Tâm sự người phụ nữ Lào trước giờ đặc xá
Tham gia đường dây mua bán, vận chuyển ma túy qua cửa khẩu Việt – Lào, cùng với chồng, Xổm bị bắt giữ và tuyên án chung thân. Với sự cố gắng, cải tạo tốt, người phụ nữ này được giảm án rồi đặc xá.
Ngồi ngay hàng ghế đầu cùng nhiều phạm nhân nữ khác trong hội trường lớn của Trại giam Thanh Xuân, Tổng cục 8 Bộ Công an, người đàn bà có gương mặt sáng lặng im. Chị chăm chú lắng nghe tên của từng người được đặc xá và chờ đến lượt mình. Một phạm nhân nữ bên cạnh cho biết, chị tên Lang Xổm, quốc tịch Lào.
Khi hỏi chuyện, chị Xổm nói lưu loát, ít ai có thể đoán chị là người “ngoại quốc”. Điều đầu tiên, chị chia sẻ thật lòng, học được tiếng Việt từ những phạm nhân khác trong những năm tháng cải tạo tại trại giam Thanh Xuân. Chị vào tù vì tội mua bán trái phép chất ma túy từ khi còn là một phụ nữ trẻ, giờ sắp bước vào tuổi trung niên.
Lang Xổm phấn khởi cầm tờ quyết định đặc xá.
Sinh ra và trưởng thành ở một huyện biên giới Lào, giáp tỉnh Nghệ An, ngày còn thiếu nữ, chị đẹp dịu dàng như đóa lan rừng, không ít chàng trai mê đắm. Năm 18 tuổi, Xổm kết hôn với một thanh niên cùng huyện. Cùng chồng, chị làm nương rẫy. Khi mùa màng thư thả, chị lại chạy chợ buôn bán quần áo.
Cuộc sống của cặp vợ chồng son hạnh phúc hơn khi Xổm sinh được lần lượt một gái, một trai. Kinh tế vất vả, chị hàng ngày bươn chải bán quần áo vùng ven biên. Dạo đó, đầu những năm 1990, ở bản của Xổm, không ít người đã tham gia mua bán và vận chuyển ma túy qua biên giới, từ Lào sang Việt Nam. Chồng Xổm cũng đứng ra “làm ăn lớn” để mong đổi đời.
Biết chồng có kế hoạch đó, Xổm để hai con nhỏ ở nhà cho người thân chăm nom và cùng “áp tải” một chuyến hàng lớn, vận chuyển 20 bánh heroin. Khoảng tháng 4/1997, vợ chồng Xổm bị công an Việt Nam bắt quả tang. Không lâu sau, cả hai cùng đồng bọn bị đưa ra xét xử về các hành vi liên quan đến ma túy. Trong khi chồng lĩnh án tử hình, Xổm nhận án chung thân cùng về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Thời điểm đó, mọi thứ gần như đổ sụp dưới chân người phụ nữ trẻ. Bố và mẹ dính án, hai đứa con, 4 và 6 tuổi của vợ chồng Xổm phải nhờ cậy vào sự cưu mang của những người thân. Phiên phúc thẩm, HĐXX vẫn giữ nguyên án tử hình cho chồng và Xổm.
Thời gian đầu, nhớ con, chị chỉ biết khóc. Không biết bao nhiêu đêm chị suy sụp tinh thần. Nhưng với sự động viên của các giám thị trại, dần dần chị hiểu, bản thân đã nhận được sự ưu ái và khoan hồng của pháp luật Việt Nam, chị xác định cần phải cải tạo thật tốt để có cơ hội về với các con.
Chính những động lực mong trở lại cuộc sống tự do đã thôi thúc Xổm lao động, phấn đấu đạt nhiều thành tích. Sự cố gắng cải tạo của chị đã được Nhà nước Việt Nam công nhận. Chị được giảm án từ chung thân xuống còn 20 năm. Khi nhận được sự khoan hồng đó, chị đã khóc “không hết nước mắt”. Ước mong về với hai con của người mẹ sắp thành hiện thực.
Video đang HOT
Trước đó, chị Xổm (ngồi giữa) trầm tư mong đợi lãnh đạo trại giam đọc đến tên mình.
Sau đó, năm nào Xổm cũng được giảm án vì cải tạo, thực hiện tốt các nội quy do lãnh đạo trại đề ra. Con đường hoàn lương của người phụ nữ này dần thành hiện thực. Xổm bảo, năm nào cứ mỗi lần đến dịp đặc xá, cũng giống nhiều phạm nhân khác, chị mong có tên mình trong danh sách đề nghị. Chị thấy buồn khi mình chưa được xét duyệt nhưng đó cũng là động lực để phấn đấu hơn nữa.
Niềm vui vỡ òa đến với nữ phạm nhân 40 tuổi này khi đợt đặc xá trước ngày 2/9 năm nay, chị có tên trong số 148 người được tha tù trước thời hạn. “Từ ngày biết mình nhận được sự khoan hồng, tôi vui lắm. Không biết nói gì, chỉ muốn cảm ơn chính phủ Việt Nam cho tôi cơ hội làm lại từ đầu”, giọng rưng rưng xúc động, chị nói.
Các con chị, đứa lớn cũng đã 20, con thứ hai 18 tuổi, đều đã trưởng thành cả. Nói đến các con, trên gương mặt chị đầy ắp niềm vui. Chị bảo, nhớ bọn trẻ lắm. Từ ngày vào tù, cả hai còn nhỏ, giờ chúng đã biết suy nghĩ chín chắn. “Thời gian ở trại, có lần phải 6 năm tôi mới gặp chúng một lần. Mỗi khi mẹ con gặp nhau chỉ biết khóc mà thôi”, chị kể. Giờ chồng không còn, ba mẹ con sau này phải dựa vào nhau để sống. Chị khoe, gia đình đã chuyển về Vientiane sinh sống nên các con có điều kiện học hành hơn.
Trong đợt tha tù trước thời hạn lần này, chị là một trong số các phạm nhân tiêu biểu được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định đặc xá. Suốt buổi có mặt trong hội trường, chị luôn tươi cười. Khi cầm tờ quyết định trong tay, chị bảo vẫn chưa tin đó sự thật. Trước khi trút bỏ bộ quần áo tù, chị tâm sự: “Đối với tôi, hơn nửa đời người đã qua, chỉ biết sau này sống vì hạnh phúc của các con. Cả hai đứa chịu quá nhiều thiệt thòi tình cảm. Biết rằng, bây giờ phải bù đắp cho các con thật nhiều, thật nhiều…”.
Dù không có các con tới đón, chỉ có Đại sứ quán đến nhưng chị vẫn chứa chan niềm vui. Chúng chưa biết mẹ được đặc xá và cũng vì đường sá quá xa xôi. Người phụ nữ có đôi mắt biết cười, nhoẻn miệng bảo chỉ muốn về đoàn tụ ngay với hai con.
Theo VNExpress
Trại giam những trùm giang hồ trước ngày đặc xá
Với lý do không muốn nhắc về quá khứ, những phạm nhân của chuyên án Năm Cam như Trúc "Mẫu hậu" , Hải "Bánh"... từ chối những cuộc tiếp xúc. Năm nay, trại giam này có hàng trăm người được đặc xá nhưng không có những nhân vật trên.
Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) được biết đến như "trạm dừng chân" của hàng loạt giang hồ có máu mặt, khét tiếng một thời liên quan đến vụ án Năm Cam như: Hải "Bánh", Trường "Xoăn", Trúc "Mẫu hậu", Hoàng "Lựu đạn"... Đây cũng là nơi cải tạo của những tội phạm kinh tế hàng đầu như: Nguyễn Văn Mười Hai, Hải Robert, Đỗ Thị Mỹ Phượng (Phượng lai, nữ hoàng rượu lậu)...
Phạm nhân xếp hàng chuẩn bị nhập trại. Ảnh: Quốc Thắng.
Dịp 2/9 năm nay, Xuân Lộc có 373 phạm nhân được đặc xá và 787 người được giảm án. Tuy nhiên, hầu hết những người liên quan đến chuyên án "Năm Cam" đều không lọt vào danh sách.
Theo một quản giáo của trại, Trúc "Mẫu hậu", Hoàng "Lựu đạn" đang vật vã chống chọi với những cơn đau bệnh tật. Riêng Hải "Bánh", đệ tử ruột của ông trùm Năm "Cam" một thời thì chỉ muốn bình lặng, không muốn nhắc về quá khứ nên họ đều xin không tiếp xúc phóng viên vào lúc này.
Cũng theo vị quản giáo, người phụ nữ từng lừng lẫy một thời này giờ ốm yếu, khổ sở với đủ các thứ bệnh hành hạ trong người. Khi nhắc về chồng và những đứa con của mình, Trúc "Mẫu hậu" thường rơm rớm nước mắt. Ở tuổi ngoài 60, ước mơ duy nhất của người đàn bà này là sớm trở về và thành tâm sám hối để cầu mong sự bình yên sẽ trở lại với gia đình.
Những ngày đầu mới đến, Trúc "Mẫu hậu" sống trong tâm trạng hoảng loạn, tuyệt vọng. Bà ta thường xuyên khóc lóc vật vã nhưng sau một thời gian, với sự động viên của cán bộ trại cũng như sự giúp đỡ của các phạm nhân khác, Trúc "Mẫu hậu" đã dần lấy lại được cân bằng. Bà sống hòa đồng với các phạm nhân khác.
"Hải "Bánh", Hoàng "Lựu đạn", Trường "Xoăn"... luôn là những phạm nhân đặc biệt. Họ luôn muốn chứng tỏ, khẳng định mình khi mới vào trại nhưng qua thời gian họ đã hướng thiện. Tuy chưa đủ điều kiện để giảm án nhưng những con người này giờ biết sống hòa đồng với các phạm nhân khác và sợ nhắc đến những năm tháng quá khứ", trung tá Nguyễn Trọng Tuấn, Phó giám thị trại giam Xuân Lộc cho biết.
Trái với hình ảnh lặng lẽ của những "nhân vật nổi tiếng" trên, hàng trăm phạm nhân khác của trại giam này đang hồ hởi chờ ngày về đoàn tụ.
Bé gái ở tù cùng mẹ và cũng được "đặc xá" trong dịp này. Ảnh: Quốc Thắng.
Nhà văn hóa phân khu 2 của trại những ngày này được trang hoàng sạch sẽ. Các dãy bàn ghế tại hội trường được dọn ngăn nắp để phục vụ khóa học cho những phạm nhân sắp được tái hòa nhập với xã hội.
Vừa hoàn thành khóa học, Nguyễn Thị Ngọc Anh (33 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhoẻn miệng cười tươi. Bước ra cửa Nhà văn hóa trại, chỉ bé gái trên tay, chị ta hóm hỉnh: " Nó ở tù cùng mẹ và cũng sắp được đặc xá đấy".
Chọn một góc tại phòng bên cạnh, người mẹ của 6 đứa con lặng lẽ kể về quá khứ của mình. Năm 2005, do hoàn cảnh khó khăn, Ngọc Anh thuê mặt bằng mở quán cà phê tại thị trấn Trảng Bom (Đồng Nai) để cùng chồng nuôi 3 con nhỏ. Muốn kiếm nhiều tiền, cô chủ liền tuyển 3 "chân dài" về nuôi ăn tại quán. Khi khách có nhu cầu, các nhân viên này sẵn sàng đi nhà nghỉ để "phục vụ" hoặc bán dâm tại chỗ. Mỗi lần như thế, chị ta sẽ thu 40.000 đồng.
Đến tháng 8/2005, ổ mại dâm đã bị công an khám phá. Bị tòa tuyên phạt 5 năm tù nhưng do con nhỏ nên được Ngọc Anh tại ngoại để nuôi dưỡng đứa con thứ 4 được hơn một tháng. Tuy nhiên, chưa được một năm, Ngọc Anh lại tiếp tục mang thai và sinh bé thứ 5. Việc thi hành án bị trì hoãn, mãi đến tháng 5/2010, để 5 đứa trẻ cho chồng chằm sóc, chị ta mới vào trại để thụ án. Tuy nhiên, thời điểm này chị ta đã lại mang bầu được hơn một tháng mà không biết nên bé gái được sinh ra ngay trong tù.
Dịp đặc xá năm nay, Ngọc Anh có tên trong danh sách khi thi hành mới được một năm 3 tháng. "Được nhà nước tạo điều kiện nuôi con nhỏ trong tù, tôi không phải lao động mà hàng tháng còn được cấp tiền nuôi con. Về lần này, có cực mấy cũng không phạm pháp", chị tâm sự.
Một trường hợp khác cũng được đặc xá là Hiển (20 tuổi, Đồng Nai), phạm nhân mang tội giết người khi còn vị thành niên và bị phạt 7 năm tù.
Ngày ra trại đã đến gần nhưng Hiển lo lắng về sự kỳ thị. Ảnh: Quốc Thắng.
Hiển nhớ như in vào tối 19/4/2008 đã cùng nhóm bạn bè tổ chức sinh nhật cho một cô bạn trong lớp. Nghe bạn bị đánh dọc đường, Hiển cùng 3 &'chiến hữu' khác kéo đi trả thù. Trong lúc đi tìm người đánh bạn mình, cả nhóm phát hiện một nhà sáng đèn nên xông vào đập cửa. Chủ nhà mang gậy ra đánh thì bị cả nhóm giật lấy gậy đánh túi bụi. Thấy anh này nằm im, cả đám bỏ về nhà ngủ.
Rạng sáng hôm sau, nhóm 4 người đã bị công an bắt vì người bị chúng đánh tối qua đã chết. Do không trực tiếp gây án, Hiển bị tuyên phạt 7 năm tù. &'Thấy bạn bị đánh, em chỉ biết xông vào. Chắc do rượu sai khiến chứ nếu tỉnh táo thì không đến nỗi', cậu này tỏ vẻ hối hận.
Đang học lớp 11, Hiển phải rời bỏ ghế nhà trường để nhập trại trả giá cho hành động nông nổi của mình. &'Là một trong những phạm nhân nhỏ tuổi nhất, em được các quản giáo phân công vào đội xây dựng. Em cố gắng làm việc để cuộc sống có ích đồng thời học nghề để có thể làm việc khi ra tù', Hiển tâm sự.
Sau khi biết mình có tên trong danh sách được đặc xá đợt này, Hiển mất ăn mất ngủ nhiều ngày. Cậu ta cho biết, mừng thì mừng nhưng cũng lo lắm, không biết ra tù mọi người sẽ nhìn em như thế nào.
Trung tá Nguyễn Trọng Tuấn chia sẻ, làm công tác trại giam nhiều năm, thấy phạm nhân được đặc xá trở về nhà là niềm vui lớn của ban giám thị. Tuy nhiên, cùng với đó là nỗi lo tái hòa nhập của những con người từng lầm lỗi.
"Đối với nhiều phạm nhân, khi bước chân ra khỏi cánh cổng trại giam họ cảm thấy bơ vơ, lạc lõng. Mặc cảm tội lỗi luôn hiện diện, họ co mình vào vỏ ốc và có thể tái phạm tội bất cứ lúc nào", ông Tuấn trăn trở.
Theo VNExpress
Thiếu nữ "cõng"án giết người tình trên đôi gỗ Đối tượng Phan Thị Hiếu Thảo Trại giam Z30D (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) một ngày cuối tháng 8.2010 nắng đẹp chan hòa. Lẫn trong số những người tù được đặc xá dịp Quốc khánh 2.9 có một nữ phạm nhân rất đặc biệt. Cô gái trạc gần 30 tuổi, 2 chân bị liệt, di chuyển khó nhọc bằng 2 cây nạng...