Tâm sự của giáo viên ‘không được phép bệnh’ và nỗ lực thích nghi để dạy học thời Covid-19
Mỗi ngày đến lớp, việc giáo viên không chỉ dạy học, kiêm thêm nhiệm vụ đếm học sinh bị mắc Covid-19 và thống kê những em là F1 để thông báo về cho phụ huynh theo dõi, quản lý rồi báo cáo sĩ số học sinh vắng học về trường đã không còn là chuyện lạ.
Nỗ lực thích nghi để dạy học trong lòng dịch bệnh. (Nguồn: VTC)
Thông tin thầy A nhiễm Covid-19, cô B bị dính F0 (đó là không thể tính thầy cô là F1 dù mỗi ngày tiếp xúc gần với hàng chục F0 ở lớp) phải ở nhà điều trị vẫn luôn diễn ra vào mỗi buổi đến trường.
Số lượng học sinh bị F0, F1 cứ tăng mỗi ngày. Bé này chưa khỏi, bé khác lại tiếp tục nhiễm và kéo theo dăm bạn đi cùng. Có hôm lớp học chỉ còn hơn chục em. Dù chỉ còn một vài em thì việc duy trì dạy học trực tiếp vẫn được tiến hành.
Một vài thầy cô giáo bị F0 thì đồng nghiệp trong tổ chuyên môn gồng gánh phần việc giúp các thầy cô giáo ấy. Tuy thế, số lượng giáo viên bị nhiễm F0 mỗi ngày tăng dần, buộc nhà trường phải áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp phối hợp giáo dục, để việc dạy học luôn được duy trì một cách ổn định.
Học sinh bị F ở nhà vẫn có quyền được học. Tuy nhiên, giáo viên bị F0 vẫn phải gắng gượng để dạy online vì đồng nghiệp của mình ở trường đã không thể gánh nổi.
Để không bỏ rơi các em bị F, để học sinh đến trường được học không phải ngồi chơi thì nhà trường, thầy cô giáo đã phải nỗ lực gấp nhiều lần.
Video đang HOT
Bộn bề với trăm công nghìn việc
Có giáo viên mỗi ngày dạy đến 10 tiết, nói không ra hơi nhưng vẫn phải gắng gượng vì không thể để lớp học thiếu vắng thầy cô.
Buổi sáng rời nhà lúc 6h, tan trường 11h20, nhà gần thì về đến nhà 11h30. Người xa trường hơn cũng gần 12h00. Nếu có người nấu ăn cho, ăn xong cũng đã đến giờ đi với những tiết học buổi chiều bắt đầu từ lúc 12h45 phút và trở về nhà gần 18h00 mỗi ngày.
Nào đâu mỗi việc dạy? Tối về, giáo viên còn phải ôm cả đống hồ sơ sổ sách. Hôm thì chấm bài tập, bài kiểm tra, vào điểm, nhận xét, liên hệ với phụ huynh, lập kế hoạch dạy học, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra, phải thống kê hoàn thành báo cáo này nọ. Rồi học thay sách, tìm hiểu chương trình mới, góp ý thông tư, nghị định, làm khảo sát, viết giải pháp hữu ích, sáng kiến kinh nghiệm.
Đâu phải chỉ mỗi việc dạy? Nào là theo dõi sức khỏe của học sinh để thống kê báo cáo từng ngày. Rồi quét dọn sân trường, xịt khuẩn, lau dọn phòng học, đồ dùng học tập của học sinh mỗi khi xuất hiện F0.
“Không được phép bệnh”
Mệt “bở hơi tai” nhưng thầy cô vẫn luôn đùa vui nói “không được phép bệnh” trong giai đoạn này. Một vài đồng nghiệp bệnh còn đỡ, nhiều đồng nghiệp nghỉ bệnh thì mỗi thầy cô còn lại phải dạy học, làm việc gấp hai, ba lần bình thường.
Giáo viên vừa dạy đủ tiêu chuẩn của mình, dạy phần việc do thiếu giáo viên lại phải đảm nhận luôn công việc của đồng nghiệp bị F0.
Có những thầy cô ngày dạy trên trường, tối về còn phải dạy online cho một số học sinh khác. Với những em có tinh thần tự học cao còn đỡ, những học sinh có lực học yếu lại lười học thì việc dạy các em mùa dịch quả thật nan giải.
Dịch bệnh đến là điều không ai mong muốn. Mong dịch bệnh qua mau cũng là niềm mong mỏi của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không thể cứ ngồi một chỗ để tránh dịch, để ước mong, cách tốt nhất là phải biết sống thích nghi với dịch bệnh nhưng vẫn bảo vệ được bản thân mình.
Nếu như thời gian đầu, ngành giáo dục có phần thụ động đối phó với dịch bệnh thì hiện nay đã nhanh chóng thích ứng với nó bằng nhiều cách. Học sinh vẫn được đến trường học tập vui chơi, những học sinh bị F vẫn được quan tâm việc học đúng mực để các em không có tâm trạng bị nhà trường, bị chính thầy cô của mình bỏ rơi. Từ đó, các em có thêm động lực cố gắng, phấn đấu trong học tập để đạt kết quả tốt nhất.
*Giáo viên ở Bình Thuận. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy, học
Triển khai dạy học trực tiếp cho nhiều cấp học từ ngày 21/2, đến nay, nhiều cơ sở giáo dục tại thành phố Đà Nẵng đang khắc phục mọi khó khăn để chuyển đổi linh hoạt phương thức dạy học phù hợp.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên và học sinh nhiễm Covid-19 tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy học.
Nhiều trò chơi được giáo viên Trường mầm non Bình Minh (quận Hải Châu) tổ chức cho trẻ em.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng, sau hai tuần triển khai dạy học trực tiếp, sĩ số học sinh đến lớp ở cấp tiểu học khoảng 41%, khối trung học cơ sở khoảng 65%, còn lại học trực tuyến.
Ghi nhận tại một số trường ở quận Hải Châu, ngày 2/3, học sinh đến trường được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp và yêu cầu tuân thủ 5K, rửa tay sát khuẩn. Nhiều trường và nhiều khối lớp dạy song song cả trực tiếp tại lớp và trực tuyến. Sĩ số học sinh đi học trực tiếp thay đổi từng ngày.
Khối mầm non ở quận Hải Châu đi học trực tiếp từ ngày 1/3 nhưng hiện tại, nhiều giáo viên là F0 nên không đủ nhân lực để dạy. Phần lớn các trường mầm non có số học sinh đi học ít, trường cao nhất cũng chỉ ở mức 20% tổng số trẻ toàn trường. Ngày thứ hai dạy trực tiếp, Trường mầm non Bình Minh (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) có 83 học sinh đến trường. Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Thư Trâm nói "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Hiện 100% giáo viên của trường đã tiêm ba mũi vắc-xin phòng Covid-19. Các giáo viên được nhân viên y tế phường tập huấn, hướng dẫn các bước xử lý nếu có học sinh nhiễm Covid-19. Xác định học sinh sẽ đi học trực tiếp rất ít nhưng chúng tôi mong phụ huynh yên tâm".
Bà Trần Thị Thúy Hà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu cho biết: Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số lượng F0, F1 không chỉ trong học sinh mà cả giáo viên rất nhiều. Mặc dù đã rất linh động nhưng nhiều trường vẫn lúng túng khi lập thời khóa biểu. Có lớp vừa chia tiết cho giáo viên thì ngay sáng sớm giáo viên báo cáo nhiễm Covid-19, nên không kịp điều người dạy thay. "Đến hôm nay, toàn quận có 10/20 trường tiểu học và 3/11 trường trung học cơ sở chuyển hoàn toàn sang hình thức trực tuyến. Các trường còn lại dạy song song trực tiếp và trực tuyến. Riêng với khối mầm non, toàn quận tổ chức dạy trực tiếp từ ngày 1/3 và trong ngày đầu tiên chỉ được 14% tổng số trẻ mầm non đi học", bà Hà chia sẻ.
Tại quận Thanh Khê, Sơn Trà,... tình hình dạy học trực tiếp hiện rất khó khăn, tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp tiếp tục giảm. Hầu hết các giáo viên phải nỗ lực dạy học trực tiếp và trực tuyến. Hiện các nhà trường xây dựng kế hoạch và yêu cầu giáo viên thường xuyên bù đắp kiến thức cho học sinh trước khi giảng bài mới để các em không bị hổng kiến thức khi vừa phải học trực tiếp kết hợp với trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh phức tạp. Khi nhiều giáo viên là F0, thì các giáo viên còn lại đều chủ động linh hoạt, sẵn sàng nhận dạy thay cho đồng nghiệp, bảo đảm chương trình dạy học thông suốt cho học sinh trong thời điểm này.
Trước tình hình khó khăn của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức dạy học trực tiếp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến đề nghị các đơn vị, địa phương nhận định, đánh giá đúng tình hình Covid-19, từ đó triển khai kế hoạch phòng, chống phù hợp. Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Lê Thị Bích Thuận, hiện nay tỷ lệ học sinh bậc tiểu học và mầm non đi học trực tiếp đang ở mức thấp và giảm do dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Số học sinh và giáo viên dương tính nhiều nên các trường gặp khó khăn trong công tác giảng dạy, một số cơ sở phải chuyển sang vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo theo dõi sát tình hình dịch bệnh tại các trường để kịp thời thông tin cho lãnh đạo các quận, huyện có chỉ đạo linh hoạt trong chuyển đổi hình thức dạy học. Trước mắt, các trường mầm non tiếp tục kế hoạch cho các em đến trường. Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, ngành giáo dục sẽ lắng nghe ý kiến của phụ huynh để tiếp tục quyết định hình thức dạy và học phù hợp.
Kiểm soát cảm xúc khi dạy học trong bối cảnh dịch bệnh Dịch bệnh kéo dài ít nhiều để lại trạng thái cảm xúc không tốt. Với GV, việc buộc phải chuyển trạng thái dạy học từ trực tiếp sang online trong bối cảnh thiếu thốn đủ thứ khiến không ít người lúng túng. TS Lê Thị Mai Liên tư vấn trong chương trình Vắc-xin tinh thần do Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tổ chức. Đối...