Tầm nhìn kinh tế mới của EU: Ưu tiên cạnh tranh, giảm bớt quy định xanh
Ngày 24/1, theo tờ Politico đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố Tầm nhìn kinh tế mới, nhấn mạnh trọng tâm vào việc tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế và giảm thiểu các quy định xanh hiện hành.
Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một bản dự thảo tài liệu được tiết lộ cho thấy kế hoạch này tập trung vào việc đơn giản hóa các quy định trong các lĩnh vực phát triển bền vững nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thích ứng với bối cảnh kinh tế đang thay đổi. Mặc dù các cam kết về khí hậu vẫn được giữ nguyên nhưng trọng tâm của EU hiện đã chuyển sang việc cắt giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Dự thảo tài liệu của Ủy ban châu Âu – được gọi là La bàn năng lực cạnh tranh – đề cập đến việc thực hiện những nỗ lực chưa từng có nhằm đơn giản hóa các quy định hiện hành. Các thay đổi dự kiến bao gồm dự luật đầu tiên vào tháng 2 năm nay, mở đầu cho một loạt biện pháp nhằm tái cơ cấu chính sách. Tài liệu cũng nhấn mạnh rằng một số lĩnh vực sẽ phải đẩy nhanh và nâng cấp, trong khi những lĩnh vực khác cần điều chỉnh để phù hợp với thực tế mới.
Dù vậy, EU vẫn khẳng định mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050 nhưng cách tiếp cận sẽ thay đổi để ưu tiên tính cạnh tranh và trung lập về công nghệ.
Những điều chỉnh này nhận được sự ủng hộ lớn từ Đảng Nhân dân châu Âu, nhóm chính trị trung hữu có ảnh hưởng lớn tại EU. Các lãnh đạo của đảng này bao gồm Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, đã kêu gọi hoãn thực hiện một số quy tắc trong Thỏa thuận Xanh như các tiêu chuẩn về tính bền vững của doanh nghiệp, thuế hải quan carbon và các mục tiêu năng lượng tái tạo. Ông Donald Tusk cho rằng các quy định hiện tại đã làm gia tăng giá năng lượng và cần được xem xét lại để giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia thành viên.
Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông nước Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Phát biểu của ông Donald Tusk được Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala và Bộ trưởng Năng lượng Romania Sebastian Burduja ủng hộ. Ông Burduja cho biết Romania đang soạn thảo báo cáo chi tiết về tác động tiêu cực của Thỏa thuận Xanh, đồng thời khẳng định nước này cần tận dụng lợi thế từ trữ lượng khí đốt tự nhiên và công suất điện than để đảm bảo tính cạnh tranh kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen – trong bài phát biểu tại Davos, Thụy Sĩ – đã cam kết thúc đẩy sự đơn giản hóa sâu rộng trong các quy định, đồng thời nhấn mạnh rằng các mục tiêu về khí hậu sẽ không bị từ bỏ. Người phát ngôn của Ủy ban ông Stefan De Keersmaecker, cũng tái khẳng định rằng dù ưu tiên cắt giảm thủ tục hành chính, EU vẫn giữ nguyên các cam kết đã được đặt ra trong Thỏa thuận Xanh.
Tầm nhìn mới của EU được đán.h giá là một bước đi táo bạo nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này cũng làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về khả năng chậm lại trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh châu Âu đang nỗ lực khẳng định vị thế dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực này.
EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do
EU thừa nhận giá năng lượng của khối tăng vọt trong thời gian qua do đoạn tuyệt với nguồn cung giá rẻ của Nga, song nhấn mạnh đó là cái giá châu Âu phải trả cho sự tự do.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (Ảnh: Reuters).
Giá năng lượng tăng vọt trên toàn EU do gián đoạn nguồn cung giá rẻ từ Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thừa nhận.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, vào hôm 21/1, bà Von der Leyen cho biết trước năm 2022, EU nhập 45% khí đốt và 50% than đá từ Nga, trong khi Nga cũng là một trong những nhà cung cấp dầu lớn nhất của khối này. "Nguồn năng lượng này có vẻ rẻ, nhưng nó khiến chúng ta bị phụ thuộc và dễ bị tống tiề.n", bà nói.
Bà Von der Leyen cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin "cắt nguồn cung khí đốt" cho EU sau khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng nổ vào tháng 2 năm 2022.
"Lượng nhập khẩu khí đốt của chúng ta từ Nga đã giảm khoảng 75%. Hiện tại, chúng ta chỉ nhập khẩu từ Nga 3% dầu và hoàn toàn không còn nhập khẩu than", bà tuyên bố.
Bà cũng thừa nhận rằng việc mất đi nguồn cung từ Nga đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
"Tự do thì phải trả giá. Các hộ gia đình và doanh nghiệp đã phải chịu chi phí năng lượng cao ngất ngưởng, và nhiều hóa đơn vẫn chưa giảm", bà cho biết.
EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt quy mô lớn đối với Nga, nhắm vào ngành công nghiệp, năng lượng và tài chính của nước này.
Vào năm 2022, Nga đã đình chỉ dòng chảy khí đốt đến Đức qua đường ống Nord Stream 1, viện dẫn lý do bảo trì định kỳ và vấn đề với việc giao thiết bị do các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Vào tháng 9/2022, các đường ống Nord Stream dưới biển Baltic đã bị phá hoại. Trong khi chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ tấ.n côn.g, Moscow cáo buộc Mỹ và Anh đứng sau sự việc. Cả London và Washington đều phủ nhận mọi liên quan.
Trong bài phát biểu tại Davos, bà Von der Leyen lập luận rằng EU có thể thay thế nguồn cung từ Nga bằng năng lượng tái tạo và hạt nhân.
"Chúng ta cần đầu tư vào các công nghệ năng lượng sạch thế hệ tiếp theo, như năng lượng nhiệt hạch, địa nhiệt nâng cao và pin thể rắn", bà nhấn mạnh.
Ngày 1/1, Ukraine đã dừng vận chuyển khí đốt Nga tới các nước EU qua các đường ống từ thời Liên Xô, sau khi Kiev quyết định không gia hạn thỏa thuận với tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga.
Sau đó, Nga cảnh báo quyết định của Ukraine về việc khóa van khí đốt chỉ có lợi cho Mỹ với cái giá phải trả là các đồng minh của Washington ở châu Âu. Sau khi mất nguồn cung năng lượng từ Nga, châu Âu phải chi nhiều tiề.n hơn gấp nhiều lần để mua năng lượng từ các nước khác, trong đó có Mỹ.
Tại châu Âu, vẫn có những quốc gia phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban và người đồng cấp Slovakia Robert Fico là những người phản đối quyết liệt nhất đối với quyết định dừng trung chuyển khí đốt Nga của Ukraine. Tới nay, ông Orban và ông Fico vẫn duy trì quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Fico cho rằng việc dừng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ có "hậu quả nghiêm trọng" cho tất cả các nước trong Liên minh châu Âu, nhưng không phải đối với Nga. Ông cảnh báo giá khí đốt và điện ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng.
Những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2024 Năm 2024, nhiều phụ nữ tiếp tục tạo nên những thay đổi sâu sắc, khẳng định sự ảnh hưởng, vai trò và quyền lực của họ trong nhiều lĩnh vực. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại một phiên họp của Nghị viện châu Âu tại Pháp hôm 27.11. ẢNH: REUTERS Khi sự bất ổn kinh tế...