Tâm lý trẻ nhỏ bị bào mòn trong đại dịch

Theo dõi VGT trên

Đang nấu ăn, chị Thanh Huệ, 31 tuổi ở Bình Dương, nghe tiếng con gái 5 tuổi khóc trong phòng. Chị vào xem, thấy con đang xem video về các bác sĩ và tình nguyện viên nằm bệt ra sàn.

“Từ đầu dịch tới giờ, con bé xem nhiều thông tin quá, cứ thấy ai mặc quần áo bảo hộ đều gọi là Bộ Y tế, rồi nói con thương Bộ Y tế quá. Mỗi lần xem mấy đoạn video kiểu như thế là khóc nức nở”, chị Huệ cho biết.

Cả chị Huệ và chồng đều mắc Covid-19. Khi hai vợ chồng phải đi cách ly, con khóc nhiều. Chị cho biết, trước đó cả khu bị phong tỏa thời gian dài, bé buồn chán. Nay đột ngột phải xa bố mẹ, biết bố mẹ mắc bệnh, bé càng lo lắng và ảnh hưởng tâm lý. Sau đó, bé được đưa vào khu cách ly điều trị, ở cùng bố mẹ nên tâm lý dần ổn hơn. Song, từ khi về nhà, bé dễ khóc hơn khi xem các video về dịch bệnh.

Cũng ở Bình Dương, hai bé nhà chị Tuyết, một 5 tuổi, một 3 tuổi, không mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực bị phong tỏa, ở nhà thời gian dài nên buồn chán. Chị chia sẻ, trẻ con qua 3 tuổi phải ra khỏi môi trường gia đình để làm quen với xã hội thu nhỏ là bạn bè, trường lớp, nhưng dịch bệnh đã làm thay đổi mọi dự định. “Hôm 5/9, tôi phải cho con mặc quần áo, đeo cặp giả vờ khai giảng cho vui”, chị Tuyết nói. Gia đình chị ở thành phố Thuận An, bị phong tỏa nên mọi người chỉ ở trong nhà. Hàng ngày, chị Tuyết bày nhiều trò chơi, cho các con xem ti vi để giải tỏa.

Nhà chị Cẩm Ly ở Ngọc Hà, Hà Nội, có một bé 5 tuổi và một bé 7 tuổi. Không rơi vào tình huống phải đi cách ly hay gia đình có người F0, song hiện hai bé có biểu hiện tâm lý bất thường như thường xuyên nổi cáu, tức giận, dễ khóc, khó ngủ, ăn kém, hung dữ cãi đánh nhau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ.

Năm người trong gia đình chị Ly sống trong căn hộ tập thể hơn 30 m2, ít ánh sáng, sự ức chế căng thẳng từ người lớn cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ nhỏ. “Các con nghỉ học hơn 3 tháng, hàng ngày tôi và chồng đều phải làm việc online nên không có nhiều thời gian chơi và dạy con học. Nhiều lúc các con xem tivi và điện thoại nhiều giờ, cả gia đình căng thẳng, bức bối”, chị cho hay.

Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và xã hội thông tin hôm 8/9, cả nước ghi nhận hơn 11.800 trẻ em nhiễm nCoV, hơn 27.300 trẻ là F1. Tại TP HCM, dịch xâm nhập vào 7 trong số 39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em ngoài công lập ở thành phố. Tại Hà Nội, 5% ca nhiễm trong tháng 7 là trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Ông Đặng Hoài Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, nhận định: “Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ rơi vào cảnh mất người thân, dễ dẫn đến sang chấn tâm lý”.

Bác sĩ Cao Tiến Đức, chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y học, Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, nhận định đại dịch Covid-19 tác động lớn tới tâm lý, tâm thần của trẻ cả trong hiện tại và tương lai. Những sang chấn có khả năng cao làm trầm trọng thêm những bệnh tâm thần hiện có và góp phần gây ra các bệnh mới liên quan đến căng thẳng.

Những dấu hiệu và triệu chứng về ảnh hưởng tâm lý ở trẻ em có thể bao gồm trầm cảm, lo âu, hành vi thoái bộ như mất kỹ năng đi vệ sinh, tăng sự lo âu, rối loạn phân ly, giấc ngủ, việc ăn uống và kết quả học tập có sự thay đổi, tham gia vào những hành vi rủi ro, mất hứng thú đối với bạn bè và các hoạt động, cô lập, không vâng lời… Nếu các dấu hiệu và triệu chứng này nếu không được điều trị, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển lành mạnh của trẻ trên phương diện cảm xúc, hành vi và thể chất.

Tâm lý trẻ nhỏ bị bào mòn trong đại dịch - Hình 1

Một em bé tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân đi cách ly tối 1/9. Ảnh: Giang Huy

Bác sĩ Đức nêu một số tác động từ Covid-19 đến sức khỏe tâm thần của trẻ, như sau:

Covid-19 khiến trẻ thay đổi thói quen. Đang học trực tiếp tại trường phải chuyển qua học trên phần mềm có thể khiến trẻ cảm thấy bỡ ngỡ. Chưa kể, cha mẹ, thầy cô khó kiểm soát việc học tập của trẻ trên các phần mềm, dẫn đến một số trẻ bỏ học, nghiện game, xem Internet thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, gây mất ngủ, người mệt mỏi, căng thẳng, lâu dần gặp những rối loạn về tâm thần.

Một số trường học thực hiện giãn cách, các hoạt động ngoài giờ, thể dục thể thao, câu lạc bộ… bị ngưng lại. Nhiều sự thay đổi này có thể khiến trẻ buồn chán, lâu dần thành bất ổn. Nhiều trẻ thay đổi môi trường sống mà chưa hiểu rõ lý do vì sao phải thay đổi, cảm thấy hoang mang, mất kiểm soát, dẫn đến các triệu chứng như trầm cảm hoặc rối loạn hành vi.

Trẻ hạn chế giao tiếp xã hội . Ngoài những thay đổi các thói quen ở trường và trong gia đình, hầu hết trẻ bị giảm cơ hội tiếp xúc với những người khác. Đặc biệt, đại dịch khiến nhiều trẻ nhỏ phải rời gia đình, xa người thân trong sợ hãi, hoảng loạn để đi cách ly, điều trị, có thể dẫn đến gia tăng cảm giác buồn chán, sợ hãi, dễ bị cô lập, tự kỷ…

Trẻ luôn cảm thấy lo ngại về các mối nguy hiểm và đe dọa xung quanh. Khi tiếp cận với các thông tin về Covid-19, trẻ thấy rằng việc tương tác với những người khác có nhiều nguy hiểm, dẫn đến cảm giác lo lắng liên tục hoặc gia tăng các hành vi như nổi cơn thịnh nộ và các hành vi bộc phát khác.

Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý khi chứng kiến sự mất mát vì người thân qua đời . Bác sĩ Đức cho rằng: “Những đau buồn đó là điều thực sự khó khăn để các em vượt qua”.

Cuối cùng, chính tâm lý bất ổn của cha mẹ trong đại dịch ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Covid-19 khiến nhiều người mất việc, không có thu nhập, phải ở nhà. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ cãi nhau, uống rượu, đánh đập, chửi bới con cái… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Có những trẻ có thể bị thu mình lại, không giao tiếp, chuyện trò, chia sẻ được với ai, dẫn đến tự kỷ, rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm.

Tâm lý trẻ nhỏ bị bào mòn trong đại dịch - Hình 2

Nhân viên y tế thăm khám, hỗ trợ phụ huynh chăm sóc bệnh nhi mắc Covid-19 kèm bệnh nền tại phòng cấp cứu, Đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ khuyên gia đình tạo các thói quen mới an toàn cho trẻ trong đại dịch Covid-19 như xem phim tại nhà, trò chuyện với những người thân và bạn bè từ xa qua video, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc viết thư cho người thân.

Cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe hoặc tìm những cách khác nhau để ở bên trẻ. Hãy luôn nhớ rằng điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho con cái của mình là trao cho chúng tình yêu thương và sự quan tâm. Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, không sử dụng các thiết bị điện tử nhiều. Bản thân phụ huynh cũng nên tự kiểm tra và theo dõi sức khỏe tinh thần của chính mình, vì cách nhìn nhận và tương tác của cha mẹ với trẻ sẽ giúp tạo tiền đề cho cách chúng nhìn nhận và đối phó với đại dịch.

Cuối cùng, tất cả hãy giữ bình tĩnh. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về tâm lý, cần tìm sự tư vấn trợ giúp từ các dịch cụ chăm sóc sức khỏe.

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không

Vì tâm lý hoang mang, nhiều F0 điều trị tại nhà cứ một mực đòi được đi bệnh viện, lại có những người dù chuyển nặng nhưng vẫn quả quyết không chịu đi vì cho rằng: "Tôi khỏe mà".

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không - Hình 1

Tiếp tế Ôxy tận nhà cho F0 điều trị tại nhà. Ảnh L.N

Nửa đêm 1 hay 2 giờ sáng, F0 gọi điện cho bác sĩ cầu cứu: "Bác sĩ ơi cứu tôi với, cho tôi đi bệnh viện chứ tôi nặng lắm rồi", nhưng khi kiểm tra tất cả các chỉ số thì đều bình thường, chỉ có một cái bất thường đó là tâm lý, do bệnh nhân quá lo lắng. Nhưng cũng có những F0 chỉ số Sp02 tụt và có dấu hiệu chuyển nặng, bác sĩ chỉ định và báo đội cấp cứu đến chuyển đi bệnh viện thì một mực quả quyết: "Tôi không đi. Tôi khỏe thế này mà đi bệnh viện làm gì"...Muôn kiểu F0 cũng là một trong những áp lực vô hình cho các y bác sĩ trong đội hình theo dõi, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà.

Bác sĩ Nguyễn Phước Vĩnh, giảng viên Bộ môn giải phẫu Trường ĐH Y Dược TP.HCM, là một trong những bác sĩ đang tham gia trong đội hình theo dõi, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà do khoa Y Trường ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức, đã kể với phóng viên Thanh Niên về những buồn, vui trong suốt quá trình đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà.

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không - Hình 2

Bác sĩ Vĩnh mỗi ngày với công việc theo dõi và hỗ trợ điều trị F0 tại nhà 24/24

Giống như tổng đài trực chiến

Bác sĩ Vĩnh cho biết gần 2 tháng nay, dù vẫn làm công việc ở cơ quan bình thường nhưng cũng vừa nhận nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà 24/24.

"Mỗi ngày, ngoài việc mình thường xuyên gọi điện để nắm được tình hình sức khoẻ của bệnh nhân F0 thì bất cứ lúc nào bệnh nhân có vấn đề gì cũng có thể gọi cho mình, nên dường như là ôm điện thoại suốt, đi ngủ cũng để điện thoại ngay bên cạnh mà lâu lâu vẫn giật mình tỉnh dậy để kiểm tra tin nhắn xem có bệnh nhân nào nhắn không, vì cứ sợ mình ngủ quên rồi bỏ nhỡ", bác sĩ Vĩnh kể.

Việc được ngủ đủ giấc hay ăn trọn bữa là điều quá xa xỉ với tất cả các bác sĩ tham gia vào đội hình theo dõi F0 từ xa này, thậm chí rất nhiều đêm họ không thể ngủ được vì vừa đặt máy xuống là bệnh nhân gọi, mới xong một bệnh nhân thì chuông điện thoại lại reo.

"Có những ngày bệnh nhân gọi liên tục, không thể rời được điện thoại dù là đêm khuya. Nhưng nhiều khi nửa đêm họ gọi chỉ là thấy mình có những triệu chứng lạ chứ không hẳn là bệnh chuyển nặng. Chẳng hạn như có hôm 2 - 3 giờ sáng, bệnh nhân mất mùi, mất vị giác rồi hốt hoảng gọi điện: "Bác sĩ ơi, sao giờ tôi không ngửi được mùi gì hết". Đó là những triệu chứng mà người mắc Covid-19 thường gặp phải nhưng do bệnh nhân không hiểu được diễn tiến của bệnh nên sẽ hoang mang khi xuất hiện những triệu chứng lạ. Thế là dù đang đêm khuya, bệnh nhân cũng cầm máy lên gọi cho mình và mình cũng phải giải thích cặn kẽ để bệnh nhân hiểu, cũng như là trấn an tinh thần bệnh nhân. Thế là bị mất giấc ngủ và nhiều đêm không ngủ lại được nhưng mình cũng không thể nào từ chối các cuộc gọi từ bệnh nhân", bác sĩ Vĩnh kể.

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không - Hình 3

Bệnh nhân có thể gọi đến bất cứ lúc nào, nên dù có đi ngủ bác sĩ Vĩnh cũng phải để điện thoại kế bên, nhưng lâu lâu lại giật mình ngồi dậy xem có bị bỏ nhỡ cuộc gọi hay tin nhắn nào của bệnh nhân không

Trước đây, ngày thường khi hết giờ làm việc là bác sĩ Vĩnh thường không nghe điện thoại số lạ. Nhưng trong thời điểm hiện tại, số nào bác sĩ cũng phải nghe. Nên nhiều khi bác sĩ Vĩnh kể cũng bực bội vì bắt máy lên là tư vấn bất động sản, tư vấn ngân hàng...nhưng không bao giờ bác sĩ Vĩnh dám bỏ nhỡ cuộc gọi nào, mà phải nghe hết, vì sợ bệnh nhân đang cần mình.

Cũng chính vì thế, một điều khó tránh khỏi là rất dễ bị stress, và sự thật, tất cả các bác sĩ tham gia nhận nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà, họ đều đã phải trải qua những ngày rất căng thẳng.

"Mấy ngày đầu mình bị stress luôn vì không ngủ được. Cứ nằm chút xíu là có điện thoại đến. Lúc đầu stress quá mà mình tự hỏi: "Trời ơi, sao mà áp lực kinh khủng vậy". Vì mình không thể tưởng tượng được là công việc này lại giống như tổng đài cấp cứu 115 mà trực chiến vậy đó. Bệnh nhân gọi đến liên tục và mình cũng phải xử lý liên tục. Nhưng từ từ rồi cũng quen, làm riết rồi quen dần với công việc, với căng thẳng", bác sĩ Vĩnh tâm sự.

Không riêng gì bác sĩ Vĩnh, mà tất cả các bác sĩ khác đều như vậy. Nhưng mỗi ngày họ luôn cố gắng, tất cả đều hướng đến mục đích chung là làm sao để giúp y tế các quận đang quá tải, giúp các gia đình F0 được an tâm, không hoảng loạn điều trị tốt để nhanh chóng khỏi bệnh và giúp phát hiện sớm các ca trở nặng để kịp thời chuyển viện, nhằm giảm thiểu tử vong. Cứ thế mỗi ngày họ đều lao vào công việc bất kể giờ giấc, ngày đêm vì bệnh nhân đang cần họ.

TP.HCM: 273.213 ca Covid-19 cộng đồng, 137.208 bệnh nhân hồi phục

Tắm được không, uống nước này hay ăn món này được không...?

Đó là những tình huống "dở khóc dở cười" nhất mà bác sĩ Vĩnh kể là cũng phải "chịu trận" vì tâm lý bệnh nhân đa phần là hoang mang nên cái gì cũng hỏi, cái gì cũng thắc mắc.

"Thậm chí nửa đêm họ gọi cũng chỉ để hỏi là tôi tắm được không, uống cái này được không, ăn món này được không...Nói chung là đủ thứ hết, đụng cái gì bệnh nhân cũng gọi hỏi mình. Nên làm việc này cũng phải cần sự kiên nhẫn rất nhiều", bác sĩ Vĩnh tâm sự.

Và bác sĩ kể thêm: "Có những bệnh nhân họ bị hoang mang và gọi điện nói chuyện hơn cả tiếng đồng hồ. Đa phần rơi vào những bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng sau khi nhiễm bệnh xong thì thường cơ thể sẽ uể oải, đau mỏi một thời gian nữa mới hết, nên họ hoang mang và gọi điện hỏi. Mà họ cứ nói hoài, nói hoài là sao tôi hết bệnh rồi mà lại thế này, lại thế kia...Và mình cũng phải kiên nhẫn giải thích, trấn an họ".

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không - Hình 4

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không - Hình 5

Hạnh phúc nhất là khi nhận được những tin nhắn của bệnh nhân báo đã khỏi bệnh

Cũng theo bác sĩ Vĩnh, đa phần người dân khi nhiễm bệnh, họ lo sợ, hoang mang và cần chỗ dựa nên khi mình liên hệ đến để theo dõi và hỗ trợ điều trị tại nhà thì người bệnh nhân rất hợp tác và vô cùng biết ơn.

Nhưng bác sĩ Vĩnh kể cũng có những trường hợp rất khó đỡ: "Có những bệnh nhân bị tiếp cận trễ, đó là khi địa phương giao danh sách trễ và mình liên hệ thì bệnh nhân sẽ có thái độ: "Tôi bị biết bao nhiêu ngày rồi không ai lo cho tôi hết, đến bây giờ mới chịu liên hệ với tôi". Thì buộc mình cũng phải giải thích cặn kẽ cho họ hiểu để họ đồng ý cho mình theo dõi sức khoẻ và hỗ trợ họ điều trị tại nhà. Rồi cũng có những trường hợp mà hoàn cảnh của họ quá thương tâm, quá khó khăn nên khi mình gọi đến thì họ bảo: Giờ tôi bệnh nhưng tôi không cần hỗ trợ gì hết mà chỉ cần hỗ trợ về kinh tế thôi".

Đấy cũng là một trong những tình huống mà các bác sĩ gặp phải với muôn kiểu F0. Mà đau đầu nhất là có những bệnh nhân thì một mực đòi đi bệnh viện, lại có người nhất quyết không chịu đi dù bệnh chuyển nặng rất nguy hiểm.

Bác sĩ Vĩnh nhớ lại: "Có những bệnh nhân bị hoang mang và một hai là đòi nhập viện: "Bác sĩ cho tôi nhập viện liền, giờ tôi khó thở quá rồi", nhưng khi kiểm tra lại thì tất cả chỉ số từ huyết áp, mạch, nồng độ ôxy trong máu đều bình thường, chỉ có một cái bất thường đó là tâm lý. Thường rơi vào những ngày đầu khi bệnh nhân mới nhiễm bệnh sẽ rất dễ bị hoang mang làm ảnh hưởng đến tâm lý nên lúc nào cũng tưởng là mình đang chuyển nặng. Rồi có một bệnh nhân mới 36 tuổi, bình thường khoẻ lắm nhưng khi có dấu hiệu chuyển nặng thì mình báo ngay cho đội cấp cứu, vì Sp02 tụt nhiều nhưng bệnh nhân một mực không chịu nhập viện: "Tôi khoẻ, tôi không có gì hết, tôi không có chuyển viện đâu". Nhưng cũng may là mình cho đội cấp cứu đến liền, để chuyển đi và cứu kịp thời".

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không - Hình 6

Dù công việc khá căng thẳng, nhưng tất cả các bác sĩ đều không nề hà bất cứ điều gì, luôn làm hết mình bằng tấm lòng của người thầy thuốc

Mặc dù làm công việc này rất nhiều áp lực và căng thẳng, nhiều khi ám ảnh luôn cả tiếng chuông điện thoại. Nhưng niềm hạnh phúc nhất của không riêng bác sĩ Vĩnh mà tất cả các bác sĩ trong đội hình theo dõi và hỗ trợ F0 điều trị tại nhà đó là mỗi lần nhận được thông báo bệnh nhân đã khỏi bệnh, đi kèm với đó là những lời cảm ơn rất dễ thương và ấm lòng. Chỉ thế thôi, nhưng mỗi ngày đã là động lực tinh thần rất lớn để các bác sĩ quên hết mệt mỏi mà lao vào công việc.

"Thậm chí có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị tại nhà đã khỏi bệnh, họ biết ơn nên đã làm rất nhiều điều ý nghĩa sau đó. Họ lan toả những câu chuyện tích cực, những cách để giúp mình khỏi bệnh và cùng giúp các F0 khác vượt qua dịch bệnh...Tụi mình thấy hạnh phúc và vui lắm", bác sĩ Vĩnh bày tỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơVirus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ
08:19:31 07/01/2025
5 người đi cấp cứu sau khi ăn cá nóc5 người đi cấp cứu sau khi ăn cá nóc
19:56:26 06/01/2025
5 thực phẩm giải độc gan và 5 loại cần tránh5 thực phẩm giải độc gan và 5 loại cần tránh
20:36:08 06/01/2025
Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
07:32:55 08/01/2025
3 món canh rất tốt cho người bị táo bón3 món canh rất tốt cho người bị táo bón
20:31:27 06/01/2025
Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?
22:05:16 06/01/2025
Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025
08:11:21 07/01/2025
Có nên cho trẻ em uống thuốc ho và cảm lạnh không?Có nên cho trẻ em uống thuốc ho và cảm lạnh không?
21:12:59 06/01/2025

Tin đang nóng

Bàn thắng xấu xí của Thái Lan bị 'bêu riếu' trên diễn đàn lớn nhất thế giới RedditBàn thắng xấu xí của Thái Lan bị 'bêu riếu' trên diễn đàn lớn nhất thế giới Reddit
05:04:54 08/01/2025
"Cam thường" soi nhan sắc thật mỹ nhân Vbiz: Nhã Phương - Lan Ngọc cực "slay", Phương Lan khác lạ hậu drama hôn nhân"Cam thường" soi nhan sắc thật mỹ nhân Vbiz: Nhã Phương - Lan Ngọc cực "slay", Phương Lan khác lạ hậu drama hôn nhân
06:36:24 08/01/2025
Bị điều tra kho hàng hơn 20 tỷ đồng, Mailystyle vẫn livestream bán hàngBị điều tra kho hàng hơn 20 tỷ đồng, Mailystyle vẫn livestream bán hàng
05:50:27 08/01/2025
Cảnh tượng đau lòng khi gặp chồng cũ sau 4 năm ly hôn khiến tôi bị dằn vặt vô cùngCảnh tượng đau lòng khi gặp chồng cũ sau 4 năm ly hôn khiến tôi bị dằn vặt vô cùng
07:38:19 08/01/2025
Phim cổ trang mới chiếu được khen nức nở, nữ chính đẹp xuất thần còn diễn bằng mắt cực nghệPhim cổ trang mới chiếu được khen nức nở, nữ chính đẹp xuất thần còn diễn bằng mắt cực nghệ
06:01:00 08/01/2025
Khoảnh khắc ấm áp: Tạ Đình Phong khoe ảnh trượt tuyết cùng con trai lớn, ngoại hình nhóc tì ở tuổi 17 ra sao?Khoảnh khắc ấm áp: Tạ Đình Phong khoe ảnh trượt tuyết cùng con trai lớn, ngoại hình nhóc tì ở tuổi 17 ra sao?
06:21:30 08/01/2025
No.1 Weibo: Video sao nam mất tích ở Thái Lan được giải cứu thành công, câu nói lúc lộ diện gây xôn xaoNo.1 Weibo: Video sao nam mất tích ở Thái Lan được giải cứu thành công, câu nói lúc lộ diện gây xôn xao
06:04:39 08/01/2025
Vừa rước cúp vô địch về nước, Tiến Linh trích luôn tiền thưởng tặng 2,5 tấn gạo nấu cơm cho bệnh nhân nghèoVừa rước cúp vô địch về nước, Tiến Linh trích luôn tiền thưởng tặng 2,5 tấn gạo nấu cơm cho bệnh nhân nghèo
05:34:58 08/01/2025

Tin mới nhất

Uống nhiều nước - lợi ích thực sự là gì?

Uống nhiều nước - lợi ích thực sự là gì?

06:19:57 08/01/2025
Chúng ta vẫn nghe rằng nên uống nhiều nước, uống nhiều nước là tốt nhưng bạn có biết thực chất lợi ích của việc uống nhiều nước là gì không?
Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

08:42:43 07/01/2025
Nguyên nhân do vào mùa đông, dương khí trong cơ thể con người tiềm tàng vào bên trong, vì thế cơ thể dễ xuất hiện các tình trạng tay chân lạnh, khí huyết lưu thông kém.
Người bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phát

Người bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phát

08:38:28 07/01/2025
Dạ dày có dạng hình chữ J, là phần quan trọng của hệ tiêu hóa. Dạ dày nối với ruột non ở phía dưới và nối với lỗ tâm vị nối với thực quản ở phía trên. Vị trí của dạ dày nằm ở giữa bụng, trên rốn, dưới gan và vùng thượng vị, gần với lá l...
Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

08:32:19 07/01/2025
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu, vốn bị chi phối bởi yếu tố di truyền và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

08:15:03 07/01/2025
Do đó, khi dùng thuốc tránh thai và thấy bản thân bị giảm ham muốn, chị em nên thăm khám bác sĩ và thảo luận về việc chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai khác ít ảnh hưởng lên việc ức chế nội tiết tố.
7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ

7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ

08:07:50 07/01/2025
Hạt bí đỏ tuy nhỏ nhưng là một trong những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng giá trị, tốt cho sức khỏe.
Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

22:22:36 06/01/2025
Trong quá trình phẫu thuật kéo dài hơn một giờ, đội ngũ nhân viên y tế của các chuyên khoa Ngoại nhi cấp cứu bụng, Tai mũi họng, Gây mê hồi sức phối hợp lấy dị vật mà không làm tổn hại thêm đến thực quản.
Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

22:20:23 06/01/2025
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, bệnh sởi ở Khánh Hòa gia tăng mạnh vào mấy tháng gần đây. Từ đầu năm 2024 đến nay có hơn 600 trường hợp mắc bệnh sởi ở địa phương, không có ca tử vong.
Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

22:08:22 06/01/2025
Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk tiến hành tư vấn cho người nhà bệnh nhân và truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh dại cho gia đình và cộng đồng chung quanh.
Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

21:57:41 06/01/2025
Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ đến vài tuần đầu sau sinh, quá trình này tiếp tục tiến triển rất nhanh để khi trẻ được sinh ra, các mạch máu võng mạc được hoàn chỉnh hoàn toàn.
Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

21:50:29 06/01/2025
Với những trường hợp này không thể đặt túi ngực, bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật lại để xử lý sạch khoang đặt túi, cấy kháng sinh đồ, đặt dẫn lưu theo dõi và bơm rửa liên tục đến khi khoang ngực ổn định.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

21:44:19 06/01/2025
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi du xuân trẩy hội, mọi người dân cần ăn chín, uống sôi. Không nên ăn món gỏi, tái sống và món chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở các khu du lịch, danh lam thắng cảnh.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Dịch bệnh chưa hết, xảy ra động đất kinh hoàng, tan hoang 1 làng

Trung Quốc: Dịch bệnh chưa hết, xảy ra động đất kinh hoàng, tan hoang 1 làng

Tin nổi bật

10:48:31 08/01/2025
Vừa qua, Trung Quốc liên tiếp gặp nhiều đại nạn, dịch bệnh chưa lắng xuống nay lại xảy ra động đất 6,8 độ kinh hoàng khiến 1 làng tại Tây Tạng tan hoàng, ước tính có 1,000 ngôi nhà đã bị động đất phá hủy.
Người đàn ông thắng cả làng nhạc, giúp "đoá hồng nước Úc" làm nên lịch sử Kpop!

Người đàn ông thắng cả làng nhạc, giúp "đoá hồng nước Úc" làm nên lịch sử Kpop!

Nhạc quốc tế

10:30:47 08/01/2025
Người đàn ông được gọi tên nhiều nhất sau khi Hot 100 cập nhật không ai khác chính là Bruno Mars. Trong top 5, có đến 2 ca khúc Bruno Mars góp giọng.
Belarus nghi ngờ Ukraine tìm cách "kéo Minsk vào cuộc chiến"

Belarus nghi ngờ Ukraine tìm cách "kéo Minsk vào cuộc chiến"

Thế giới

10:27:44 08/01/2025
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nghi ngờ rằng có một bên nào đó đang đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tìm cách kéo Minsk vào cuộc chiến.
Những ngày đẹp trong tháng Chạp để làm 4 nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến

Những ngày đẹp trong tháng Chạp để làm 4 nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến

Trắc nghiệm

10:24:26 08/01/2025
Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương điểm lại 4 nghi lễ quan trọng cuối năm và chỉ ra những ngày đẹp nhất tiến hành trong tháng Chạp để đón Tết
Quỳnh Nga: Anh Việt Anh bảo tôi đi tìm hiểu người khác

Quỳnh Nga: Anh Việt Anh bảo tôi đi tìm hiểu người khác

Sao việt

09:16:40 08/01/2025
Tôi thấy cũng đúng, đang chơi hội nhóm thân thiết mà quen nhau sau không hợp là không chơi tiếp được, tình yêu nó kỳ cục thế đấy còn nếu là bạn thì lại không sao cả , Quỳnh Nga nói.
Hot: Lee Min Ho đang hẹn hò, lộ cả thông tin bạn gái?

Hot: Lee Min Ho đang hẹn hò, lộ cả thông tin bạn gái?

Sao châu á

09:14:07 08/01/2025
Những chia sẻ chi tiết của Lee Min Ho khiến netizen nghi ngờ nam diễn viên thực sự đang hẹn hò và phát tín hiệu về cô bạn gái mà anh đang theo đuổi.
Không thời gian - Tập 25: Dân bản bị dụ dỗ bán nhà, gia súc

Không thời gian - Tập 25: Dân bản bị dụ dỗ bán nhà, gia súc

Phim việt

07:37:57 08/01/2025
Trong Không thời gian tập 25, tổ công tác đặc biệt của Đoàn kinh tế 80 đã có cuộc họp khẩn về những tình hình bất thường trên địa bàn.
Người đàn ông quỳ gối van xin khi bị đánh tới tấp trong quán bida

Người đàn ông quỳ gối van xin khi bị đánh tới tấp trong quán bida

Pháp luật

07:34:21 08/01/2025
Mâu thuẫn khi đánh bida, anh Đ. tại Đắk Nông bị 2 người khác xông tới đánh, đấm và dùng gậy bida đánh thẳng vào người. Dù nạn nhân quỳ gối, chắp tay van xin nhưng vẫn bị tấn công.
Tình yêu cũ - đám cưới buồn và câu chuyện đẫm nước mắt ẩn chứa đằng sau đám cưới của tôi

Tình yêu cũ - đám cưới buồn và câu chuyện đẫm nước mắt ẩn chứa đằng sau đám cưới của tôi

Góc tâm tình

07:31:01 08/01/2025
Ngày tôi bước vào lễ đường, mặc bộ váy cưới trắng tinh khôi, không ai ngờ rằng, trước khi tôi bước lên xe hoa, chồng tôi đã ngăn lại và yêu cầu tôi thực hiện một hành động khiến tôi không kìm nổi nước mắt.
Dịch Dương Thiên Tỉ gây bão phòng vé đầu năm

Dịch Dương Thiên Tỉ gây bão phòng vé đầu năm

Hậu trường phim

06:55:53 08/01/2025
Kể từ khi bộ phim Tôi nho nhỏ của Dịch Dương Thiên Tỉ ra mắt, các nhà chuyên môn và công chúng đã không ngừng bàn luận sôi nổi về bộ phim lẫn nhân vật chính.
Bước nhảy hoàn vũ quá khắc nghiệt, "hạ gục" hàng loạt mỹ nhân

Bước nhảy hoàn vũ quá khắc nghiệt, "hạ gục" hàng loạt mỹ nhân

Tv show

06:48:25 08/01/2025
Chỉ qua vài tập phát sóng, Bước nhảy hoàn vũ đã ghi nhận nhiều thí sinh như Seoyeon, Shinju, Trương Quỳnh Anh xin dừng bước vì sức khỏe không đảm bảo.