Tân Châu – điểm đến du lịch kỳ thú
Nói đến TX. Tân Châu (An Giang), người dân cả nước không chỉ biết đến là vùng biên giới có thương mại – dịch vụ phát triển mà nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú ở miền cực Nam Tổ quốc.
Đến Tân Châu, ngoài thăm làng lụa, làng lúa, làng hoa, du khách còn có dịp đến làng Chăm thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, tìm hiểu văn hóa lịch sử của một vùng đất, thăm ‘Thủ phủ’ cá tra, nơi sản xuất con giống cung cấp cho cả nước, trải nghiệm DL sông nước miệt vườn và ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú.
KỲ I – Du lịch làng Chăm
An Giang có 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Ở mảnh đất đầu nguồn này, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa, truyền thống, bản sắc và tập tục riêng. Nếu bạn có dịp về An Giang, hãy một lần ghé qua làng Chăm để biết được tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm, thăm các thánh đường hồi giáo với những kiến trúc đẹp, ăn các loại bánh đặc sản như bánh tổ chim (do chính tay phụ nữ Chăm làm) và tìm hiểu những tập tục đẹp mà người Chăm bao đời còn gìn giữ.
Sân khấu phục dựng đám cưới người Chăm
Từ tìm hiểu lễ hội …
Từ lâu, tour DL làng Chăm đã trở thành một sản phẩm DL độc đáo, mang sắc thái riêng của khách lữ hành trong cả nước. Đến với làng Chăm, du khách sẽ có một hành trình khám phá văn hóa, con người, một vùng đất mà xưa nay rất nổi tiếng. Đến đây, trong không gian yên tĩnh của vùng quê, du khách sẽ cảm nhận được sự thân thiện, hiếu khách của bà con dân tộc; được hòa mình cùng đồng bào DTTS Chăm để trải nghiệm các hoạt động mang tính thường nhật như: chèo xuồng đánh bắt cá cùng các chàng trai, dệt sà rông, khăn choàng tắm hay thêu đan cùng các cô gái; uống trà đinh lăng, trò chuyện với các cụ già, vui chơi, đùa giỡn với trẻ con…
Video đang HOT
Đến với làng Chăm, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng các thánh đường Hồi giáo uy nghi bên dòng sông Hậu với lối kiến trúc độc đáo và những bến nước có những chiếc ghe ngo đẹp mắt. Đây là phương tiện để thanh niên các xóm tham gia đua ghe trong Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL).
Cộng đồng Hồi giáo Chăm An Giang hiện có 11.171 người (chiếm 0,58 % so dân số cả tỉnh). Đồng bào DTTS Chăm sinh sống bằng nghề mua bán nhỏ, chăn nuôi bò, dê; dệt vải, thêu đan, đánh bắt thủy sản và một số ít làm nông nghiệp; nhiều năm qua các hoạt động giao lưu VH-TT&DL được duy trì, phát triển. Lĩnh vực giáo dục được chú trọng đầu tư, góp phần đẩy lùi nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
Đồng bào DTTS Chăm An Giang sinh sống cặp theo các triền sông, tập trung ở 9 xã, phường thuộc 3 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Người Chăm An Giang theo đạo Islam, mỗi ngày cúng lạy 5 lần và sinh hoạt tôn giáo ở 12 thánh đường, 16 tiểu thánh đường. Các ngày lễ lớn về tôn giáo, dân tộc hàng năm được tổ chức rất long trọng như: lễ đón mừng tháng Ramadan, lễ kỷ niệm ngày sinh Thiên sứ Nabi Muhammad (S.A.W) và Ngày hội VH-TT&DL. Hiện nay, Ngày hội VH-TT&DL đã trở thành một sản phẩm DL đặc sắc ở miền Tây sông nước.
Ngày cưới, bà con trong xóm đến chúc mừng cho đôi nam nữ được hạnh phúc
…Đến những tập tục đẹp
Tại ngày hội VH-TT&DL, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đã được diễn ra như: thi đấu bóng đá, bóng chuyền, chạy việt dã, kéo co, đẩy gậy, mỗi loại hình thu hút rất nhiều người tham gia. Ngày này, đồng bào DTTS Chăm các nơi (trong trang phục truyền thống lộng lẫy, đầy màu sắc) đã đến các sân thi đấu thể thao, cổ vũ cho đội nhà. Các cổ động viên, người thì đánh trống, người cầm băng-rol reo hò, múa hát, cổ vũ tinh thần cho đội nhà. Những buổi thi đấu thể thao đã thực sự trở thành ngày hội của các nam thanh, nữ tú trong xóm. Đây cũng là dịp để mọi người quen nhau, nhiều trường hợp sau một thời gian tìm hiểu rồi đi đến hôn nhân.
Ban ngày xem thi đấu thể thao, buổi tối du khách được xem các đội văn nghệ ở 9 xóm Chăm trong tỉnh thi thố tài năng với các màn trình diễn trang phục, phục dựng thông qua hình thức sân khấu hóa những lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS Chăm như: lễ cưới, lễ Ramadan, Roya; xem trình tấu các tiết mục hòa tấu nhạc cụ truyền thống.
“Tour DL làng Chăm thật ý nghĩa. Về đây được ngắm bến Châu Giang, được thả hồn theo điệu trống baranưng và cùng các tràng trai, cô gái ngồi uống cà-phê ngắm dòng sông Hậu hiền hòa thì rất thích. Những món ăn của người Chăm nấu cũng tuyệt vời. Em thích nhất là món cà-ri ăn với cơm nị, ngoài ra còn có món Cà Púa, bánh tổ chim, thật tuyệt vời…” – em Trần Thị Lan Hương (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Nghề dệt sà rông, khăn choàng tắm được người Chăm duy trì đến ngày hôm nay
Đến với làng Chăm, du khách được nghe dân làng chia sẻ những câu chuyện hay, những tập tục đẹp được duy trì bao đời nay, đó là những nghĩa cử cao đẹp trong “nhường cơm, sẻ áo”, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
“Là người Chăm theo đạo Islam, tín đồ phải làm từ thiện cùng một số quy định khác. Những người có điều kiện phải trích ra 2,5% trên tổng thu nhập để chia sẻ cho những người nghèo. Chính việc “Nhường cơm, sẻ áo” đã giúp cho bà con trong cộng đồng ngày càng gắn bó nhau hơn…” – ông Haji Jacky, Trưởng ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang, chia sẻ.
Tour DL làng chăm ngày nay đã trở thành một trong những tour DL hấp hẫn du khách của các hãng lữ hành – khi đưa khách về ĐBSCL, về vùng sông nước miệt vườn. Nằm trong hành trình tour này, các hãng lữ hành sẽ đưa du khách đến với làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu, tham quan mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng mặc nưa để nhuộm ra mặt hàng Lãnh Mỹ A cùng nhiều sản phẩm khác.
“Ngày hội VH-TT&DL dân tộc Chăm được tổ chức 2 năm 1 lần nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào và đây cũng là dịp để quảng bá hoạt động VH-TT&DL, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em…”- Phó Chủ tịch UBND TX. Tân Châu Trần Hoàng Hải khẳng định.
Người Chăm An Giang vui Tết Roya Haji đầm ấm
Ngày Tết Roya Haji (còn gọi là Tết của sự yêu thương và tha thứ) là ngày tết truyền thống của người Chăm theo đạo Islam.
Năm nay, cộng đồng người Chăm An Giang vui mừng đón Tết Roya Haji diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 Hồi lịch (từ ngày 31/07 đến 02/8/2020) trong không khí đầm ấm, trang trọng.
Tết Roya Haji (còn gọi là Tết của sự yêu thương và tha thứ), theo truyền thống của cộng đồng người Chăm, mọi người sẽ đến thánh đường hành lễ, cầu xin tha thứ cho nhau những việc làm đã qua. Mỗi gia đình, tín đồ Muslim khá giả có của ăn của để thực hiện nghi thức Kurbal là mua gia súc (bò, dê, cừu) để tế lễ, phân phát cho hộ nghèo trong làng cùng chia sẻ niềm vui ngày Tết Roya đầy yêu thương.
Mùa Roya Haji, bà con người Chăm theo đạo Islam tại An Giang đã đón một cái Tết đầm ấm, trang trọng. Trong ngày Tết Roya, mọi người đều mặc trang phục dân tộc truyền thống đẹp nhất mà mình có. Sau khi kết thúc buổi lễ tại thánh đường, những người Islam đã ôm và bắt tay, xin nhau tha thứ những gì phiền não trong năm. Đây là một nghĩa cử đẹp nhằm kết nối yêu thương, chia sẻ gian khó từ trong cộng đồng.
"Người Chăm có giận nhau đi chăng nữa thì không quá 3 ngày, họ phải tìm nhau để xin lỗi, mong tha thứ cho nhau. Đây là một trong những nét đẹp của làng Chăm được duy trì đến ngày hôm nay..." - ông Sa Lây Mal, Phó Cả Thánh đường Jamiul Aman, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang chia sẻ.
Dạo quanh các làng Chăm An Giang để tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây, chúng tôi nhận thấy quanh các tuyến đường trong làng Chăm, không khí chào mừng Đại hội Đảng các cấp thật rộn ràng, vui tươi. Anh Mohamed Saled, người Chăm ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú bộc bạch: "Năm nay không khí người Chăm đón Tết Roya Haji trùng với Đại hội Đảng các cấp nên càng vui. Nhờ có Đảng và Nhà nước chăm lo, mà cuộc sống đồng bào Chăm mới phát triển như ngày nay. Do vậy, chúng tôi luôn quan tâm theo dõi Đại hội lần này".
Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang Haji Jacky cho biết, những năm qua, cộng đồng người Chăm An Giang luôn nhận sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể tỉnh An Giang nên đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Với phương châm sống "Tốt đời, đẹp đạo", các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó, đồng hành với dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tích cực quan tâm, tạo điều kiện đưa tiếng nói và chữ viết Chăm vào chương trình dạy song ngữ của trường tiểu học, giúp con em đồng bào Chăm được học tiếng và chữ viết của dân tộc mình. Nhiều em đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trở về phục vụ địa phương.
"Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm tại An Giang đều có điện lưới quốc gia, có nhà máy nước. Gần 98% hộ được lắp điện và nước sạch sinh hoạt đảm bảo. Đa số đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, 8 xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng, trong đó nhiều xã đạt tiêu chuẩn xã văn hóa. Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm, đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2020, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm được trên 3 tỷ đồng phát quà cho các em học sinh, xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ tín đồ khó khăn", - ông Haji Jacky cho biết thêm. /.
6 khu chợ nổi độc đáo trên thế giới Chợ nổi là loại hình buôn bán xuất hiện ở vùng sông nước, kênh rạch. Sáu khu chợ độc đáo dưới đây thu hút du khách khắp nơi đến trải nghiệm nét đẹp kỳ thú. Chợ nổi Cái Răng nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình với thiên nhiên sông nước và cảm nhận khung...