Tâm sự đẫm nước mắt của giáo viên 17 năm hợp đồng trước kỳ nghỉ Tết
“Ngoài giờ lên lớp, tôi còn trồng rừng, làm ruộng và xin đi làm thợ xây. Cứ công việc gì chân chính mà kiếm được tiền là làm. Nhiều khi tự thấy mình cơ cực quá, muốn chấm dứt “duyên nợ” với nghề nhưng không đành”, thầy Hoàng Anh Thái cho hay.
Thầy Hoàng Anh Thái – giáo viên trường tiểu học Nghĩa Phúc 1 (Nghĩa Phúc, Tân Kỳ, Nghệ An) trong giờ lên lớp
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về thì câu chuyện người ta hay mang ra bàn tán nhất có lẽ là chuyện thưởng Tết. “Năm nay thưởng Tết bao nhiêu? Có cao hơn năm ngoái không”. Đó là những câu hỏi mà ta hay được nghe nhất dịp cuối năm.
Với những giáo viên hợp đồng, nhất là giáo viên ở những vùng khó khăn, năm nào cũng vậy, thưởng Tết là điều gì đó quá xa xỉ với họ. Suốt bao năm nay, nỗi khổ của họ ai cũng thấu dù cho không ít giáo viên hợp đồng chuyên môn tốt nhưng dù có cố gắng hay nỗ lực thì cũng không ai ghi nhận.
Là một giáo viên 17 năm sống và đi làm với thân phận giáo viên hợp đồng, thầy Hoàng Anh Thái – giáo viên trường tiểu học Nghĩa Phúc 1 (Nghĩa Phúc, Tân Kỳ, Nghệ An) cho hay: ” Nửa đời người cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, bao vất vả, khó khăn cũng đã nếm đủ cả.
Mong muốn và ước mơ thì cũng nhiều lắm nhưng cụm từ “giáo viên hợp đồng” thực sự đã ám ảnh tôi mười mấy năm nay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng luôn khao khát một ngày sẽ thoát khỏi thân phận giáo viên hợp đồng mà đàng hoàng và tự tin bước lên bục giảng.
Bao năm nay cống hiến cho ngành giáo dục, chuyên môn của tôi cũng chẳng thua kém các thầy cô khác trong trường: Năm nào tôi cũng là giáo viên giỏi của trường, 4 năm là giáo viên giỏi huyện, sáng kiến cũng bậc 3 huyện,
Video đang HOT
Thế nhưng lại vẫn sống chật vật và lo ăn từng ngày với nghề chỉ vì mình là giáo viên hợp đồng.
Tôi luôn đặt ra câu hỏi, tại sao cùng trong một tỉnh nhà mà chỉ mỗi huyện Tân Kỳ (Nghệ An) là chưa một lần xét hoặc thi tuyển viên chức, tại sao với những giáo viên hợp đồng lâu năm lại tự nhiên cắt hợp đồng còn trả lời ” theo chỉ thị của tỉnh “?”.
Khi PV hỏi, “nếu được chọn lại, anh có chọn sư phạm không?”. Chẳng chút đắn đo, thầy Hoàng Anh Thái đã trả lời ngay: “Sư phạm là sứ mệnh, là cuộc đời của tôi và cũng là niềm mong ước của bố mẹ tôi bao lâu nay. Bố mẹ tôi có 4 người con thì cả 4 anh em mình đều học sư phạm cả nhưng chỉ mỗi anh trai tôi là ổn định còn 3 anh em cũng vẫn thân phận giáo viên hợp đồng”.
Tâm sự về đời tư, anh Hoàng Anh Thái cho hay: “Giáo viên hợp đồng thì thu nhập bếp bênh, tôi phải làm thêm đủ các nghề để trang trải cuộc sống và lo cho con cái.
Thầy Hoàng Anh Thái làm rừng sau giờ lên lớp để kiếm thêm thu nhập
Ngoài giờ lên lớp, tôi đi làm thêm như trồng rừng, làm ruộng và xin đi làm thợ xây. Cứ công việc gì chân chính mà kiếm được tiền là làm.
Thú thực, nhiều khi tự thấy mình cơ cực quá, muốn chấm dứt “duyên nợ” với nghề nhưng nhìn những ánh mắt ngây thơ của học sinh, nhìn tấm bảng đen, viên phấn trắng. Những thứ ấy gắn bó với cuộc đời tôi suốt bao năm nay, là một phần máu thịt của tôi sao mà đành lòng nói bỏ là bỏ được ngay?
Năm mới sắp đến, tôi hi vọng rằng mình sẽ không phải chờ đợi quá lâu để có đợt thi vào biên chế, để yên tâm công tác và cống hiến. Chúng ta cứ nói quá nhiều đến việc đổi mới chương trình, cải cách giáo dục nhưng có ai nghĩ rằng, đời sống của giáo viên còn bấp bênh thì chuyện đổi mới giáo dục là điều cực kỳ khó khăn.
Bởi lẽ, sau giờ lên lớp, giáo viên còn phải nghĩ cần làm thêm gì để con có hộp sữa, để vợ bớt nhọc nhằn, để cha mẹ bớt lo lắng thì tâm trí đâu mà đổi mới giáo dục?”.
Theo Infonet
Dạy học sinh lớn khôn
Khi thấy học trò lớp 5 không biết cách cầm chổi để quét gọn những mảnh giấy rớt xuống sàn lớp học vì 'con chưa bao giờ quét nhà' hay 'nhà con có người giúp việc'..., cô Trương Hồ Trâm Anh (TP.HCM) nghĩ phải làm một việc gì đó để giúp học trò lớn khôn.
ảnh minh họa
Thế là dự án "Con đã lớn" ra đời
Cô Trâm Anh, trước đây là giáo viên Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM) nay là Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Phùng Hưng (Q.11, TP.HCM) xây dựng dự án bằng cách tích hợp kiến thức liên môn đạo đức, kỹ thuật, kỹ năng sống... để học sinh được học, rèn luyện và trải nghiệm.
Mục đích xây dựng dự án được cô Trâm Anh rất cụ thể: "Xuất phát từ thực tế học sinh rất hạn chế làm việc nhà, nhiều gia đình quá chăm bẵm trẻ, không tạo cơ hội cho trẻ tham gia các công việc phụ giúp gia đình. Thông qua các hoạt động, giáo viên vừa dạy được kiến thức môn kỹ thuật, lại vừa có thể giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm bằng cách công việc, có trách nhiệm với công việc".
Các hoạt động dự án định hướng cho học sinh hiểu được giá trị của tự phục vụ, tự lập từ đó thay đổi thái độ, ý thức về công việc với gia đình và người xung quanh. Sau đó, cô Trâm Anh lên kế hoạch hướng dẫn học trò làm một số việc nhà, trải nghiệm tuần lễ tự phục vụ. Điều đặc biệt, dự án còn có sự phối hợp, hỗ trợ từ phụ huynh.
"Hãy cho trẻ tự tay làm các việc như lau nhà, dọn dẹp phòng ngủ, góc học tập, dọn bàn ăn, nấu cơm, luộc rau...", cô Trâm Anh nói.
Trải qua thời gian tham gia dự án, từ cậu học trò quen được chiều chuộng, Âu Tuấn Kiệt cho biết: "Con đã hiểu công việc ngày thường mẹ phải làm cực nhọc như thế nào! Con hứa sẽ dành thời gian phụ giúp mẹ nhiều hơn nữa".
Còn phụ huynh Nguyễn Loan thì xúc động khi chứng kiến sự thay đổi của con: "Nghe con khoe từ nay không sợ đói khi mẹ vắng nhà. Mẹ cứ mua sẵn đồ ăn, con sẽ tự nấu cho con và anh hai, lòng tôi vui lắm!".
Dự án đã giúp học trò Trường tiểu học Lạc Long Quân thay đổi về nhận thức, là cơ hội vun đắp kỹ năng sống cho bản thân, không những lan tỏa trong toàn quận mà còn khiến giáo viên ở TP.HCM và nhiều địa phương khác cùng học hỏi thực hiện.
Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục của Microsoft, từng nhận xét: "Con đã lớn" đã làm thay đổi nhận thức của giáo viên, cô không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn bổ sung cho trò kỹ năng. Bên cạnh đó, khiến phụ huynh hiểu rằng con mình cần phải khôn lớn. Đặc biệt, chính học trò thấy rằng mình cần trang bị kỹ năng cho chính mình và biết quan tâm đến người thân".
Theo TNO
Chuyện "ngược đời" thầy cô đi tết... học trò Những ngày Tết đến xuân về, nếu như ở thành phố, người Việt Nam, người người, nhà nhà đi mua sắm để chuẩn bị chu đáo cho cái Tết sum vầy thì ở vùng cao Tây Bắc, trước khi nghỉ Tết, các thầy cô giáo lại có những chuyến "ngược sơn" đến những bản nhỏ. Đó là những chuyến đi Tết học trò,...