Tâm sự gây xúc động của người mẹ Việt trên đất Mỹ về 6 tiếng đau đớn đến chết đi sống lại, giành giật sự sống từ tay tử thần để được ở bên con
“Trong tình huống ngặt nghèo ấy, 1 mạng mẹ đổi 1 mạng con mẹ nghĩ cũng xứng đáng, vì với mẹ các con là quan trọng nhất. Nhưng thật may mắn, cả 2 mẹ con mình đều bình an”, những dòng tâm sự của người mẹ Việt trên đất Mỹ khiến bao người rưng rưng xúc động.
Sinh con là thiên chức cao quý mà tạo hóa dành riêng cho người phụ nữ. Thế nhưng, để thực hiện được thiên chức ấy, nhiều người mẹ đã phải đánh đổi rất nhiều, phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe kéo dài tới tận sau khi sinh, thậm chí là nhiều năm về sau này.
Mới đây, câu chuyện về hành trình vượt cạn với muôn vàn khó khăn của một bà mẹ trẻ người Việt trên đất Mỹ được đăng tải trên MXH khiến nhiều người xúc động, cảm phục. Biến cố khi sinh con lần thứ 5 khiến chị phải trải qua những đau đớn tột cùng, có những lúc tưởng chừng không thể qua khỏi, không thể gặp lại đứa con bé bỏng vừa chào đời mà mình còn chưa nhớ mặt.
Bằng nghị lực phi thường xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu của người chồng hết mực yêu thương vợ con và những nỗ lực không biết mệt mỏi của những bác sĩ tận tâm nơi đất khách, chị đã vượt qua tất cả để đến với cái kết ngọt ngào bên gia đình yêu thương.
—
“Viết cho thiên thần Lily của mẹ! Em bé đáng thương nhưng vô cùng may mắn.
Cuộc đời này có mẹ là điều may mắn nhất phải không con? Vậy mà suýt nữa thì mẹ không thể gặp lại con, không thể bế bồng nâng niu con gái bé bỏng của mẹ. Nếu ngày hôm đó mẹ ra đi mãi mãi thì mẹ thật có lỗi với con và các anh chị của con.
Trong tình huống ấy, 1 mạng mẹ đổi một mạng con mẹ nghĩ cũng xứng đáng vì với mẹ các con là quan trọng nhất. Nhưng thật may mắn, cả 2 mẹ con mình đều bình an”.
Bệnh viện Pennsylvania, Philadelphia ngày 16/12/2019.
Chuyện sinh con lần thứ 5 của bà mẹ Việt trên đất Mỹ
Người ta bảo “gái chửa, cửa mả”, ý nói những tai nạn, những biến chứng rất nguy hiểm mà phụ nữ có thể gặp phải khi sinh con. Mẹ nghe rất nhiều về điều đó nhưng mẹ chẳng bao giờ nghĩ nó sẽ xảy đến với mẹ. Ngay cả khi nó bắt đầu xảy ra, mẹ cũng chỉ nghĩ là bình thường thôi. Vì mẹ mang thai khỏe mạnh, không có bất cứ bệnh lý nào dù là nhỏ.
Ảnh: Facebook nhân vật.
Sinh các anh chị của con cũng là chuyện rất nhẹ nhàng với mẹ. Với con cũng vậy, mẹ không hề lo lắng hay sợ hãi gì. Cho tới khi mẹ tỉnh lại nghe bố và các bác sĩ nói về những điều tồi tệ mẹ vừa trải qua.
10h sáng ngày hôm ấy, mẹ nhập viện để bác sĩ tiêm thuốc giục sinh, bởi vì 3 ngày gần đây con ít vận động quá. Mẹ đã phải nằm một chỗ để đếm số lần con vận động trong bụng mẹ. Còn 3 ngày nữa mới tới ngày dự sinh nhưng bố mẹ vô cùng lo lắng nên quyết định để con ra sớm cho an toàn.
Video đang HOT
Và mọi chuyện bắt đầu.
Khoảng 11h30 mẹ được đưa vào phòng tiêm. Lúc này mẹ vẫn khỏe mạnh bình thường, chưa có dấu hiệu sinh nở hay đau đớn gì. Các bác sĩ nói với mẹ rằng thường thì 2 ngày, nhanh thì đêm nay sẽ sinh. Bố mẹ hiểu là sẽ rất lâu, vì lần trước khi sinh anh Bambi mẹ cũng đã từng tiêm thuốc giục sinh.
Đến khoảng 9h tối, xuất hiện nhiều cơn đau hơn. Khi bác sĩ thông báo đã mở 5 cm, mẹ nghĩ thế thì còn lâu mới đẻ. Sau đó, 1 cô y tá tới dựng giường lên, bắt mẹ ngồi thẳng lên, cô ấy nói làm vậy con sẽ xuống nhanh hơn. Lúc này mẹ vẫn kiểm soát được cơn đau, mọi thứ nhẹ nhàng với mẹ.
Nhưng khoảng 30-40 phút sau, những cơn đau xuất hiện nhiều và liên tục hơn, mẹ liên tục nói với bố rằng sắp sinh rồi, giục bố đi gọi bác sĩ. Lúc này bố vẫn nghĩ là chưa thể sinh được nên chần chừ nhưng lúc này cơn đau dữ dội hơn, ở mức độ 7-8 và liên tục, cơn đau này chưa dứt cơn đau khác đã tới nên bố vội vàng chạy đi ngay.
Trong lúc chờ đợi, mẹ còn chịu thêm một cơn đau nhói, cảm giác như con đã xuống tới nơi rồi. Mẹ không thể hít thở đều, không thể bình tĩnh được nữa. Tiếp đó mẹ cảm nhận thấy sự hoảng loạn của các bác sĩ, họ hô hào mọi người nhanh lên. Mẹ không thể kiểm soát được nữa, mẹ la lớn. Lúc này bác sĩ mới chuẩn bị đồ đỡ cho mẹ, mẹ đau buốt khó tả, không thể phối hợp được với bác sĩ.
2 phút sau con chào đời.
Hình ảnh đầy xúc động khi 2 mẹ con được gặp nhau. Ảnh: Facebook nhân vật.
6 tiếng đau đớn như chết đi sống lại, chiến đấu và chiến thắng tử thần bằng sự kiên cường và tình mẫu tử thiêng liêng
Mẹ được ôm con vào lòng và tưởng rằng mọi chuyện đã qua. Nhưng bác sĩ nói mẹ chảy rất nhiều máu, họ không thể cầm máu cho mẹ. Không khí căng thẳng, mọi người bắt đầu hoảng loạn. Mẹ cảm giác được máu đang ộc ra rất nhiều nhưng không nghĩ tới những điều tồi tệ. Mẹ nghĩ chắc là băng huyết thôi, cái này mẹ nghe nhiều rồi. Mẹ nghĩ nó cũng nguy hiểm nhưng tiêm thuốc là ổn. Mẹ vẫn bình tĩnh lắm.
Lúc này mẹ vẫn nhận thức được mọi chuyện đang diễn ra. Mẹ nghe một bác sĩ hét lớn “we need everyone” (Chúng ta cần tất cả mọi người – PV) khẩn thiết. Mẹ nghe bố nói “làm ơn hãy làm những gì có thể”. Bố chạy đến bên mẹ, nói mẹ nghe tình trạng của mẹ, bố nói bác sĩ phải mổ gấp cho mẹ. Bố khóc hoài và nói rằng bố ở đây với mẹ, nói mẹ đừng lo lắng, bố cần mẹ và mẹ phải cố lên.
Mẹ vẫn nghĩ mọi chuyện làm gì mà nghiêm trọng thế, rồi mẹ thiếp đi. Mẹ nghe cô ý tá nói với mẹ “hãy mở mắt ra, nhìn mặt con chị đi, nó cần chị”. Mẹ khẽ mở mắt rồi lại nhắm. Cô ấy lại gọi mẹ “hãy ở lại đây với chúng tôi”. Mẹ “OK” rồi lại thiếp đi nhưng vẫn nghe được mọi chuyện.
Mẹ được đưa vào phòng cấp cứu, các bác sĩ chuẩn bị mổ cho mẹ. Mẹ mở mắt và thấy một tấm vải xanh được căng ngang như trong phim vậy. Đến đây mẹ bắt đầu hoảng, mẹ nghĩ “họ định mổ cho mình mà không có thuốc mê sao?”. Mẹ thấy sợ nhưng rồi mẹ thiếp đi lúc nào không biết.
Không biết bao lâu sau thì mẹ tỉnh lại. Mẹ lại nghe bố nói máu vẫn tiếp tục chảy trong ổ bụng và các bác sĩ không rõ nguyên nhân. Mẹ bắt đầu sợ chết. Mẹ còn chưa kịp nhớ mặt Lily của mẹ. Không có mẹ các con sẽ như thế nào?
“Mẹ còn chưa kịp nhớ mặt Lily của mẹ”…
Mẹ được đẩy vào phòng cấp cứu lần thứ 2. Mẹ không còn sợ đau nữa, mẹ nằm im và tự hỏi không biết họ đang làm gì trên cơ thể mẹ. Nhưng sau đó mẹ tỉnh dậy với các bác sĩ, y tá ở bên cạnh và họ chúc mừng mẹ. Rất nhiều lần trong ngày, cứ cỡ 1-2 tiếng lại có bác sĩ tới giới thiệu là đã tham gia mổ cho mẹ. Tất cả đều nói trông mẹ khá hơn rất nhiều, tình trạng rất tốt. Mẹ chẳng hiểu gì lắm chỉ biết cảm ơn.
Mẹ thì chỉ thấy chân tay mẹ phù hết cả lên, mẹ bảo bố chụp ảnh cho mẹ xem và thấy mặt mình phù phúng tích nước trông đến kinh. “Thế mà sao các bác sĩ cứ bảo là rất tốt?”, mẹ hỏi bố.
Bố bảo, vì lúc chuyển mẹ vào phòng cấp cứu, các bác sĩ bảo người mẹ đã tái đi, chuyển trắng trông như người đã chết và đều nghĩ rằng mẹ sẽ không qua khỏi.
Bác sĩ nói mẹ mất máu quá nhiều, chỉ 15′ đã mất 80% máu trong cơ thể. Và trong suốt quá trình mổ, máu vẫn liên tục chảy. May mắn rằng đây là bệnh viện lớn nên có sẵn rất nhiều máu cho mẹ. Cũng may mắn là mặc dù là đêm nhưng vẫn có bác sĩ các khoa ở bệnh viện nên mẹ mới được cấp cứu kịp thời. Bố bảo có tới 15 bác sĩ tham gia cấp cứu cho mẹ ngày hôm ấy.
Mẹ thoát chết và được đưa vào phòng hồi sức. Trên người mẹ toàn ống dẫn và dây truyền, mẹ không thể nói chuyện. Mẹ được gặp lại bố con, bố khóc như mưa trông đến buồn cười con ạ. Mẹ thấy mình thật may mắn vì có bố bên cạnh. Và các con nữa, vậy là đủ hạnh phúc cho mẹ.
Mẹ được gặp lại bố, bố khóc như mưa trông đến là buồn cười!
Cái kết ngọt ngào
3 ngày sau mẹ được tháo ống thở và mẹ có thể nói chuyện. Mẹ hỏi bố là họ cắt những gì trong bụng mẹ. Lúc này mẹ mới biết sự thật về những gì mẹ đã trải qua. Bố nói mẹ bị vỡ tử cung khi sinh con. Bác sĩ đã phải cắt toàn bộ tử cung của mẹ. Mẹ hơi shock, vì thế có nghĩa là mẹ sẽ không thể sinh thêm em bé nào nữa. Mẹ buồn và bố phải giải thích rất nhiều, rằng tại sao bác sĩ phải cắt, rằng nếu không có thể mẹ đã không sống nổi.
Ừ thôi, chuyện đó giờ chẳng còn quan trọng nữa. Sau tất cả mẹ đã được gặp lại bố và các con.
Ngày thứ 4 mẹ nằm viện, bác sĩ chỉ đạo ca mổ tới gặp mẹ, ông ấy cũng nói trông mẹ rất ổn. Ông ấy chúc mừng mẹ, nói rằng mẹ đã “trở lại 100%”. Nghe đến đây mẹ thấy thấm, nước mắt mẹ chảy tràn vì những điều kinh hoàng đã qua. Mẹ biết ơn những bác sĩ đã cứu mẹ ngày hôm đó, mẹ biết ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mẹ được gặp lại các con.
Mẹ cảm thấy biết ơn vì được ở bên các con.
Nhắn nhủ với các con gái của mẹ, sau này lớn lên hãy tìm người đàn ông như bố của các con. Bố tuy có vụng về đôi chút nhưng là người chân thành, tình cảm. Bác sĩ kể với mẹ, bố đã khóc suốt 6 tiếng mẹ ở trong phòng cấp cứu. Sau lần này mẹ mới biết bố con đã lo lắng cho mẹ thế nào, Mẹ cảm ơn duyên phận đã cho mẹ gặp bố các con.
Mẹ cũng thấy thương và biết ơn bà ngoại, bà nội nhiều hơn, những người đã sinh ra bố mẹ. 2 bà cũng đã phải đánh đổi sức khỏe, mạng sống của mình giống như mẹ, để các con được đến với thế giới này. Không phải ai cũng may mắn vượt cạn thành công, không phải lần nào sinh cũng thuận buồm xuôi gió.
Mẹ nhất định phải kính hiếu với ông bà. Mẹ không có của cải vật chất để báo hiếu nhưng mẹ chắc chắn sẽ dành sự lo lắng, quan tâm và tôn trọng cho ông bà. Mẹ cũng hi vọng ai làm con cũng có thể hiểu được điều này.
Trên đây là tâm sự của chị Nguyen Thi Huyen gửi tới Lily, cô công chúa vừa lọt lòng của mình. Bài viết là những chia sẻ về trải nghiệm vượt cạn phi thường của một người mẹ Việt 5 con trên đất Mỹ, về những khoảnh khắc kinh hoàng như chết đi sống lại để giành “quyền được ở bên các con”.
Sau tất cả, cái kết ngọt đã đến với gia đình chị Huyen. Bé LiLy chào đời ngày 11/12 vừa rồi trong vòng tay bố mẹ, các anh chị của bé và các bác sĩ bệnh viện Pennsylvania (Philadelphia, Hoa Kỳ). Lily là một bé gái xinh như thiên thần, khỏe mạnh, cứng cỏi nặng 3,1 kg.
Theo Helino
Mẹ già 107 tuổi chia kẹo cho con gái 84 tuổi
TRUNG QUỐC - Người mẹ lôi chiếc kẹo từ trong túi, đưa cho con gái đang ngồi sưởi nắng bên thềm nhà.
"Con gái cụ nhận kẹo từ mẹ, nhoẻn miệng cười tươi. Đó là khoảnh khắc ấm áp nhất của tình mẫu tử", ông Dương - người quay lại video, cũng là hàng xóm của hai cụ bà chia sẻ.
Hai cụ bà trong video sống ở huyện Dân Quyền, thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông Dương cho hay, hôm đó ông đã đưa cụ bà 107 tuổi đến một tiệc cưới, tại đây cụ đã lấy kẹo mang về cho con gái 84 tuổi.
Cụ bà 107 tuổi (trái) đưa kẹo cho con gái 84 tuổi (phải). Ảnh: shanghai.ist.
"Khi khách dự tiệc cưới về hết, còn dư lại ít kẹo nên cụ đã lấy một chiếc để vào trong túi. Về đến nhà, cụ đưa chiếc kẹo đó cho con gái lớn nhất của mình, người nhiều năm qua không đi được do thoái hóa khớp", ông Dương kể.
Sau khi đoạn video được ông Dương chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người đã vào bình luận. Một độc giả chia sẻ cảm xúc của mình "Thật may mắn khi bà 84 tuổi mà vẫn có mẹ ở bên. Hy vọng khi tôi ở tuổi bà, vẫn còn mẹ mang kẹo về cho ăn". Một người khác lại viết: "Dù bạn lớn đến đâu, trong mắt người mẹ, bạn luôn chỉ là đứa trẻ thích ăn kẹo".
Vy Trang
Theo shanghai.ist/VNE
Quá mệt mỏi sau một ngày làm việc mà vẫn phải làm việc nhà, bà mẹ nhanh trí nghĩ ra cách khiến chồng con phải "xắn tay" lên làm Kế hoạch của người mẹ đã thành công mĩ mãn khi cả chồng và con đều thay cô làm việc nhà. Mới đây, một người phụ nữ đã chia sẻ kinh nghiệm để khiến cho chồng và các con làm việc nhà thay cho mình. Natasha MacLeod sống tại Stranraer, Scotland, là một y tá thực tập với công việc vô cùng bận...