Tầm quan trọng của việc đọc sách
Chúng ta phải thừa nhận rằng trong cuộc sống, con người không thể thiếu sách. Một trong số đó là teen chúng ta, lứa tuổi đang cần mở mang thế giới không chỉ trên các phương tiện truyền thông hiện đại mà còn phải khám phá nhiều kiến thức hơn trong sách vở.
Từ ngày xưa ông cha ta muốn cho con cháu mình biết được những thành quả mà họ đã tạo dựng được không bị mai mọt bởi thời gian. Chính vì thế mà họ đã cất công ghi chép và tích lũy lại để hình thành nên một cuốn sách. Một cuốn sách chính là toàn bộ công sức, kinh nghiệm sống …. Thông qua một cuốn sách chúng ta có thể biết được rất nhiều điều trong cuộc sống.
Tầm quan trọng của đọc sách
Tuy chúng ta đều biết rằng việc đọc sách rất quan trọng nhưng bạn có bao giờ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách hay một tác phẩm nổi tiếng nào không? Hay những cuốn sách mà bạn đọc rồi có thật sự giúp ích được cho bạn không, bạn có rút được gì qua cuốn sách ấy không hay chỉ đọc theo một trào lưu, một hứng thú nhất thời…
Cuộc sống ngày càng hiện đại thì vấn đề học tập được đặt ra hàng đầu. Có khá nhiều công cụ giúp chúng ta học tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều teen ỷ lại vào các công cụ đó và ngày càng lệ thuộc vào nó. Bây giờ teen muốn có thêm kiến thức mới thì chỉ việc nghe trên các kênh truyền hình, còn những kiến thức trong sách vở thường teen không chú trọng và lười đọc.
Dũng (teen 11) chia sẻ: “Tớ có thói quen đọc sách từ lâu rồi, một phần do sở thích va một phần do tớ muốn luyện cách đọc nhanh, thông qua đó tóm tắt các ý chính vì tớ là nhân D mà. Tớ thấy rằng nhiều bạn bây giờ rất lười đọc sách. Hầu như chẳng bạn nào đủ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách nổi tiếng, một tác phẩm văn học nhưng lại có thể dễ dàng đọc hết được các cuốn truyện tranh dày hơn thế. Đọc sách nhiều rèn cho tớ khả năng tư duy và viết văn mạch lạc, logic hơn đó. Đọc sách giúp đầu óc thanh thản hơn, giảm stress hơn đó. Nó thật sự có ích với tớ.”
Video đang HOT
Bất cứ loại sách nào cũng có tác dụng riêng cuả nó. Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn mỗi người. Tùy theo mỗi độ tuổi mà chúng ta lựa chọn những loại sách cho phù hợp. Đối với lứa tuổi teen chúng ta thì nên đọc các các phẩm bất hủ và mang nhiều ý nghĩ, giáo dục như: “Không gia đình”, “Túp lều bác Tôm”, “Những tấm lòng cao cả”….Mỗi cuốn sách sẽ đưa chúng ta phiêu lưu vào những thế giới khác nhau. Và sách sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những suy nghĩ sai lệnh khi đọc sách
Có nhiều teen lại có những suy nghĩ tiêu cực khi đọc sách. Nhiều bạn cứ cho rằng đọc sách là tốn thời gian nên có khi cả năm teen vẫn chưa đọc trọng vẹn một cuốn sách. Teen cứ quan niệm rằng không đọc sách cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, vẫn vui vẻ, vẫn bình thường. Teen cứ nói với nhau rằng thiếu gạo, thiếu thiếu tiền thì chết chứ thiếu sách thì không thể chết được. Đó là một quan niệm sai lầm, nếu không có sách thì làm sao con người có thể biết được tổ tiên mình như thế nào, những tri thức kinh nghiệm mà không được đúc kết lại thành sách thì làm sao có kiến thức mà chúng ta học đây.
Lan (teen 11): “Tớ thấy việc đọc sách chỉ dành cho những người rảnh rỗi, với lại những điều cần biết thì tivi hay chiếu rồi. Lâu lâu có chút hứng thú thì tớ đọc vài cái thôi chứ tớ không đủ kiên nhẫn đọc những quyển sách dày cộp đâu.”
Teen thấy rồi đó, nếu muốn thông thái, muốn hiểu biết sâu rộng thì chúng ta không nên chỉ học về một phía, phải biết kết hợp nhiều phương pháp học với nhau mới có hiệu quả được. Đặc biệt những teen thi khối D phải tích cực đọc thêm nhiều sách để có tư liệu và vốn từ thêm phong phú. Đọc nhiều sách sẽ rất cáo ích cho mình, tuy nhiên cần phải lựa những cuốn sách hay và thật cần thiết để tránh tình trạng “đọc nhiều mà không hiểu được bao nhiêu”.
Bí quyết khi "đọc"
Trong quá trình học tập, nghiên cứu các tài liệu khoa học, các bạn sinh viên luôn cố gắng ghi nhớ, thu nạp được càng nhiều nội dung vào não bộ càng tốt.
Đọc cái gì?
Nhiệm vụ đầu tiên là bạn phải đọc một cách cẩn thận phần mở đầu của bài đọc để tìm ra dụng ý của tác giả và ghi chép những gợi ý đó vào vở. Bởi phần mở đầu của một chương luôn có mục đích riêng, thông thường nó đưa ra một kiến thức nhất định để làm nền tảng, cơ sở cần thiết để người đọc hiểu và nắm được nội dung của chương đó. Cho dù tác giả đặt phần mở đầu chương đó có một công dụng như thế nào đi nữa, bạn hãy học cách nhận ra nó để có thể làm việc ngay. Hiểu được dụng ý của tác giả thông qua phần mở đầu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình nghiên cứu nội dung.
Sau khi đọc qua phần mở đầu, bạn tiến vào phần nội dung chính của chương, trước hết bạn cần phải xem qua trong chương đó có bao nhiêu đề mục và đọc qua một lượt phần nội dung, qua đó bạn sẽ nhận ra được những phần chính và tiếp đó đọc kỹ những phần được cho là quan trọng và ghi chép những phần đó vào vở và có thể tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân về nội dung đó.
Sau cùng bạn đọc phần cuối của chương để xem tóm tắt những ý chính, nổi bật của chương, đây là những câu khẳng định lại nội dung đã được đề cập tỉ mỷ trong chương đó. Trong trường hợp không có phần tóm tắt ý chính thì chương đó được kết thúc bằng một loạt các câu hỏi và bạn có trách nhiệm phải trả lời để kiểm tra sự am hiểu và khả năng của bạn khi nghiên cứu các nội dung trên.
Đọc để làm gì?
Đọc sách khoa học không phải để giải trí như đọc truyện tranh cũng không phải đọc để dễ ngủ hơn đối với những người khó ngủ..., đọc sách khoa học là đọc để hiểu, để nắm được nội dung và để vận dụng vào đời sống. Ngay từ lúc bắt đầu đọc bạn phải nhấn mạnh "Tôi hiểu gì về cái tôi đọc?", "Tôi có thể nhớ gì về cái tôi đọc?" hay "Tôi sẽ làm được gì sau khi đọc?" Bởi vậy, sau khi đọc xong nội dung, bạn sẵn sàng bước vào một mặt khác, đó là quá trình nghiên cứu và bạn phải trả lời được những câu hỏi đặt ra lẫn những câu hỏi bạn tự đặt ra vào vở từ trí nhớ của bạn thì có thể cảm thấy rằng bạn đã đọc một cách hợp lý và hiệu quả. Khi đã ghi hết những nội dung bạn cần vào vở, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình ôn tập và thi cử sau này.
Đọc "rút ra" được gì?
Đây là câu hỏi cuối cùng mà bạn phải đặt ra, sau một thời gian đọc và nghiên cứu, bạn rút ra được gì cho bản thân, chắc hẳn đó phải là một lượng kiến thức nhất định, một mặt nó được biểu thị trong vở sau khi trả lời các câu hỏi liên quan, một mặt nó được lưu lại trong "bộ não" của bạn. Có thể nói rằng, việc am hiểu và rút ra được những nội dung chính sau khi đọc là điều kiện cần thiết để giúp bạn không gặp thất bại trong việc kiểm tra, thi cử.
Trên đây, chỉ là ý kiến tham khảo , chắc nhiều bạn còn nhiều cách hay và hiệu quả hơn.
Theo Teen đi đọc "cọp" Một số bạn teen vào nhà sách không phải để tìm mua những cuốn sách hay mà là để được đọc miễn phí những cuốn truyện tranh hay báo chí... "Trăm đường tiện lợi" Tớ có mặt tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Cầu Giấy- Hà Nội) vào một ngày chủ nhật. Nhà sách rất đông, trong đó có rất nhiều teen. Thôi...