời mời làm việc.
Cô trở thành nhân viên chính thức của công ty này vào đầu tháng 7 vừa qua.
Sáng 29/7, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân năm 2022. Qua đó, Nguyễn Thị Hồng (sinh viên lớp QH2018 - E Kế toán CLC) được xướng tên là thủ khoa đầu ra với GPA 3.9/4. Nữ sinh cũng được lựa chọn để thay mặt cho gần 700 sinh viên phát biểu.
Tân thủ khoa của ĐH Kinh tế mong muốn gửi gắm những tâm tư, tình cảm của bản thân và tất cả sinh viên đến nhà trường. Nữ sinh hy vọng bài phát biểu sẽ là lời cảm ơn chân thành nhất gửi đến thầy cô và các phụ huynh đã cùng đồng hành cùng sinh viên trong những năm tháng theo đuổi việc học.
"Các bạn thân mến, dù cho cuộc sống sau này của chúng ta có như thế nào, các bạn hãy luôn nhớ rằng chúng ta đã từng là sinh viên ĐH Kinh tế, đã từng cháy hết mình với thanh xuân dưới mái trường này", Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại lễ tốt nghiệp.
Chưa từng đặt mục tiêu tốt nghiệp thủ khoa
Nguyễn Thị Hồng nhận được tin tốt nghiệp thủ khoa vào ngày 14/7. Khi đó, cô cảm thấy vỡ òa trong hạnh phúc vì bản thân đã đạt được kết quả vượt ngoài mong đợi. Nữ sinh chia sẻ với Zing rằng cô chưa từng đặt mục tiêu phải tốt nghiệp thủ khoa đầu ra.
Đối với cô sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán, điều quan trọng nhất bản thân cần làm là học hết mình để có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết, phục vụ cho công việc sau này. Cô cũng không đặt nặng vấn đề điểm số mà luôn hướng đến mục tiêu học tập vui vẻ, sống hết mình và có ích.
Nguyễn Thị Hồng đại diện gần 700 sinh viên phát biểu trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.
Nguyễn Thị Hồng không đi làm thêm mà dành toàn bộ thời gian để học tập, tham gia câu lạc bộ và thử sức ở những cuộc thi lớn nhỏ. Cô là thành viên tích cực của một câu lạc bộ về kế toán - kiểm toán tại ĐH Kinh tế, thường xuyên tham gia các chương trình hướng nghiệp và trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp.
Năm 2020, nữ sinh vượt qua hàng trăm ứng viên và giành được suất học bổng IMG - Thắp sáng tài năng Việt trị giá 100 triệu đồng. Đối với Hồng, đây là phần thưởng lớn, đồng thời là nguồn động lực để cô tiếp tục vươn lên trong học tập và xây dựng những định hướng tương lai.
Để đạt được những thành tựu trên, Nguyễn Thị Hồng đã phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn. Thời gian đầu khi lên đại học, Hồng khá bối rối vì chưa thể thích ứng với lịch học dày đặc và những cái "deadline trong ngày" của trường đại học. Chưa kể, hai năm cuối học online trong điều kiện dịch bệnh cũng khiến nữ sinh chật vật để hoàn thành các môn chuyên ngành.
Gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tri thức trong môi trường đại học, nhưng đối với Hồng, những điều này đã giúp cô có nhiều cơ hội rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Nhờ những ngày học online và làm bài tập liên tục, nữ sinh biết cách đối mặt với áp lực, kể cả trong học tập lẫn công việc.
Cô cũng học được nhiều kỹ năng mới như tư duy logic, đặc biệt, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình là những kỹ năng "đắt giá" nhất mà Hồng có được, giúp cô "ghi điểm" với doanh nghiệp trong thời gian làm thực tập sinh, từ đó tạo bước đệm để nhận được lời mời làm việc ngay sau thời gian thực tập.
Được mời làm việc khi chưa tốt nghiệp
Giống như các sinh viên khác của ĐH Kinh tế, Nguyễn Thị Hồng bắt đầu đi thực tập vào cuối năm 3 đại học. Ban đầu, nữ sinh thực tập theo chương trình của khoa tại Hội Nghề nghiệp Kiểm toán VACPA. Sau đó, cô tiếp tục thi tuyển và trở thành thực tập sinh kiểm toán tại một công ty được đánh giá là công ty thuộc "big4 kiểm toán".
Hồng thực tập tại công ty này từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022. Gần 4 tháng làm thực tập sinh là quãng thời gian quý giá và đáng nhớ đối với nữ sinh ĐH Kinh tế. Cô được học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế liên quan nghề kiểm toán - những điều không thể học trong sách vở.
Nữ sinh kể rằng mỗi ngày, cô đều đến văn phòng khách hàng, được tiếp xúc với hồ sơ, chứng từ của nhiều công ty và tiếp xúc với văn hóa doanh nghiệp. Dù bận rộn vì công việc dày đặc, Hồng vẫn cảm thấy vui vẻ vì được làm công việc yêu thích và học được thêm những điều mới mẻ.
Ngoài những kiến thức mới được trau dồi, Hồng còn nhận được mức lương 7 chữ số khi thực tập - khoản thu nhập khá ổn đối với các thực tập sinh trong ngành. Sau khi kết thúc thực tập, nữ sinh nhận lời mời làm việc từ công ty với mức lương cao gấp đôi. Đầu tháng 7 vừa qua, Nguyễn Thị Hồng trở thành nhân viên chính thức của công ty.
Tân thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế cho rằng yếu tố giúp cô nhận được lời mời làm việc chính thức là tinh thần học hỏi, cầu thị và luôn hết mình vì công việc. Nữ sinh nhớ lại khoảng thời gian đầu khi mới thực tập tại công ty, cô bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn vì lý thuyết sách vở và công việc thực tế khác xa nhau. Không nản chí, Hồng tiếp tục tìm hiểu công việc, học hỏi kinh nghiệm của tiền bối trong công ty để làm quen dần với công việc, môi trường mới.
Một yếu tố khác là tinh thần làm việc nhóm, điều mà Hồng học được khi là sinh viên ĐH Kinh tế. Vào những ngày "cao điểm" trong mùa kiểm toán, Hồng và mọi người phải làm việc theo nhóm. Khả năng phối hợp nhịp nhàng cùng đồng đội đã giúp nữ sinh hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao, tránh được những xung đột ngoài ý muốn.
"Mùa kiểm toán, ai cũng bận, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm, mọi người rất dễ tranh cãi, gặp áp lực nặng nề hơn", nữ sinh nói thêm.
Tân thủ khoa ĐH Kinh tế mong muốn thử sức ở những lĩnh vực mới. Ảnh: NVCC.
Chưa hài lòng với những điều đang có
Nguyễn Thị Hồng tự đánh giá bản thân còn nhiều thiếu sót và cần học hỏi thêm. Nữ sinh lên kế hoạch học thêm để trau dồi ngoại ngữ, phục vụ cho việc học sau này. Ngoài ra, Hồng dự định sẽ tiếp tục theo đuổi các khóa học để lấy chứng chỉ ICAEW - chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế về tài chính, kế toán và kinh doanh.
Không chỉ dừng lại ở tấm bằng cử nhân đại học, nữ sinh ĐH Kinh tế mong muốn bản thân tiến xa hơn bằng việc theo đuổi việc học thạc sĩ về ngành Tài chính - Kế toán tại một đại học ở châu Âu. Hiện, Hồng chưa có mục tiêu cụ thể về nơi theo học. Sắp tới, cô sẽ lựa chọn một trường đại học phù hợp và chuẩn bị hồ sơ để xin học bổng du học.
Nhằm nâng cao cơ hội nghề nghiệp, Nguyễn Thị Hồng mong muốn mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Nữ sinh dự định học thêm về ngành Tư vấn quản trị hoặc Thuế. Cô đánh giá hai ngành học này khá hấp dẫn và mang lại giá trị cao trong công việc sau này.
Thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế khuyên sinh viên không chỉ nên chú trọng kiến thức sách vở mà cần trau dồi thêm những kỹ năng mới phục vụ cho công việc như giao tiếp, làm việc nhóm. Khi làm việc tại doanh nghiệp, khả năng giao tiếp, tương tác với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng chính là "chìa khóa" quan trọng, giúp các bạn mở ra cơ hội làm việc trong tương lai.
Ngoài ra, Hồng cho rằng sinh viên cần lập cho bản thân một kế hoạch tương lai với những mục tiêu rõ ràng. Cách làm này giúp các bạn trẻ không bị mất phương hướng và dễ đánh giá được bản thân đã hoàn thành những gì.
"Bạn không nên áp lực về điểm số. Điều quan trọng là chúng ta học được gì từ những môn học đó, và quan trọng hơn cả là chúng ta đã học được gì sau những lần vấp ngã", Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
7 ngành học mang lại công việc lương cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp USD Today liệt kê những ngành học tại Mỹ giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được công việc với mức lương trên 80.000 USD/năm, tỷ lệ thất nghiệp chỉ dưới 2,3%. 1. Kỹ thuật kiến trúc: Không chỉ học về thiết kế kiến trúc, sinh viên ngành này còn học thêm kỹ năng liên ngành liên quan kỹ thuật như cơ...