Tâm sự giáo viên: Buồn vì phải học giữ hạng
Gần Tết, các giáo viên chúng tôi bỗng “giật mình” vì nhận được thông báo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tất cả cán bộ, giáo viên (CBGV) đang giữ ngạch chức danh nghề nghiệp đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Thời gian để hoàn thành là từ nay cho đến năm 2021.
Ảnh minh họa
Trước đây, chúng tôi là những GV THCS chính, mã số 15a.201. Nhà nước trả lương theo công việc, dạy cấp nào hưởng lương cấp đó, không phân biệt bằng cấp. Sau đó, việc tính lương được căn cứ vào văn bằng. Ai có bằng cấp nào hưởng theo bằng cấp ấy. Chỉ từ năm 2013 thì việc chuyển loại viên chức, thay đổi thang, hệ số lương mới tạm dừng. Tuy nhiên, chúng tôi (đã xét trước đây) được chuyển vào chức danh nghề nghiệp là GV THCS hạng II, mã số V.07.04.11. Như vậy chúng tôi giảng dạy cấp 2 nhưng được hưởng lương đại học.
Năm 2018, các GV có bằng Cao đẳng, sau đó học tiếp lấy bằng Đại học muốn chuyển ngạch thì nộp hồ sơ xét tuyển. Các GV này được thông báo phải học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp mới đủ điều kiện. Thế là họ phải đăng kí học nếu muốn thăng hạng.
Lúc đầu, một số GV cứ tưởng ai muốn xét thăng hạng mới phải đi học, chứ chúng tôi, những người đã có quyết định GV THCS hạng II (mã số V.07.04.11) thì không phải đi. Tuy nhiên cuối cùng chúng tôi vẫn phải đăng kí học để được giữ hạng và để tính hưởng lương mới từ năm 2021 theo vị trí, việc làm chức danh nghề nghiệp. Vì vậy mà tất cả GV dù muốn hay không cũng đều phải đăng ký học.
Theo như thông báo thì chúng tôi sẽ được học tập trung từ 1,5 đến 2 tháng (học vào thứ bảy và chủ nhật). Nội dung học sẽ là 10 chuyên đề (240 tiết) gồm những kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp. Cuối cùng là tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch. Ai đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10), chấp hành đúng nội quy sẽ được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Nói chung nội dung học cũng không quá khó. Vấn đề chính là GV phải sắp xếp công việc để đi học tập trung. Chưa kể mức học phí hơi cao đối với GV (2.800.000 đồng)/người.
Một cô giáo cấp II nhà ở Châu Thành, Tây Ninh tâm sự: Nhà cô mãi ở tận xã Biên Giới, năm nay cô đã 46 tuổi rồi. Trước đây được sự động viên của ban giám hiệu, GV trong tổ nên cô đã nỗ lực học xong và có tấm bằng Đại học. Sau đó thật may mắn là được chuyển ngạch ăn lương đại học. Cô rất vui mừng vì điều đó. Ai dè, năm nay lại nhận được thông báo sẽ phải học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp mới giữ được hạng. Cô đang lo lắng vì tuổi đã lớn rồi chưa kể kinh tế gia đình cô còn gặp rất nhiều khó khăn. Thật là rầu hết sức.
Video đang HOT
Một thầy giáo nhà ở huyện Bến Cầu, Tây Ninh cũng tỏ vẻ lo lắng vì phải đi học giữ hạng sắp tới. Lúc trước thầy nhận được quyết định công nhận là GV hạng II nên đã an tâm. Vậy mà cuối cùng vẫn phải đi học mới giữ được hạng. “Hai vợ chồng em đều là GV. Nếu tới phải đi học, chúng em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống” – thầy tâm sự.
Bản thân là một GV, khi nghe tin phải đi học bồi dưỡng Chức danh nghề nghiệp để giữ hạng, tôi cũng nản. Vấn đề chính là phải sắp xếp thời gian công việc để đi học. Đó không phải là một điều dễ dàng. Công việc của GV vốn đã rất nhiều. Mong ngành sẽ có những thay đổi để cho GV chúng tôi bớt khổ. Chẳng hạn có thể cho chúng tôi tự học, tự nghiên cứu ở nhà rồi sau đó thi tập trung để lấy chứng chỉ. Thời buổi công nghệ thông tin trên mạng khá đầy đủ mà cứ bắt chúng tôi đến ngồi nghe và xem trình chiếu các nội dung có sẵn trên Internet thì thật là vừa tốn tiền, tốn sức, tốn thời gian của GV.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Thu nhập tăng thêm hàng chục triệu đồng: Tạo động lực, không phải để gây xung đột
Với khoản chia thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM, phải nói năm nay giáo viên ở TPHCM sẽ đón một cái Tết ấm cúng hơn. Tuy nhiên, cũng còn lắm "trục trặc" quanh vấn đề này.
Nơi toàn xuất sắc, chỗ rơi thảm
Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM chia thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức nhà trường bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2018. Với chính sách này, phải nói năm nay GV ở TPHCM sẽ có một năm ấm cúng.
Giáo viên hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở TPHCM sẽ có thêm một khoản nhu nhập lớn từ Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM
Khoản này dành cho người hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ xét theo quý. Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ. Một giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể nhân được trên dưới 10 triệu đồng/quý, mỗi năm có thể nhận đến 30 - 50 triệu đồng tùy thâm niên, hệ số lương.
Tuy nhiên, việc đánh giá, phân loại ở các nơi không giống nhau đã dẫn đến sự chênh lệch trong tỷ lệ GV được hưởng thu nhập tăng thêm. Có nơi tỷ lệ GV được hưởng thu nhập tăng thêm cao ngất nhưng có nơi... lại thấp đến thảm.
Như ở huyện Nhà Bè, trong quý III/2018, tính toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức ở địa bàn, trong đó khối sự nghiệp giáo dục chiếm số lượng cao nhất chỉ có 23,4% người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quý II là đỡ hơn nhưng cũng chỉ 33,9% người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quý IV là trên 49,5%.
Đưa con số này so sánh ở nhiều đơn vị sẽ thấy sự chênh vênh, nơi cao ngất, nơi rơi thảm. Như ở Trường tiểu học Võ Văn Hát, Q.9, trong quý II trên 56% người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quý 3 có 59 người đủ điều kiện đánh giá thì 58 người hoàn thành xuất và 1 hoàn thành tốt, tỷ lệ trên 98%.
Hay như ở Sở GD-ĐT TPHCM, theo Phòng Tổ chức cán bộ, kết quả đánh giá cán bộ, viên chức toàn ngành quý II, III hiện nay có hơn 91% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, gần 7% hoàn thành tốt, không có trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.
Người lao động thiệt thòi
Tỷ lệ hoàn thành xuất sắc thấp, đổi lại tỷ hoàn thành tốt, hoàn thành (đạt hoàn thành không được chia thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03) tại Nhà Bè lại cao hơn nhiều nơi khác. Điều này đồng nghĩa với việc, tỷ lệ nhận được mức tăng thêm thấp hoặc không được nhận sẽ cao lên. Như vậy, vô hình chung cách đánh giá đã dẫn đến thiệt thòi cho nhiều người.
Trong buổi làm việc với Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM mới đây, đại diện huyện Nhà Bè cho hay hiện các đơn vị đã chi trả thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 quý II và III/2018.
Tỷ lệ cán bộ, viên chức ở huyện Nhà Bè cực kỳ thấp so với các địa bàn
Địa bàn này "vướng" trong việc đánh giá, phân loại công chức với những quy định hiện hành như nghỉ việc từ 22 ngày trong quý vì đau ốm, nghỉ phép trong quý thì tối đa chỉ "Hoàn thành nhiệm vụ..."; chưa có quy định đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị nên khó khăn khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; đối với giáo dục thì không biết có đánh giá mấy tháng hè không...
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát cho rằng, cách tổ chức đánh giá của huyện Nhà Bè chưa rõ ràng, thiếu phù hợp gây thiệt thòi cho cán bộ, viên chức, công chức.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM bày tỏ, ý nghĩa Nghị quyết 03 chi thu nhập tăng thêm nhằm tạo tinh thần phấn khởi, động lực để làm việc tốt, hiệu quả hơn, sáng tạo hơn, chứ không phải để tạo ra xung đột, nghi kỵ, kiện cáo trong nội bộ. Thế nên việc đánh giá hiệu quả công việc cho đội ngũ phải phù hơp, làm sao để tránh gây thiệt thòi cho mọi người.
Bà Nhung cũng yêu cầu các địa bàn giải quyết chi thu nhập tăng thêm cho đội ngũ trước Tết Nguyên đán, tránh tình trạng nơi này đã nhận, nơi kia vẫn chờ đợi.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Cần cơ sở dữ liệu công khai bằng cấp Sau khi loạt bài "Bất cập trong quản lý chứng chỉ, văn bằng" (Báo SGGP đăng từ ngày 16 đến ngày 19-1) phản ánh những tồn tại trong việc quản lý, cấp bằng, sử dụng chứng chỉ, bằng cấp và các quy định về công nhận bằng cấp quốc tế, nhiều chuyên gia đã chia sẻ ý kiến. Bằng giả Trường Đại học...