Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Theo dõi VGT trên

23 t.uổi, cái t.uổi mà sinh viên có nhiều ước mơ, hoài bão phía trước còn chưa kịp thực hiện mà đã bị mắc bệnh hiểm nghèo. Đó là năm 2013, tôi đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tôi là Ngô Văn Vinh, sinh năm 1992, Quê ở Bắc Giang, một vùng quê nghèo làm nông là chính.

Tai họa ập đến

Hồi đó, là đợt thực tập công nghiệp tại KCN Sài Đồng, Long Biên nơi mà tôi vẫn cùng các bạn, hàng ngày, đạp xe đạp từ trường qua cầu Vĩnh Tuy. Ở năm cuối, tôi nghĩ là thực tập xong kỳ sau làm đồ án và ra trường. Nào ngờ tai họa ập đến với tôi.

Một ngày trong người thấy mệt mỏi, đi khám tại trạm xá Bách Khoa, sau khi xét nghiệm, Bác sỹ kết luận tôi bị cao huyết áp và chuẩn đoán tôi bị suy thận. Suy thận là bệnh gì tôi cũng không biết nữa, và vẫn không tin là mình bị bệnh.

Vài tuần sau, khi cơ thể quá mệt mỏi tôi đi khám và được chuyển sang bệnh viện Thanh Nhàn. Ở đó, Bác sỹ cho biết là tôi bị suy thận độ 3. Vậy là, tôi phải dừng lại mọi thứ, kể cả nghỉ học, để chữa bệnh.

Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Hình 1

Nhà Vinh rất nghèo lại mắc căn bệnh hiểm nghèo

Trong đầu tôi vẫn cho rằng bệnh nhẹ điều trị xong là khỏi. Nhưng mọi thứ không như tôi nghĩ vì căn bệnh này nguy hiểm, khó chữa và tốn nhiều chi phí. Tôi lại cảm thấy thật buồn vì bố mẹ và gia đình đang đặt kỳ vọng vào tôi rất nhiều mà giờ bản thân lại bị bệnh như thế này.

Trong thời gian 2 tuần trong viện, Mẹ là người ra Hà Nội chăm sóc tôi. Khi đó, tôi chưa phải chạy thận. Sau khi ra viện, tôi quay trở lại học và kết thúc kỳ để chuẩn bị cho kỳ đồ án. Lúc đó dù rất mệt những tôi vẫn tự nhủ phải học cho xong. Nhưng bệnh ngày càng nặng và một lần nữa tôi được đưa vào bệnh viện điều trị.

Sau 3 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, Bác sỹ yêu cầu tôi phải lọc m.áu cấp cứu 3 lần/tuần để bảo đảm sức khỏe. Cuối năm 2013, tôi đã phải bảo lưu các môn để chữa bệnh. Sau đợt lọc m.áu cấp cứu, đến khi lọc m.áu chu kỳ, thì tôi chuyển về quê để điều trị ngoại trú.

Hàng tuần 3 lần, tôi phải đi xe máy từ quê ra Hà Nội để điều trị, và sau khi chạy ca lại tự đi xe máy về quê. Khi đó, với tôi, mọi thứ như dừng hẳn lại, kể cả việc phải tạm dừng việc học để để điều trị vì cơ thể tôi vô cùng mệt mỏi không thể tiếp tục được nữa.

Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Hình 2

Trong lúc đó, bố Vinh cũng vừa mổ mắt, vừa mổ thận

Tôi và gia đình phải đối diện với sự đ.au đ.ớn, vất vả và rủi ro bởi căn bệnh tôi đang mắc phải. Khi bị suy thận, nghĩa là chức năng thận đã suy kiệt, nên phải ăn kiêng để tránh chất độc và nước trong cơ thể. Tốt nhất là ăn theo chỉ dẫn của Bác sỹ, hạn chế uống nước nhiều để tránh phù và ứ đọng nước trong phổi gây khó thở, rất nguy hiểm.

Không được ăn hoa quả nhiều kali làm hại cho tim gây ngừng tim. Nên uống thuốc điều chỉnh huyết áp, nhịp tim hàng ngày, đi chạy đúng giờ đúng buổi, không được bỏ chạy thì mới có kết quả tốt được. Ngoài ra, luôn luôn nghĩ lạc quan, tích cực cũng là liệu pháp tốt. Tôi điều trị như vậy trong 2 năm tại bệnh viện Thanh Nhàn.

Sau đó, vì bản thân không muốn bỏ học, tôi quay lại trường xin học tiếp nhưng sức khỏe không cho phép vì thế tôi phải bảo lưu 1 lần nữa. Tôi đã trải qua hai năm đầy khó khăn. Trong 2 năm đó, tôi nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của tất cả người thân và bạn bè.

Mỗi ngày, tôi điều nhận được tin nhắn hỏi thăm từ mọi người, họ đến thăm, động viên và giúp đỡ tôi. Có nhiều lần bi quan tôi từng muốn buông bỏ, nhưng nghĩ về bố mẹ, gia đình và lòng tin của mọi người dành cho tôi thì tôi lại không lỡ làm vậy, tôi tự nhủ phải cố gắng vượt qua bệnh tật. Bản thân mong được quay trở lại trường để hoàn thành nốt chương trình học, rồi đi làm và thực hiện ước mơ của mình.

Luôn hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp

Tôi cũng may mắn vì được học tại ĐH Bách Khoa Hà Nội nơi bạn bè và thầy cô giúp đỡ tôi rất nhiều, đặc biệt là Thầy Tuấn, ở Trung tâm Điện tử Y sinh, người Thầy đã đứng ra giúp tôi có động lực quay lại trường học tập. Hơn thế, Thầy còn giúp tôi được chuyển sang BV Bạch Mai, nơi điều kiện điều trị tốt hơn.

Video đang HOT

Được điều trị ở Khoa thận bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe của tôi tốt hơn, ổn định hơn để có thể đi học và tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Hiện tại, tôi vẫn lọc m.áu chu kỳ tại BV Bạch Mai ca 4, buổi tối. Cuộc sống dù vất vả, khó khăn nhưng tôi vẫn luôn cố gắng. Chúng ta vẫn thường nghe câu “cuộc sống đúng là không giống với cuộc đời!”.

Có thể tôi hay các bạn bị bệnh nhưng không có lý do gì có thể ngăn cản chúng ta tiến về phía trước theo đuổi ước mơ và đặt niềm tin và hi vọng thay đổi cuộc sống.

Đến nay tháng 10/2018 cũng là tròn 5 năm tôi bị bệnh , mọi khó khăn tôi đều đã vượt qua. Từ những khó khăn đó, tôi lại quyết tâm và hi vọng vào cuộc sống này hơn. Tôi nghĩ đơn giản lắm, bản thân còn trẻ, phía trước còn nhiều cơ hội.

Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Hình 3

Tay Vinh chằng chịt những vết kim. Có lẽ sẽ đi theo em suốt một thời gian dài.

Tôi vẫn luôn hy vọng vào cuộc sống này nên lúc nào tôi cũng quyết tâm , mạnh mẽ vượt qua bệnh tật để làm những công việc mình yêu thích. Mọi người nhìn vào tôi và hay nói rằng “khâm phục” tôi, nhưng với tôi mọi việc tôi làm ở hiện tại và tương lai chỉ là hướng đến 1 cuộc sống tốt đẹp hơn, cố gắng giữ gìn sức khỏe để có thể làm được nhiều việc tốt hơn cho cuộc sống.

Có nhiều người hay hỏi tôi tại sao vừa đi học vừa đi làm vừa điều trị bệnh tốt được, lý do chỉ là tôi yêu gia đình, yêu cuộc sống này, để đền đáp những ân tình, cả những niềm tin và hy vọng mà mọi người đã và đang dành cho tôi. “Bản thân còn trẻ, phía trước còn nhiều cơ hội, còn có thể thay đổi thì tại sao mình không cố gắng. Cứ cố gắng và đi về phía trước, không bao giờ bỏ cuộc và hãy vượt qua mọi khó khăn, nên đối diện với nó không nên trốn tránh. Mỗi người chúng ta chỉ được sống 1 lần trong đời, phải mạnh mẽ, quyết tâm để không hối hận về sau” là những điều tôi luôn tự nhủ với bản thân.

Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Hình 4

Tháng 10/2017, Vinh (áo trắng) đã bảo vệ tốt nghiệp tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Khi điều trị ở Bạch Mai, tôi đã quay trở lại trường đặt quyết tâm học nốt các môn còn lại, học tiếng Anh và làm Đồ án tốt nghiệp măc dù có lúc cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Sau 18 tháng, tôi đã hoàn thành chương trình học tại trường và bảo vệ tốt nghiệp vào tháng 9/2017.

Tháng 12/2017, cầm tấm tấm bằng trên tay niềm hạnh phúc trong tôi không thể nói thành lời, đã bao lâu rồi tôi mới cảm thấy có một niềm vui thực sự. Lúc đó, tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà khoe với Bố, Mẹ. Trước đó, tháng 10/2017 tôi đã ứng tuyển thành công vào FPT Fsoftware và bắt đầu đi làm ngay trong tháng 10. Đến nay, cũng tròn 1 năm gắn bó với công việc thiết kế chi tiết ô tô sử dụng CAD và CAE.

Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Hình 5

Vinh ứng tuyển thành công vào FPT Fsoftware

Hãy cố gắng từng ngày và luôn đặt niềm tin vào cuộc sống. Hôm nay, tôi viết ra vài dòng trải nghiệm về cuộc sống của tôi trong 5 năm biến cố đã qua. Tôi mong rằng, những bạn có cùng hoàn cảnh với tôi hãy luôn tin tưởng vào cuộc sống dù cho phía trước còn nhiều vất vả, khó khăn và rủi ro nhưng đừng bao giờ ngừng hy vọng và cố gắng. Hãy giữ gìn sức khỏe , dùng sức trẻ để có gắng ở hiện tại và tương lai phía trước. Hãy luôn cố gắng và đặt niềm tin vào cuộc sống các bạn nhé!.

Ngô Văn Vinh

Theo Dân trí

Có gỡ bỏ được rào cản “ngáng chân” đại học thực hiện tự chủ?

Dự thảo Luật Giáo dục đại học có cởi trói, giải quyết các nút thắt, "ngáng chân" để các trường đại học tự chủ tốt hơn? Liệu các trường có bị bỏ rơi khi không còn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước?

Sáng nay 16/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề " Tự chủ đại học - Nhìn từ chính sách, pháp luật". Nhiều vấn đề vướng mắc trong thực hiện tự chủ của Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã được trường đại học, đại diện Bộ GD&ĐT, Ủy Ban văn hóa Giáo dục TTN&NĐ của Quốc hội thảo luận, giải đáp.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 1

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

Vẫn phải ràng buộc nhiều

Năm 2014, để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Chính phủ đã tiến hành thí điểm thực hiện tự chủ với các trường đại học công lập bằng Nghị quyết 77/NQ-CP. Thí điểm này để mở rộng tự chủ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.

Sau hơn 3 năm thực hiện, những kết quả bước đầu đã rất tích cực, nội dung của thí điểm cho 23 trường đại học của Nghị quyết 77/NQ-CP hiện nay đang được thể chế hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, mà Quốc hội dự kiến thông qua vào kỳ họp lần này.

Nội dung Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm trên 3 mặt: tự chủ về chuyên môn, nhân sự tổ chức và tài chính, tài sản.

Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, khi thực hiện thí điểm tự chủ, các trường đại học đã gặp rất nhiều rào cản. PGS. TS Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Ha Nôi cho biết, trường gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn khi thực hiện tự chủ. Một trong vướng mắc lớn đó là hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa được đồng bộ. Ví dụ như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức... chưa phù hợp với nội dung Chính phủ cho phép trường tự chủ.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 2

PGS. TS Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Ha Nôi. (Ảnh: Quang Khánh)

Bà Thắng cho hay, một số nội dung trường được phép tự chủ nhưng trên thực tế không thực hiện được, ví dụ như việc liên kết sử dụng tài sản của nhà trường liên kết, liên doanh để phát triển đào tạo khoa học công nghệ. Các nguồn từ ngân sách Nhà nước như khoa học vẫn phải quyết toán theo Luật Ngân sách Nhà nước rất phức tạp, gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện, không thể đẩy nhanh hơn được.

Ngoài ra, đối với quy định về Hội đồng trường trong Luật Giáo dục năm 2012 còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa phù hợp cho nên làm cho vai trò của Hội đồng trường trong việc quản trị nhà trường chưa được như kỳ vọng, mong muốn. Đối với chính sách miễn giảm thuế dịch vụ, còn chậm triển khai, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay chưa được triển khai...

Về vấn đề trên, ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, quan điểm sửa đổi luật là làm sao tạo hành lang pháp lý để các trường tự chủ một cách cao nhất. Hoạt động giáo dục đại học được chi phối bởi nhiều luật khác nhau, Luật cơ bản chỉ đạo đó là luật của ngành, còn các lĩnh vực khác lại do luật khác điều chỉnh.

Cụ thể, liên quan đến những nguồn thu được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước, con người thì theo Luật Viên chức; khoa học công nghệ lại do Luật Khoa học, công nghệ... Trong quá trình bàn để sửa đổi Luật Giáo dục lần này, cơ quan soạn thảo đưa một số quan điểm sửa đổi mang tính cởi trói, tháo gỡ những vướng mắc ở các luật khác vào trong luật.

Hiện nay, kỹ thuật lập pháp đang vướng, tức là luật này không thể sửa đổi các luật chuyên ngành khác như Luật Ngân sách, Luật Viên chức, Luật Khoa học công nghệ, mà phải có bước tiếp theo; sau luật này Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Quốc hội phải nghiên cứu để đề xuất sửa các luật chuyên ngành khác, thì lúc đó mới có thể tháo gỡ những điểm ngẽn trong quá trình phát triển của các cơ sở giáo dục đại học.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 3

TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. (Ảnh: Quang Khánh)

Theo ông Thắng, ở đây có một điểm rất đáng chú ý đó là phân cấp, phân quyền từ cơ quan quản lý. Những việc trước đây mà Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp thì nay phân cho cơ sở giáo dục đại học thông qua cơ chế giao quyền cho Hội đồng trường. Đây là điểm mới, đ.ánh giá cao quan điểm của Ban soạn thảo...

Tuy nhiên, theo ông Thắng, việc sửa đổi luật lần này chưa được như mong muốn, tất cả những chính sách hoạt động của nhà trường có thể tháo gỡ được hay không, nhưng điểm quan trọng nhất của tự chủ là tháo gỡ về cơ chế tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tự chủ đã được thể hiện trong luật này. Như vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có nghiên cứu sửa đổi các luật khác tạo điều kiện cho các trường phát triển.

Thách thức đối với các trường đại học

Mặc dù được tự chủ, có nghĩa là được trao quyền nhiều hơn khi quyết định các vấn đề về tài chính, nhân sự, học thuật. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường đại học vẫn lo lắng vì sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước, mà bị bỏ rơi.

Về cách nhìn nhận này,PGS.TS Đăng Quang Viêt, Pho Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng, tự chủ - nghĩa là các trường phải tự xây dựng thương hiệu bằng chất lượng, để Nhà nước đủ tin tưởng "đặt cọc", "đặt hàng" đào tạo. Trong Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học không có nội dung nào bỏ rơi các trường công lập tự chủ. Chỉ là cách thức sẽ phân bổ về sau này sẽ có cơ chế đặt hàng để các trường phải cạnh tranh nhau, kể cả công lập và ngoài công lập đều phải thực hiện cơ chế đó. Các trường ngoài công lập nếu đủ điều kiện vẫn được Nhà nước đặt hàng và đầu tư kinh phí như các trường công lập.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 4

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và ông Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học tại buổi tọa đàm

Theo ông Việt, khi luật được thông qua, các trường sẽ phải vượt qua 3 thách thức lớn để có thể nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, kể cả công lập và ngoài công lập:

Thứ nhất, phải đổi mới năng lực quản trị của nhà trường để làm sao tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực (đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính) để vận hành cho hiệu quả.

Thứ hai, giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước các cơ quan quản lý, trước người học. Ví dụ, trước cơ quan quản lý hiện nay, giao tự chủ rồi, thí điểm 2 - 3 trường và sau đây giao tự chủ đồng loạt theo những nội dung Dự thảo Luật sẽ thông qua.

Như vậy, tự chủ không có nghĩa là làm gì thì làm, tự chủ phải theo khuôn khổ của pháp luật, theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ chuyên ngành, phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra của Bộ, quản lý của Nhà nước.

Ông Việt cho rằng, hiện nay có tâm lý, nhiều trường được giao tự chủ hơi "run". Những tiêu chí, tiêu chuẩn trước khi giao tự chủ được Bộ GD - ĐT kiểm soát và cấp phép mã ngành, cấp phép đào tạo trong và ngoài nước, và kiểm tra các tiêu chí, tiêu chuẩn, xong mới cấp phép. Nhưng bây giờ, giao tự chủ nghĩa là các trường được tự làm, song nếu không đúng sẽ bị "thổi còi". Đây là một thách thức lớn, đó là giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước cơ quan quản lý Nhà nước, trước người học.

Thứ ba, phải tự xây dựng thương hiệu. Có thương hiệu thì Nhà nước mới đặt hàng đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học...

"Dự thảo Luật đang định hướng như vậy chứ không phải các trường công được giao tự chủ thì Nhà nước sẽ bỏ rơi" - ông Việt nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết,chi phối vào các trường đại học về mặt pháp lý không chỉ có Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục mà còn có nhiều Luật khác như Luật Công chức viên chức, Luật Ngân sách nhà nước... khi những Luật này có những yếu tố cản trở đối với tự chủ ĐH sẽ dẫn tới khó khăn cho các trường ĐH. Như vậy, việc thể chế hóa trong văn bản cao nhất của giáo dục đại học rất cần thiết, tạo hành lang pháp lý vững chắc, lâu dài cho các trường đại học thực hiện việc tự chủ của mình.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học lần này cũng chưa sửa đổi hết được vì có các Luật chuyên ngành khác. Sau này khi sửa đổi các Luật khác cũng phải có sửa đổi tương ứng để giúp cơ sở giáo dục đại học tự chủ. Lần này, 3 nội dung lớn của tự chủ về chuyên môn, học thuật; tổ chức, nhân sự; tài chính, tài sản đều đưa vào trong dự thảo, tạo điều kiện cho các trường khi thực hiện.

Thứ trưởng Phúc cho rằng, không chỉ với cơ sở giáo dục đại học công lập, nội dung tự chủ được mở rộng các cơ sở giáo dục đại học tư thục, đặc biệt là nội dung liên quan đến vấn đề chuyên môn học thuật, như mở ngành, liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế... Các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục bình đẳng như nhau, chỉ căn cứ trên vấn đề bảo đảm chất lượng.

Đây là những nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển, để tạo sự cạnh tranh bình đẳng, năng động và hướng tới chất lượng cao hơn, hiệu quả tốt hơn của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Với dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đang được lấy ý kiến để QH thông qua tới đây, có thể nói điểm mấu chốt được thể hiện rất rõ trong luật đó là tạo hành lang pháp lý, tạo được các cơ chế để các cơ sở giáo dục thực hiện quyền tự chủ một cách mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất.

Cụ thể, trong khuôn khổ quy định của pháp luật, những gì có thể đã được giao cho các trường, quyền năng, trách nhiệm rất lớn để thay mặt các cơ quan quản lý để thực hiện chức năng quản lý, quản trị cơ sở của mình. Các ý kiến của các ĐBQH tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật đều đ.ánh giá cao, Dự thảo đã được thực hiện công phu, nghiêm túc, có nhiều quan điểm đổi mới.

Hồng Hạnh (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phúng Phính flex tiệc cưới sa hoa nhất bản, bị nhắc vô ơn Hoàng Hường, phán gắt?
08:11:32 22/09/2024
Duy Mạnh nói gì mà khiến Tuấn Hưng quỳ vái ngay trên sân khấu?
08:10:47 22/09/2024
Bác dâu khóc lụt nhà trong đám tang bà nội, nhưng lý do bác xin cái áo khoác của bà "làm kỉ niệm" khiến tôi bàng hoàng
05:58:17 22/09/2024
Rap Việt mùa 4: Nữ rapper cực xinh được 2 Anh trai ra tay hỗ trợ, 4 HLV chọn và cú "twist" không ngờ!
07:23:03 22/09/2024
Danh sách dàn sao đình đám dự lễ cưới hào môn của nữ diễn viên hạng A với thiếu gia gia kém 9 t.uổi
06:51:10 22/09/2024
Sốc với số người xem livestream cực khủng theo dõi anh em Tuấn Hưng - Duy Mạnh kết đoàn!
08:14:16 22/09/2024
Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ tiền"
06:04:03 22/09/2024
Ngô Cẩn Ngôn nuôi chồng 'rỗi nghề', nịt bụng bầu đóng phim, sống túng thiếu?
09:01:31 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nỗ lực hoàn lương để trở về với gia đình

Pháp luật

12:00:16 22/09/2024
Phạm nhân Nguyễn Công Hưng chia sẻ, khi phải chấp hành án phạt tù, tất cả phạm nhân đều nhận ra rằng, cuộc sống này sẽ trở nên vô nghĩa khi bị tách ra khỏi xã hội.

Game thủ Việt đang phải "bỏ lỡ" rất nhiều bom tấn gacha đình đám (Phần II)

Mọt game

11:56:01 22/09/2024
Exilium là phần tiếp theo của series Girls Frontline đình đám do studio Sunborn phát hành. Tựa game này thuộc thể loại RPG chiến đấu theo lượt và hiện mới chỉ được ra mắt giới hạn ở thị trường Trung Quốc.

Diện áo khoác gió sao cho sành điệu và năng động trong mùa mưa này

Thời trang

11:52:02 22/09/2024
Khi lựa chọn áo khoác gió cho mùa mưa, chất liệu chống thấm nước luôn là yếu tố hàng đầu cần cân nhắc. Những loại vải như nylon hoặc polyester không chỉ có khả năng chống nước tốt mà còn nhẹ nhàng, dễ dàng mang theo.

Louis Phạm xin lỗi 2 lần cho có lệ, 'giỡn mặt' với CĐM, 'lỗ hổng' ý thức?

Trẻ

11:51:30 22/09/2024
Mới đây thông tin Phạm Như Phương (hay còn gọi là Louis Phạm, sinh năm 2003) chính thức xin lỗi trên trang TikTok cá nhân về vụ phông bạt t.iền từ thiện, đang được dân mạng bàn tán rôm rả.

Hóa ra, phong thủy tốt nhất đối với phụ nữ không phải là ngoại hình hay cưới đúng người, mà là 3 điều này

Trắc nghiệm

11:37:25 22/09/2024
Nhiều người cho rằng phụ nữ đẹp, cưới chồng giùa có sẽ có cuộc sống như mong đợi. Thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại

Sức khỏe

11:36:04 22/09/2024
Chưa kể đến, một số người dành 8 tiếng sử dụng máy tính trong ngày để làm việc, sau đó tiếp tục sử dụng máy tính hoặc điện thoại ở nhà. Tổng thời gian sử dụng thiết bị có màn hình kéo dài có thể gây mệt mỏi cho cổ và cơ thể.

Jennie chưa biết hối lỗi vì 'nhả khói', nói 1 câu ngạo nghễ, CĐM phán gay gắt?

Sao châu á

11:33:57 22/09/2024
Vào ngày 19/9, Jennie (BLACKPINK) gây bùng nổ mạng xã hội khi xuất hiện trên bìa Harper s Bazaar Mỹ số tháng 10/2024. Nữ idol đem đến bộ ảnh với diện mạo mới mẻ chưa từng có và bài phỏng vấn về sự nghiệp cũng như đời tư.

Những thảo dược nào giúp làm đẹp da?

Làm đẹp

11:32:39 22/09/2024
Sử dụng thảo dược chăm sóc da có thể mang lại hiệu quả tốt nhưng nên tham khảo ý kiến chuyên gia. Đồng thời, duy trì thói quen lành mạnh như uống đủ nước, tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng là cách bảo vệ làn da khỏe - đẹp.

Cơm nhà 3 món dễ nấu hao cơm, có món tốt cho tiêu hóa lại dưỡng trắng da

Ẩm thực

11:26:37 22/09/2024
Cơm nhà 3 món - giản dị, dễ nấu nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy no bụng, ấm lòng, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng!

Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm sau bầu cử Tổng thống

Thế giới

10:49:08 22/09/2024
Sau khi hết giờ bỏ phiếu, việc kiểm phiếu bắt đầu ngay lập tức, trong khi lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối ngày 21/9 đến 6 giờ sáng ngày 22/9 (giờ địa phương) nhằm ngăn chặn các sự cố không mong muốn.

Vũ Luân đi quay MV được người đặc biệt tháp tùng, Phương Lê vắng mặt vì 1 lý do

Sao việt

10:41:02 22/09/2024
Sau chuyến thiện nguyện ở Lào Cai, mới đây, Vũ Luân đã lộ diện trên mạng xã hội và có những chia sẻ thu hút sự quan tâm từ khán giả về đứa con tinh thần sắp ra mắt của mình.