Tâm sự của người vợ 20 năm sống trong cảnh hôn nhân héo mòn
Một lần chồng về trong tình trạng say cả chấy, anh đi không vững, miệng nồng nặc mùi rượu, nhầm lẫn cả vợ với gái quán karaoke.
Lấy nhau được gần 20 năm, con cái 2 đứa cũng đã lớn và đã đi học xa. Vậy nhưng 2 vợ chồng tôi vẫn như 2 người ở chung nhà.
Tôi vốn là người không thích giao du và ghét những kẻ ba hoa, ăn không nói có. Vậy nên, cứ nhìn thấy những người ngồi chém gió tưng bừng bên ly rượu, hay ngồi nhả khói thuốc mịt mùi trong quán cà phê rồi nói chuyện Tây Tàu là tôi dị ứng. Thỉnh thoảng tôi mới hẹn hò với bạn đi cà phê, đi xem phim. Hầu hết là bạn từ thời ngày xưa đi học.
Nhiều khi trêu đùa chồng, tôi còn bảo: “Nếu sau này vợ già rồi, lẩm cẩm mà đi lạc thì chồng chỉ cần đi theo cung đường từ nhà đến cơ quan, ra chợ, về nhà, kiểu gì cũng gặp vợ đâu đó trên đường. Trừ khi không muốn đón vợ về nhà thì có thể đi theo hướng khác”.
Chồng tôi biết là tôi đang đùa. Song câu nói nửa đùa nửa thật này đúng là cuộc đời của tôi.
Còn chồng tôi dù không có nhiều bạn nhưng lại ham chơi. Đôi khi vợ chồng vui vẻ với nhau tôi bảo: “Chồng mình chỗ nào nghe có tiếng trống hội, chỗ đó tát có mặt”. Anh thường xem tivi hoặc phim đến khoảng 23h khuya mới ngủ, nếu hôm nào ngủ sớm cũng hơn 22h. Có những lúc chồng tôi ham vui nên đi chơi từ 14h đến gần 23h đêm về. Một tuần gặp bạn nhậu từ 2 đến 3 lần.
Nhiều lúc tôi chờ cơm mỏi mòn mà chẳng thấy chồng đâu. Một lần chồng về trong tình trạng say cả chấy, đi không vững, miệng nồng nặc mùi rượu, nhầm lẫn cả vợ lẫn gái quán karaoke.
Hôm đó, tôi khóc không thành tiếng vì không ngờ chồng mình có thể đổ đốn đến như vậy. Tôi đòi ly hôn vì quá thất vọng với chồng. Bao nhiêu ấm ức cứ thể tuôn ra không thể nào phanh nổi.
Video đang HOT
Tôi nhìn lại đời mình như thước phim quay chậm. Nhà giờ chỉ có 2 vợ chồng mà tối nào chồng cũng bạn bè nhậu rồi về khuya xem phim, tivi. Đôi khi vợ chồng chẳng tâm sự được gì, nhà không có lửa, mâm ăn lạnh tanh vì mạnh ai nấy ăn. Chồng tôi không mảy may quan tâm…Thậm chí đi nhậu với bạn đến gần sáng mới về cũng không có một cuộc gọi báo với vợ.
Suốt 20 năm làm vợ, chưa một lần tôi được chồng đưa đi chơi. Hai vợ chồng như hai cực Nam Bắc khác nhau, như mặt trăng mặt trời. Có người vợ nào như tôi không? suốt ngày thui thủi một mình chờ chồng, thui thủi một mình đi làm rồi lui cui dọn dẹp nhà cửa.
Chồng tôi chưa bao giờ chở vợ đi chợ một lần kể cả những ngày giáp chạp, sắm sửa đồ tết. Chồng tôi chưa bao giờ rủ vợ đi uống cà phê hay đi xem phim. Chồng tôi chưa bao giờ cùng vợ đi mua đồ áo mỗi khi thay mùa… Vậy mà 20 năm qua tôi chịu đựng để sống như vậy. Tiêu tốn cả 20 năm tuổi trẻ để đi mòn cung đường từ nhà đến cơ quan, đến chợ rồi về nhà.
Tôi muốn tung hê tất cả, muốn thay đổi cuộc sống của mình. Nếu chồng tôi vẫn tiếp tục cuộc sống như thế này, chắc chắn tôi sẽ ly dị.
Theo Phunutoday
Kết thúc có hậu vụ 20 năm đi kiện Công an TP.HCM
Ngày 3.11, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xử phúc thâm lần thứ năm, bác kháng cáo của Công ty TNHH một thành viên Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại - BMC (trước đây là Công ty Vikamex - Bộ Thương mại).
HĐXX quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm vụ ông Đặng Đạo và Võ Văn Vinh kiện Công an TP.HCM và Công ty BMC, đòi bồi thường thiệt hại vì bị "giam xe oan".
Theo đó, tòa ghi nhận sự thỏa thuận của công an TP.HCM đồng ý bồi thường cho ông Đạo và ông Vinh mỗi người 250 triệu đồng. Lý do là công an tự nhận thấy có phần lỗi trong việc giam giữ xe của nguyên đơn.
Tòa cũng tuyên buộc Công ty BMC phải bồi thường cho mỗi nguyên đơn hơn 128 triệu đồng. Lý do là Công ty BMC giữ xe của nguyên đơn khi không có quyết định của Công an TP.HCM dẫn đến hư hỏng, thiệt hại. Đồng thời, tòa bác yêu cầu phản tố của Công ty BMC đòi hai ông phải bồi thường cho công ty. Tổng cộng hai ông mỗi người được bồi thường 378 triệu đồng.
Tại phiên xử sơ thẩm lần thứ năm ngày 17.4, TAND TP.HCM cũng tuyên án như trên. Đây là vụ kiện dân sự hy hữu vì nó kéo dài 20 năm nay với 10 bản án được ban hành và hàng chục lần mở phiên tòa rồi lại hoãn.
Ông Nguyễn Văn Vinh trình bày với phóng viên. (Ảnh: T.T)
Như Pháp luật TP.HCM đã đưa tin, vụ việc bắt đầu từ tháng 2.1992. Thời điểm đó, ông Đạo đại diện cho 10 chủ xe tải ký hợp đồng vận chuyển gỗ từ Campuchia về TP.HCM cho Công ty Vikamex. Trong một chuyến đi, một số xe tải đổ gỗ xuống tỉnh Sông Bé (cũ) theo lệnh riêng của vài cán bộ trong Vikamex. Ông Đạo báo lại sự việc cho công ty. Vikamex cho rằng ông Đạo chiếm đoạt tài sản XHCN nên yêu cầu Công an TP.HCM tạm giữ xe của ông Đạo, ông Vinh (nhưng không hề lập biên bản).
Sau 19 tháng tạm giữ xe và điều tra không có kết quả, Công an TP.HCM đã đình chỉ vụ án, trả xe lại cho các khổ chủ. Nhận hai chiếc xe trong tình trạng bị hư hỏng nặng, hai ông cho rằng Vikamex và cơ quan chức năng giữ xe trái phép gây thiệt hại nên kiện ra TAND quận 1 (TP.HCM) đòi bồi thường.
Năm 1995, TAND quận 1 xử sơ thẩm lần đầu, tuyên buộc Vikamex bồi thường cho hai chủ xe 196 triệu đồng. Xử phúc thẩm lần đầu, TAND TP tăng mức bồi thường lên gần 340 triệu đồng.
Bản án phúc thẩm này bị kháng nghị giám đốc thẩm và bị hủy vì vụ việc không thuộc thẩm quyền của cấp huyện, TAND quận 1 thụ lý là sai.
Sau đó TAND TP vào cuộc, xử sơ thẩm lần hai, buộc Vikamex bồi thường hơn 140 triệu đồng. Năm 1998, xử phúc thẩm lần hai, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM lại hủy án vì theo tòa, phải xác định Công an TP.HCM là bị đơn chứ không phải Công ty Vikamex.
Xử sơ thẩm lần ba, TAND TP xác định Công an TP và Vikamex là đồng bị đơn nên buộc liên đới bồi thường gần 500 triệu đồng. Phán quyết này tiếp tục bị hủy vì chưa tính đến việc trượt giá trong bồi thường.
Cuối năm 2005, TAND TP ra quyết định chuyển vụ án ra TP.Quy Nhơn (Bình Định) - nơi cư trú của hai nguyên đơn vì cho rằng đây là vụ "đòi bồi thường do bị oan trong tố tụng". Sau khi có khiếu nại, TAND TP mới chịu giữ hồ sơ lại giải quyết.
Năm 2007, tòa này xử sơ thẩm lần thứ tư, buộc Công an TP bồi thường cho hai chủ xe hơn 26 triệu đồng để sửa hai chiếc xe bị hư, còn các thiệt hại khác thì tòa "miễn".
Phúc thẩm lần thứ tư (8.2008), Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM lại hủy án vì cấp sơ thẩm không tính đến khoản mất thu nhập của nguyên đơn trong thời gian xe bị "giam oan".
Tháng 5.2013, TAND TP.HCM bắt đầu trình tự xử sơ thẩm lần thứ năm, nhưng các phiên tòa này lần lượt phải phải hoãn vì nhiều lý do khác nhau...
Ông Vinh và hai luật sư tại tòa.
Từ khi phía bị đơn là Công an TP.HCM có thiện chí hòa giải theo hướng đồng ý bồi thường cho hai nguyên đơn mọi việc mới dễ dàng hơn.
Ông Vinh, một trong hai nguyên đơn, cho biết 20 năm qua ông đã bỏ biết bao mồ hôi, công sức, tiền bạc để theo đuổi vụ kiện. Mỗi lần tòa có giấy triệu tập là ông lại khăn gói từ Quy Nhơn (Bình Định) đón xe đò vào TP.HCM để hầu tòa, rồi lại lủi thủi ra về. Trong khi ông Đạo năm nay đã hơn 70 tuổi, sức khỏe không đảm bảo nên phó thác hết cho ông Vinh.
"Mỗi khi tòa hoãn xử, một mình bắt xe về lại Quy Nhơn cảm giác còn ê chề, ngán ngẩm hơn rất nhiều. Hết ngày này tháng khác, đi tới đi lui để yêu cầu những người làm sai bồi thường cho mình. Nhiều người đã khuyên tôi bỏ vụ kiện này, nhưng tôi nhất quyết theo tới cùng vì sự công bằng...", ông Vinh nói.
Hy vọng đây sẽ là bản án cuối cùng của vụ kiện "dài hơi" này.
Theo_Dân việt
Đánh chết người can ngăn đánh nhau, nam sinh lãnh 20 năm tù Ngày 16/10, TAND Cấp cao tại TP. HCM xét xử Phúc thẩm, tuyên bị cáo Nguyễn Minh Tuấn (SN 1996, quê Quảng Ngãi) phạm tội "Giết người". Trước đó, Tuấn bị TAND TP. HCM tuyên phạt 20 năm tù về tội "Giết người". Tuấn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, gia đình bị hại cũng kháng cáo yêu cầu tăng tiền bồi...