Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho nông sản
Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản là cần thiết trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản Việt Nam .
Thương hiệu nông sản đã tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan tâm, đầu tư về nguồn lực của địa phương, nhận thức của doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ danh tiếng, giá trị các sản phẩm được bảo hộ. Nhiều địa phương đã triển khai các chính sách hỗ trợ như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn La, Bến Tre… Đây là những địa phương đi đầu trong cả nước về kết quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nông sản.
Các thương hiệu nông sản được bảo hộ đã giúp cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc đối với những sản phẩm mà họ làm ra và bảo vệ quyền lợi của họ khi có sự xuất hiện những sản phẩm tương tự. Qua đó thể hiện trách nhiệm, cam kết của doanh nghiệp về sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, giúp việc đưa những sản phẩm đó ra thị trường dễ dàng, thuận lợi hơn.
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL), nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn hiệu công nghiệp (NHCN) được bảo hộ đã bước đầu tác động tích cực đến giá trị sản phẩm. Tại một số địa phương như Hà Nội, các sản phẩm sau khi được bảo hộ (khoai lang Đồng Thái, nhãn chín muộn Đại Thành…) đã được người tiêu dùng khắp nơi tín nhiệm. Các sản phẩm này ngày càng được nâng tầm giá trị, đưa thương hiệu vươn xa tới nhiều thị trường hấp dẫn. Hay ở các vùng khác như nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, cam Cao Phong, cà phê Sơn La…, giá bán các sản phẩm sau khi được bảo hộ đều có xu hướng tăng.
Ảnh minh hoạ
Cụ thể như cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi, chuối ngự Đại Hoàng tăng 100-130%, đặc biệt như bưởi Luận Văn giá bán tăng lên 3,5 lần so với trước khi được bảo hộ…. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu có gắn CDĐL như nước mắm Phú Quốc, vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, vải thiều Lục Ngạn… Tóm lại, việc bảo hộ CDĐL đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy kinh tế địa phương.
Thương hiệu nông sản cũng giúp địa phương hình thành được các tổ chức tập thể như hội/hiệp hội, thúc đẩy sự phát triển các hợp tác xã, kết nối vào các chương trình lớn của nhà nước như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đồng thời góp phần giúp các chủ thể như hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm trên thị trường.
Video đang HOT
Về tình hình thực tế, theo số liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ, trên phạm vi cả nước đã có 41 tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo hộ CDĐL, 61 tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo hộ NHTT và 51 tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo hộ NHCN. Đối với nông sản, vùng có số lượng được bảo hộ nhiều nhất tính đến tháng 10/2019 là Đồng bằng sông Cửu Long với 284 sản phẩm (22,88%), tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc với 279 sản phẩm (22,48%), Đồng bằng sông Hồng 218 sản phẩm (17,57%)… Tây Nguyên là khu vực có số lượng nông sản được bảo hộ thấp nhất với 55 sản phẩm (4,43%).
Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng thương hiệu nông sản được các địa phương tập trung chỉ đạo và có nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, gắn liền với lợi thế về điều kiện địa lý (tự nhiên, con người). Điển hình như: Hải Phòng đã bảo hộ được 71 sản phẩm (65 NHTT, 4 NHCN và 2 CDĐL), Hà Nội bảo hộ 76 nông sản (70 NHTT, 6 NHCN).
Xây dựng thương hiệu nông sản, gia vị Việt bằng sản phẩm chế biến
Nền kinh tế nông nghiệp luôn có thế mạnh về nông sản, gia vị. Đây là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người.
Đặc biệt, gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc tạo sự khác biệt giữa các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và quốc gia. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm "Dòng chảy thị trường gia vị" do Hội hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, ngày 15/4.
Thu hoạch ớt Chánh Phong tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ảnh minh họa: Nguyễn Văn Trí/TTXVN
Cải tiến chất lượng, tiện lợi
Theo các chuyên gia, nhiều mặt hàng nông sản, gia vị Việt Nam đang rất cạnh tranh trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Điều này cho thấy, đa dạng sản phẩm nông sản, gia vị chế biến đã tiếp cận được thị trường và từng bước khẳng vị thế thương hiệu, mang đậm bản sắc dân tộc và văn hóa Việt trong tiêu dùng, ẩm thực.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, hàng loạt sản phẩm nông sản, gia vị chế biến được tung ra thị trường và nhiều mặt hàng truyền thống được nâng cấp, cải tiến theo hướng sơ chế, chế biến sẵn. Đồng thời, từ chất lượng, tiêu chuẩn... cho đến bao bì, nhãn mác ngày càng đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Điển hình, có thể kể đến nông sản, gia vị chế biến đã đa dạng chủng loại, mẫu mã trên thị trường như muối thì không dừng lại ở muối ớt, muối tiêu mà có thêm nhiều sản phẩm mới như muối tiêu, muối ớt kết hợp nông sản như kim quất, mơ rừng... Hay có thể kể đến những sản phẩm sấy thành tinh bột, gồm: chanh, dừa, củ dền, cà pháo...
Đầu bếp Nguyễn Huỳnh Đăng Tuyên chia sẻ, ngoài yếu tố cân bằng khẩu vị cho người dùng, hương vị cho món ăn, thì gia vị còn giúp cân bằng dinh dưỡng và sức khỏe. Do đó, không chỉ người tiêu dùng, mà ngay cả đội ngũ đầu bếp và nấu ăn chuyên nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng đa dạng gia vị chế biến hoặc bán thành phẩm để tăng tính mới lạ, độc đáo cho món ăn.
Ẩm thực cũng là văn hóa; trong đó, gia vị đóng vai trò làm nổi bật tài nguyên bản địa nên dự báo trong tương lai thị trường gia vị rất tiềm năng. Vì vậy, đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông sản, gia vị chế biến cần không ngừng nỗ lực tìm hiểu văn hóa của các nước, cũng như văn hóa ẩm thực quốc tế để tăng thêm cơ hội trở thành nhà cung cấp cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với một số thị trường xuất khẩu nông sản, gia vị Việt như Nhật, Mỹ... bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Sản xuất Trí Việt Phát cho hay, có yêu cầu cao về dinh dưỡng trong sản phẩm hoặc đòi hỏi sản phẩm phải mang văn hóa bản địa địa phương. Cùng với những chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, thì đối với mặt hàng nông sản, gia vị chế biến còn phải đảm bảo tính "chuẩn vị" mới có thể tiếp cận khách hàng và duy trì đơn hàng bền vững.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh, qua kinh nghiệm tiếp cận và trở thành nhà cung cấp của nhiều đối tác hoạt động trong ngành ẩm thực, nhà hàng, khách sạn... hay một số thị trường cho thấy, yêu cầu về chất lượng mặt hàng nông sản, gia vị chế biến không khác gì sản phẩm của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác trong nhóm ngành lương thực, thực phẩm. Chính vì vậy, đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia thị trường nông sản, gia vị chế biến cần chuẩn hóa sản phẩm ngay từ đầu, đăng ký sở hữu trí tuệ, có chứng nhận chất lượng sản phẩm...
Chuẩn hóa mô hình sản xuất
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và độ mở sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam thì để cung ứng sản phẩm vào doanh nghiệp FDI hay chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa quốc gia thì doanh nghiệp Việt phải thay đổi quản trị công ty, vận hành quy trình sản xuất... Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng đội ngũ lao động, tích lũy nguồn lực, đầu tư công nghệ... theo tiêu chuẩn quốc tế mới có thể mở cửa chào đón khách hàng công nghiệp đến tham quan, khảo sát và tìm kiếm đơn hàng xuất nhập khẩu.
Đánh giá thị trường nông sản, gia vị chế biến rất tiềm năng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng ông Ngô Đình Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Giải pháp quản trị tổng thể (ISM) cho rằng, doanh nghiệp cần cởi mở tư duy, đổi mới sáng tạo sản phẩm để tăng sự phong phú cho ngành hàng này. Mặt khác, tất cả sản phẩm ra thị trường quốc tế thì trước hết phải có thương hiệu tại thị trường nội địa và chinh phục người tiêu dùng.
"Vấn đề quan trọng hiện nay, là doanh nghiệp có chiến lược nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, khai thác được tiềm năng của thị trường nông sản, gia vị chế biến để có định hướng sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Điển hình, khi nói đến nông sản, gia vị thì mọi người thường nghĩ về yếu tố tài nguyên bản địa, bí truyền... nhưng trong bối cảnh hiện nay có thể mở rộng đáp ứng tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn, tiện lợi...", ông Ngô Đình Dũng cho biết thêm.
ADVERTISING
Để thương hiệu nông sản, gia vị chế biến định vị thương hiệu trên thị trường, thì gia công cũng là một trong những bước cần thiết mang lại điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt xây dựng năng lực sản xuất kinh doanh, hiểu biết thị trường, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng... Hơn thế nữa, những doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực chưa đủ sức triển khai nhiều chiến lược toàn diện cùng một lúc như sản xuất, tiếp thị, bán lẻ... thì có thể tham gia chuỗi cung ứng ở những mắt xích phù hợp và tận dụng được lợi thế của mình.
Nông sản, gia vị và ẩm thực Việt rất phong phú, nên sản phẩm đưa ra thị trường cần chú trọng đảm bảo tính nhận biết sản phẩm, nhận diện thương hiệu, hoặc tuỳ theo phân khúc thị trường mà chuẩn hóa quy trình sản xuất kinh doanh cơ bản cần được ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo, doanh nghiệp có thể phát triển thêm một số dòng sản phẩm đặc thù, nâng cấp thương hiệu, hướng đến những phân khúc khách hàng cao cấp.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao khuyến khích, các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản, gia vị chế biến cần "bắt tay" để xây dựng thương hiệu và làm thị trường cho những ngành hàng này, cũng như phát triển sản phẩm nông nghiệp Việt.
Nếu không xây dựng được thương hiệu thì giá cả sản phẩm và năng lực cạnh tranh của nông sản, gia vị chế biện Việt nam sẽ yếu thế trên thị trường khu vực và toàn cầu. Đồng thời, con đường mang sản phẩm xuất khẩu ra thế giới khó rộng mở cho doanh nghiệp.
Từ thực tế trong hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương, một số doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cũng chia sẻ kinh nghiệm, các đối tác, nhà nhập khẩu, người mua hàng... ưa chuộng phương thức trao đổi và chào hàng bằng tiêu chuẩn chất lượng trên cơ sở cung cấp quy trình, hình ảnh, thông tin... sản xuất kinh doanh sản phẩm. Do đó, những doanh nghiệp chuẩn bị và chủ động phương thức kết nối với chuẩn hóa thông tin bằng cơ sở dữ liệu, có nhiều cơ hội nhận được đơn hàng và khách hàng hơn là phương thức giao thương chỉ bằng ngôn ngữ.
Bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân (tỉnh Bình Định) được thành lập từ tháng 10/2020, với 10 thành viên đều là những thanh niên có mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của địa phương. Sau gần 3 năm hoạt động . Hợp tác xã đã hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ được hàng trăm...