Tắm trắng bằng dưỡng hay… thuốc tẩy
Ao ước của nhiều chị em là mong có được làn da trắng nuột nà từ đầu đến chân. Vì thế, dịch vụ tắm trắng bằng công nghệ Nhật, công nghệ nano mọc lên như nấm.
Khảo sát cho thấy, gần như 100% các trung tâm thẩm mỹ, thẩm mỹ viện từ cao cấp đến bình dân, thậm chí thẩm mỹ viện tại gia, các cửa hàng bán mỹ phẩm đều cung cấp dịch vụ làm trắng các loại.
Chỉ cần đánh từ khóa “tắm trắng”, hàng loạt quảng cáo các dịch vụ tắm trắng hiện ra trước màn hình máy tính. Ví như: “Chăm chỉ đập kem và kết hợp tắm trắng 1 tuần/lần đảm bảo sau 2 tháng sẽ trắng nõn, da cải lão hoàn đồng luôn” (chuyên gia bên Thái đã cam kết). Nếu dùng kem không, sau 1 tháng da trắng lên tối thiểu 30 – 50%”.
Hay như dịch vụ tắm trắng VIP của một Spa tại gia được quảng cáo như sau: “Tắm trắng VIP, tắm trắng Nhật siêu trắng. Da ngăm chỉ cần tắm 3 – 4 set trở lên sẽ thấy kết quả bất ngờ. Da trắng 30 – 50% ngay lần sử dụng đầu tiên. Mùi thơm dễ chịu, sản phẩm uy tín số một tại các spa cao cấp…”.
Chị Hoàng Diệu Linh (22 tuổi, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội) một nạn nhân của loại kem lột da làm trắng cho biết: Sau khi xem các quảng cáo của nhiều thẩm mỹ viện và cửa hàng mỹ phẩm về dịch vụ tắm trắng và kem lột trắng da nên tôi cũng muốn thử dịch vụ với hy vọng có làn da trắng nuột nà.
Theo lời chị Linh, vì không muốn mất thời gian ra ngoài chị đã mua 2 hũ kem gồm 1 kem lột ủ trắng da, 1 kem tắm trắng, có nguồn gốc từ Thái Lan về để lột ở vùng mặt, tay và tắm trắng.
Video đang HOT
Sau lần sử dụng đầu tiên, khi lớp kem bôi trên bề mặt da được bóc đi da chị Linh được cải thiện rất nhiều. Phần da tay, mặt, cổ có sử dụng kem lột trắng và nhẵn nhụi hơn hẳn so với trước. Đến lần thứ 3 thì trắng lên rõ rệt nên sau đó chị Linh tiếp tục sử dụng nhưng đến ngày thứ 6 bắt đầu xảy ra chuyện.
Chị Linh kể: “Trên làn da trắng bóc mới có được có cảm giác bị cắn cắn như kiến cắn, bị ngứa rát và nổi những nốt đỏ li ti trên khắp vùng da được lột. Ở cổ và chỗ gập của cánh tay bị rộp lên và đọng nước ở trong như vết bỏng.
Sau đó tôi phải vào viện da liễu kiểm tra, kết quả bị viêm da do tiếp xúc với hóa chất có hại. Tôi phải điều trị mất hơn nửa tháng trời da mới trở lại được gần như ban đầu trước khi lột da tắm trắng”.
Tay chị Linh biến đổi hoàn toàn sau khi dùng kem tẩy trắng da
Theo TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia: Có không ít bệnh nhân đến Viện Bỏng Quốc gia để khắc phục hậu quả do tắm trắng, tẩy trắng da. Thậm chí những người bệnh đó còn là dược sĩ cao cấp, chuyên gia trang điểm, chuyên gia thẩm mỹ.
Những loại kem tẩy trắng mà bệnh nhân mang tới đều là hóa chất chứ không phải sản phẩm làm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, do đó nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể rất lớn.
Những loại kem tẩy trắng này được chỉ định bôi trực tiếp lên da, sau đó tắm kỹ lại bằng nước sạch. Hóa chất trong kem tẩy trắng khiến da bỏng rộp, nhiễm trùng da, phổi bị ứ nước, tức ngực, nôn mửa nhiều. Có bệnh nhân bị suy thận, suy gan.
Hiện nay, nhiều phương pháp tắm trắng sử dụng các hoá chất bao gồm các thành phần như thủy ngân, hydroquinone, corticoid, acide salicylique, iode có tác dụng làm tiêu huỷ lớp sừng ở tầng thượng bì, khiến lớp non lộ ra, mang lại cảm giác trắng sáng. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư da cao, không tốt cho sức khoẻ.
Về bản chất tiêm tẩy trắng da, lột da, tắm trắng đều sử dụng các chất chứa thuốc tẩy mạnh có tác dụng tẩy lớp biểu bì bên trên da. Vì thế, sau khi sử dụng sẽ có kết quả nhanh chóng, da sẽ trắng hơn, mịn màng hơn trong thời gian ngắn. Nhưng khi dừng sử dụng da sẽ đen dần đi và trở lại màu nguyên bản. Vì thế, để duy trì làn da trắng nuột nà sẽ phải dùng các loại kem, thuốc tẩy trắng thường xuyên.
Theo Alobacsi
Vụ đốt 6 người: Gia đình đau đớn, chính quyền thờ ơ?
6 người trong một gia đình 3 thế thệ bị đốt. Ba nạn nhân đã tử vọng, 1 người bị bắt giam và hai người đàn bà đang nằm trên giường bệnh. Cả xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng một tuần qua vẫn chưa hết bàng hoàng bởi thảm án đau lòng.
Một tang gia hiếm gặp
Chúng tôi tìm đến nhà trẻ tư, nơi cháu Huyền và Ngọc từng theo học. Nhà trẻ không một bóng người. Bà Phạm Thị Đoan, người trực tiếp trông 2 cháu suốt 3 năm nay đã đổ bệnh. Bà tiếp chúng tôi ngay trên chiếc giường mà thường ngày 2 đứa bé ngủ trưa. Vừa khóc bà vừa kể: "Hai con bé biết thân biết phận ngoan lắm. Lễ phép ý thức, ăn nói đầu cuối nhẹ nhàng, khiến cho ai gặp cũng mến. Thương hoàn cảnh nghèo từ ngày mẹ nó gửi tôi chỉ lấy 450.000/ tháng. Hai đứa nó có mái tóc dài mượt quá lưng. Cứ mỗi lần ngủ trưa dậy là chúng lại gọi bà ơi buộc tóc cho cháu. Từ ngày cháu mất, tôi không ăn, không ngủ được, cứ hễ nhắm mắt lại là lại giật mình nghe tiếng hai đứa nó gọi bà...".
Vốn được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ các em đã chẳng được ăn ngon, chẳng được mặc đủ và lại còn thường xuyên phải rúm ró trốn vào góc tường mỗi khi người lớn xung đột, hành xử nhau. Khi chết cũng phải chịu đau đớn, thi thể không còn nguyên vẹn.
Bàn thờ sơ sài và lạnh lẽo của hai cháu nhỏ
Chị Trần Thị Mai, bác họ của 2 cháu, kể với chúng tôi trong tiếng nấc nghẹn: "Tối hôm đó (17/3), khi nghe Điệp hô cứu, hai vợ chồng tôi lấy xe máy chở vội bé Huyền đi cấp cứu. Trên người cháu đã không còn mảnh vải che thân. Tôi hỏi cháu có đau không thì cháu luôn miệng bảo là không bác ạ. Đi đến cầu An Đồng cháu kêu lạnh. Nhưng vì quá rối nên tôi không cầm theo gì để quấn cho cháu. Tôi dỗ dành, cố lên bác đưa con vào viện. Nghe nói đến bệnh viện cháu giãy lên không chịu. Tôi đành nói dối là cố chịu bác đưa con đi tìm mẹ. Cháu gật đầu rồi cứ rúc sát vào người tôi như muốn tìm thêm hơi ấm. Gió càng rít, con bé càng thiếp đi và tiếng rên gọi mẹ yếu dần. Tôi đau lòng lắm, lời cuối cùng nói với một đứa trẻ thơ sắp chết lại là một lời nói dối".
Chứng kiến cảnh khâm liệm cháu Huyền, những người có mặt càng thêm xa xót. Cháu 4 tuổi, cao 1 mét, cùng với lớp băng quấn trên người, lượng nước truyền ứ, nhưng
chiếc quan tài mua vội lại chỉ là loại dành cho trẻ sơ sinh. Xót xa thay khi tư thế nằm cuối đời của cháu phải co quắp cho vừa chiếc áo quan quá chật hẹp.
Đám tang của cháu Ngọc diễn ra sau đó 2 hôm. Chiếc xe cấp cứu của Viện Bỏng Quốc gia đưa thẳng cháu ra nghĩa trang. Chiếc quan tài cho cháu được đóng vội vã, sơ sài bằng mấy tấm cốp pha mỏng. Cháu được đặt tạm xuống lòng đất nông trong tiếng gào khóc thương xót của người thân, láng giếng. Ông đã mất, bà và mẹ đang nằm viện, bố đang bị bắt giam, các cháu từ giã trần ai trong lặng lẽ, thiệt thòi và cô đơn...
Tại nhà ông Trần Định Hậu, ban thờ được lập vội, tềnh toàng khiến cho không gian càng thêm lạnh lẽo. Riêng hai chị em Huyền và Ngọc thì được thờ chung bởi một cái bàn nhựa cũ. Ngoài tấm ảnh của ông Hậu, 2 cháu không có lấy một bức ảnh nào. Một người họ hàng cho biết, lên 4 lên 5 rồi mà bọn trẻ chưa bao giờ được đi chụp ảnh. Thế nên bây giờ một tấm ảnh nhỏ để thờ cũng chẳng có.
Xong việc ma chay, ai về nhà nấy. Căn nhà xảy ra đại tang giờ không còn ai, không có gì đáng kể ngoài một cái giường bị cháy dở. Mấy đêm nay cánh cửa nhà chỉ
được đóng hờ. Ban thờ của mấy ông cháu lạnh ngắt.
Bạo lực gia đình kéo dài, chính quyền sở tại có biết?
Theo phản ánh của người dân địa phương, gia đình ông Hậu mấy năm gần đây thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đặc biệt là mối quan hệ giữa bố chồng và con dâu. Lâu dần đẩy thành sự căng thẳng, bế tắc trong chính quan hệ vợ chồng giữa Luyến và Điệp. Ruộng rau muống trước nhà là nơi hàng xóm đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần chị Luyến bị đánh vùi xuống đó. Vì những căng thẳng trong gia đình mà chiếc giường cưới của vợ chồng Luyến đã bị gia đình chồng mang ra đốt bỏ. Anh Điệp cũng từng quẫn chí uống thuốc sâu tự tử nhằm giải thoát khỏi những bế tắc trong quan hệ gia đình.
Hàng xóm cũng bàng hoàng đau xót, nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng dường như quá thờ ơ với nỗi đau lớn này
Việc gia đình chị Luyến cãi nhau, đánh nhau và kêu cứu xảy ra như cơm bữa. Vì thế đêm xảy ra vụ cháy, dù có nghe cãi vã, nghe tiếng gào khóc kêu cứu nhưng ai cũng nghĩ giống như mọi lần nên không ai sang can thiệp.
Chị Nguyễn Thị Xuyến, chị ruột của Luyến, uất ức kể: "Nhiều lần em tôi bị đánh đập, tôi báo công an địa phương nhưng chẳng ai can thiệp cả. Tôi không quên được vào ngày 16/11/2011, Điệp nó đánh em tôi bầm dập ở đầu ruộng. Đánh mỏi tay rồi lại dấn xuống bùn, dùng chân đạp lên người. Tôi đã chở Luyến nguyên bùn lầy, thương tích lên thẳng trụ sợ công an xã để nhờ can thiệp nhưng họ trả lời việc gia đình về tự thu xếp với nhau. Nuốt bất lực vào lòng, tôi đành tự gọi xe đưa em vào viện cấp cứu".
Chúng tôi đem sự việc này trao đổi lại với ông Đoàn Văn Xốp, phó trưởng công an xã Hồng Thái, thì ông này cáo bận không gặp và yêu cầu phóng viên có gì trao đổi nhanh qua điện thoại. Ông Xốp khẳng định, gia đình ông Hậu xưa nay thường xuyên có mâu thuẫn. Nhưng việc đánh đập, hay xô xát thì công an không biết và cũng chưa thấy báo cáo.
Còn bà Phạm Thị Đông, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hồng Thái, cho hay: Chị Luyến và bà Lên (mẹ chồng chị Luyến) đến tận thời điểm này vẫn chưa vào tham gia sinh hoạt hội. Có nghĩa là hai người phụ nữ bất hạnh này không có quyền được hội này bảo vệ?
Theo Dantri
Lễ hội an toàn, tiết kiệm Sáng qua 14-2 (mùng 5 Tết), Lễ hội kỷ niệm 224 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2013) đã diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người dân. Ngày mùng 5 Tết cũng là ngày khởi đầu cho các lễ hội truyền thống diễn ra và kéo dài cho tới hết tháng Giêng... Dâng lễ tưởng niệm...