Tăng cường các kênh kết nối cung-cầu để đưa nhãn lồng Hưng Yên vươn xa
Tại Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản năm 2022 do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức sáng 9/8, hầu hết các ý kiến đều thống nhất quan điểm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên được vươn xa hơn nữa.
Nhãn lồng Hưng Yên trồng theo mô hình VietGAP có năng suất và chất lượng cao. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, hội nghị nhằm mục đích tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhãn và nông sản đặc trưng, thế mạnh của tỉnh tới người tiêu dùng. Đồng thời, khẳng định vị trí, vai trò của nông sản tỉnh Hưng Yên trong thị trường cả nước và quốc tế. Nhân dân Hưng Yên hoàn toàn có thể thực hiện được ước mơ gìn giữ truyền thống nông nghiệp và thu nhập cao, bền vững hơn trong những năm tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cũng khẳng định, hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 việc tiêu thụ nông sản hàng hóa nói chung và nhãn lồng Hưng Yên gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố, nhãn lồng Hưng Yên và nông sản vẫn đến được tay người tiêu dùng. Năm 2021, Hưng Yên cũng tổ chức thành công Hội nghị Kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên góp phần quan trọng thúc đẩy đưa nhãn lồng Hưng Yên ra thị trường quốc tế.
Cũng tại hội nghị này, lần đầu tiên nhãn lồng Hưng Yên được giao dịch qua các sàn thương mại điện tử mở ra một phương thức giao thương mới cho người trồng nhãn Hưng Yên.
Năm 2022, do ảnh hưởng của thời tiết nhãn lồng Hưng Yên vào vụ thu hoạch muộn hơn hàng năm nhưng vẫn là một năm được mùa.
Với tinh thần đưa Nhãn lồng, nông sản Hưng Yên vươn xa hơn nữa trong thời gian tới, UBND tỉnh Hưng Yên cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đơn vị góp phần thúc đẩy tiêu thụ nhãn và nông sản của tỉnh.
Video đang HOT
Ông Hồ Toả Cầm – Tham tán công sứ kinh tế thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc nhận định, hội nghị xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản là dịp để người dân Trung Quốc biết đến nhiều hơn nữa không chỉ là nhãn lồng mà còn các sản phẩm nông sản đặc trưng của Việt Nam. Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi và là cầu nối để nông sản của Hưng Yên và Việt Nam vào thị trường Trung Quốc; sẽ phối hợp chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và nhãn lồng Hưng Yên nói riêng.
Ông Phan Trọng Lê, Giám đốc Sàn thương mại điện tử Postmart cũng khẳng định, rút kinh nghiệm từ những năm trước, Postmart đa có sự chuẩn bị về kho bãi, các trang thiết bị, nỗ lực rút ngắn thời gian, đưa nông sản tới tay người tiêu dùng nhanh nhất để đảm bảo chất lượng cao, tươi ngon.
Tỉnh Hưng Yên hiện có 5.000 ha trồng nhãn; trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 4.800 ha. Sản lượng nhãn năm 2022 ước đạt 45.000 tấn; trong đó nhãn chín sớm chiếm khoảng 5% diện tích, nhãn chín chính vụ khoảng 85% còn lại là nhãn chín muộn. Diện tích nhãn đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đến nay là 1.200 ha, chiếm khoảng 25% tổng diện tích tại 81 cơ sở, vùng sản xuất nhãn trên toàn tỉnh.
Ông Trần Văn Mý Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả Quyết Thắng, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho biết, những năm gần đây, Hợp tác xã luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo, phối hợp với các cơ quan thành phố mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật tạo ra các loại nhãn chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên nhãn của Hợp tác xã cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Dự kiến trung tuần tháng 8 lô nhãn của Hưng Yên sẽ có mặt trong một số siêu thị của nước ngoài. Đầu tháng 8, Hợp tác xã đã gửi mẫu nhãn sang thị trường Tiệp Khắc và Cộng hòa Liên bang Đức, mở ra cơ hội xuất khẩu nhãn lồng Hưng Yên cho những năm tiếp theo.
Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa khẳng định, tỉnh Hưng Yên đang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sinh thái, áp dụng công nghệ cao, phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, kết nối chặt chẽ với hệ thống tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tỉnh chú trọng bảo tồn nông sản đặc sản của địa phương có năng suất chất lượng cao, nâng cao thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu và đảm bảo môi trường.
Cùng với đó, phát huy lợi thế của địa phương tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, áp dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và gắn kết chặt chẽ với các khâu sản xuất – thu hoạch – chế biến tiêu thụ theo hướng an toàn trong sản xuất nông sản, xây dựng quảng bá thương hiệu và không ngừng tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định cho các loại nông sản được tỉnh xác định là nhiệm vụ lâu dài.
Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên cũng cho biết, trong thời gian tới, Hưng Yên tiếp tục thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực trong sản xuất, tiêu thụ nhãn lồng cũng như nông sản của tỉnh, phục vụ tốt nhất cho giao thương, kết nối tiêu thụ nhãn lồng và nông sản để không xảy ra tình trạng được mùa mất giá. Hưng Yên sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, thương nhân trong và ngoài nước tiếp cận các cơ hội kinh doanh, ký kết các hợp đồng mua bán tiêu thụ nhãn lồng và các nông sản của tỉnh.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Hưng Yên nói riêng và các địa phương nói chung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy kết nối giao thương,tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tích cực hỗ trợ các địa phương phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử; đồng thời, chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nhất là Thương vụ ở các thị trường lớn, quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Singapore, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… tăng cường phối hợp, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, kết nối xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, khai thác hiệu quả các FTA mà nước ta đã ký kết để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu hàng nông, thủy sản có tính mùa vụ.
Hơn 2 triệu hộ làm nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số
Nông dân là trung tâm của chuyển đổi số trong nông nghiệp, quyết định thắng lợi công cuộc chuyển đổi số.
Xây dựng được một thế hệ nông dân số sẽ giúp chấm dứt chuyện được mùa mất giá...
Niên vụ 2021, diện tích nhãn lồng Hưng Yên đạt 4.800ha, sản lượng ước đạt 50.000-55.000 tấn, cao hơn năm 2020 từ 15 - 20%. Nỗi lo dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ. Nhưng khi người nông dân được đào tạo, hỗ trợ tham gia chuyển đổi số nông nghiệp thì bài toán đã có lời giải. Đã có hàng ngàn hộ được tập huấn, kết nối với sàn thương mại điện tử Postmart.vn để tiêu thụ nhãn.
Trước đó, vào tháng 5/2021, trong vụ vải thiều ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, hơn 350.000 tấn vải đến kỳ thu hoạch lại đúng vào đợt dịch Covid-19 lần 4, việc tiêu thụ lượng vải này là nhiệm vụ cấp bách.
Nhiệm vụ khó khăn đó đã được hoàn thành nhờ ứng dụng công nghệ số, từ cập nhật mọi thông tin về giống, quy trình chăm sóc, phân bón, thu hái, đóng gói, tem nhãn, đến việc hướng dẫn cách bán hàng trên sản thương mại điện tử...
Năm 2021, Hội ND tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ nông dân huyện Lục Ngạn đưa quả vải lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Ảnh: Hoàng Phương
Trong vụ quýt từ tháng 11/2021 đến nay, bà Ma Thị Chú (ở huyện Mường Khương, Lào Cai) đã xây dựng fanpage, trang Facebook cá nhân để bán quýt của gia đình. Hiện nay, fanpage chuyên bán hàng của bà có hơn 17.000 lượt người thích, hơn 32.000 lượt người theo dõi. Mỗi lần livestream bán quýt, bà bán được 500 - 800kg.
Tính đến tháng 11/2021, đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên các sàn thương mại điện tử, hàng chục ngàn giao dịch được thực hiện.
Nhờ áp dụng chuyển đổi số, những nông dân số sẽ không phải "trông trời, trông đất, trông mây" để sản xuất như truyền thống, mà có thể trông vào dữ liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp.
"Chuyển đổi số cho phép nông dân bán cả sự trải nghiệm. Chẳng hạn trước kia muốn bán nải chuối, bà con mang ra chợ bán trực tiếp cho người mua; nhưng áp dụng công nghệ số, vườn chuối được kết nối tiêu thụ trên mạng thì người nông dân có thể bán cho người mua cả quy trình chăm sóc cây chuối đó ngay từ khi còn nhỏ, đến khi ra hoa, trổ buồng, để người mua có thể trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm" - ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Xuân Định cũng cho rằng, người nông dân muốn giảm thiểu rủi ro vì tình trạng được mùa, mất giá thì không còn con đường nào khác đó là phải cùng nhau tham gia vào các chuỗi liên kết. Thông qua đó, sản xuất có kế hoạch, cung đủ cầu và tiết giảm được các khâu trung gian; tuân thủ theo các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc.
'Đặc sản tiến vua': Đi Tây không đủ chất, xuất Mỹ 1 lần rồi tạm dừng Nhãn lồng Hưng Yên với thương hiệu "đặc sản tiến vua" từ lâu đã rất nổi tiếng. Tuy nhiên, làm thế nào để khẳng định vị thế cho cây nhãn trong thời kỳ kinh tế số, Hưng Yên vẫn loay hoay tìm hướng đi. Xúc tiến chưa đủ, chưa trúng Từ năm 2017 đến nay, nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ nhãn...