Tâm lý học đường – Giải pháp giảm áp lực học hành

Theo dõi VGT trên

Những năm gần đây, tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt ở nhóm trẻ em và thanh, thiếu niên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Tâm lý học đường - Giải pháp giảm áp lực học hành - Hình 1

Áp lực học tập khiến tỷ lệ học sinh, sinh viên trầm cảm, lo âu gia tăng.

Tâm lý học đường - Giải pháp giảm áp lực học hành - Hình 2

Tham vấn tâm lý học đường được xem là một trong những giải pháp gỡ rối.

Tâm lý học đường - Giải pháp giảm áp lực học hành - Hình 3

Tham vấn tâm lý học đường là nhu cầu cần thiết tại các trường học Âu Mỹ.

Chính vì thế, tham vấn tâm lý học đường đã được xem là một trong những giải pháp giúp tháo gỡ áp lực của học sinh. Thế nhưng, thực tế những phòng tham vấn học đường tại các trường học vẫn còn nhiều hạn chế.

Đã có hướng dẫn nhưng phần lớn chỉ hoạt động… cầm chừng

Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Trong Thông tư đã hướng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức thực hiện và công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý trong nhà trường, giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài như thế nào.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia tâm lý, các phòng tham vấn tâm lý học đường ở trường học hiện nay “hầu như chỉ hoạt động cầm chừng, cho có”. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là đội ngũ tư vấn viên, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

Theo đó, ngày 31/8/2022, Bộ GD&ĐT lại tiếp tục ban hành Công văn số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Trong văn bản chỉ ra những hạn chế của công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý hiện tại như: Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện tại nhiều địa phương chưa được quan tâm, chú trọng; hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho gia đình, cộng đồng, xã hội về sức khỏe tinh thần và tâm lý học đường chưa phong phú, đa dạng và hiệu quả; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ.

Thêm vào đó, công tác tư vấn tâm lý học đường tại nhiều cơ sở giáo dục thực hiện còn lúng túng, chưa đúng quy trình, chưa bảo đảm đúng yêu cầu; chưa có biên chế nhân sự chuyên trách phụ trách công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục; năng lực của một số cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lý học đường còn hạn chế; nguồn lực cho hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh chưa được đầu tư. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát việc hiện tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục còn chưa được thường xuyên.

Đặc biệt, sau 02 năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều học sinh phổ thông đã gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, trầm cảm, tự tử,… Cụ thể, một thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) được công bố vào đầu năm nay cho thấy, trước đại dịch COVID-19, Việt Nam có khoảng 3% trẻ có suy nghĩ liên quan đến tự tử. Nhưng con số này đã tăng lên thành gần 24%, cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình trên thế giới là khoảng 9%.

Video đang HOT

Tâm lý học đường - Giải pháp giảm áp lực học hành - Hình 2

Tham vấn tâm lý học đường được xem là một trong những giải pháp gỡ rối.

Bên cạnh đó, một loạt các nghiên cứu về tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên tại Việt Nam trong thời gian qua cũng cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng tăng đột biến, đây cũng là những vấn đề làm kích hoạt hành vi tự tử xảy ra. Trong các loại căng thẳng thường gặp ở học sinh, sinh viên, áp lực học tập thường được đánh giá có tác động lớn nhất, bên cạnh đó còn có các tác nhân khác như bất hòa trong gia đình, bạn bè, rắc rối liên quan đến giới tính, tiền bạc, sức khỏe, thói quen nghiện chơi điện tử,…

Trước thực trạng khủng hoảng tâm lý trong lứa tuổi học đường ngày một phức tạp hơn bởi nhiều yếu tố tác động, việc thành lập các tổ tư vấn tâm lý học đường là một giải pháp quan trọng nhằm góp phần phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với học sinh đang hoặc có nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Tại nhiều quốc gia Âu Mỹ, tham vấn tâm lý học đường là nhu cầu cần thiết tại các trường học. Các mô hình tham vấn học đường đa dạng đã ngày càng phổ biến và phát triển trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia phát triển, góp phần đưa ra các ý tưởng và giải pháp đối với việc quản lý nhà trường, đồng thời tư vấn cho việc ra các quyết định mang tính chất hết sức cá nhân của học sinh và phụ huynh.

Tại Việt Nam, khi thành lập các tư vấn tâm lý học đường tại nhiều trường học, hiệu quả nhãn tiền chính là nhận thức của lãnh đạo, cán bộ giáo viên trong các nhà trường về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ngày càng được nâng cao. Trên cở sở đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ giáo viên trong trường cũng được quan tâm, chú trọng hơn.

Ngừng đổ lỗi mà hãy phối hợp để tìm giải pháp

Nhằm cải thiện công tác tham vấn tâm lý học đường, nhiều chuyên gia tâm lý đã nêu các nhận định đa chiều trước truyền thông, báo chí. Đơn cử, TS Hoàng Trung Học, Trưởng Khoa Tâm lý Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, nêu nhận định về vấn nạn học sinh tự tử gia tăng rằng “nếu đổ lỗi tất cả cho gia đình, thầy cô, nhà trường khá phiến diện. Áp lực có thể ở môi trường nào cũng có, nhiều học sinh cũng trong tình huống tương tự, nhưng tại sao mỗi em lại lựa chọn một hướng giải quyết khác?”.

Tâm lý học đường - Giải pháp giảm áp lực học hành - Hình 3

Tham vấn tâm lý học đường là nhu cầu cần thiết tại các trường học Âu Mỹ.

Rõ ràng, để giải quyết vấn đề này cần sự tìm hiểu kỹ lưỡng về các khúc mắc tâm lý của các em học sinh và đưa ra các giải pháp căn cơ hơn để cải thiện trạng thái tâm lý và sức khỏe tâm thần của các em, hơn là đổ lỗi. Mặt khác, chuyên gia tham vấn tâm lý Ngô Minh Uy cho rằng “trường học tuyệt đối không có tư tưởng “mọi chuyện là do học sinh hư hỏng” mà đổi sang hướng tìm kiếm những cản trở và nâng đỡ học sinh”.

Nhấn mạnh vai trò của cơ chế phối hợp, Công văn số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV đã nêu rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT trong triển khai phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp với những trường hợp học sinh có khó khăn về tâm lý.

Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể và hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc, hình thức, nội dung tư vấn tâm đường; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời về tư vấn tâm lý học đường; có đánh giá, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh. Bên cạnh đó, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục về tư vấn tâm lý học đường.

Về phía các trường học phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư vấn học đường, từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc liên quan đến tâm lý của học sinh, sinh viên. Đặc biệt, thông tin về việc khuyến khích các trường ký hợp đồng với cán bộ, giáo viên hoặc chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp trong việc tư vấn tâm lý ngay lập tức thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo phụ huynh, học sinh trên cả nước.

Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, để bảo đảm và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục là tiếp tục quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT liên quan đến công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, gia đình – nhà trường – xã hội về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh. Hoạt động truyền thông cần thực hiện thường xuyên, liên tục, có chiều sâu và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn.

Vì sao nên đồng ý cho học sinh nghỉ học vì stress?

Mới đây, trong kỳ thi tuyển chọn Học sinh Giỏi môn Ngữ văn cấp tỉnh năm học 2022-2023 của Thừa Thiên-Huế, bài viết "Cảm xúc cũng cần được nghỉ ngơi như cảm cúm" trên báo Hoa Học Trò của nữ sinh Khánh An (đang học lớp 11 tại TP.HCM) được đưa ra để thí sinh phân tích thu hút sự chú ý của nhiều nhà giáo dục, tâm lý và đặc biệt là các phụ huynh.

Sức khỏe tâm lý cần được săn sóc

Theo đó, đề thi có 2 câu hỏi, câu Nghị luận 8 điểm (câu 1) yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm của mình về việc "nhà trường có nên chấp nhận những lý do nghỉ học như tác giả bài viết nêu ra hay không?". Cụ thể, nội dung câu hỏi như sau:

Trên báo Hoa Học Trò số 1391 ra ngày 12 - 9 - 2022, tác giả Khánh An có bài viết "Cảm xúc" cũng cần được nghỉ ngơi như" cảm cúm". Trong đó, tác giả bài viết có kể lại câu chuyện bản thân từng viết đơn xin phép nghỉ học vì lý do đang cảm thấy buồn bã, bị stress. Nhưng l ý do đó không thuyết phục được giáo viên. Theo anh/chị, nhà trường có nên chấp nhận những lý do nghỉ học như tác giả bài viết nêu ra hay không? Vì sao?

Ở cương vị là chuyên viên tham vấn học đường, giảng viên Tâm lý học ở Trường Đại học Sư phạm, tôi "đồng ý" ngay khi đứng trước câu hỏi trên. Vì hơn ai hết, tôi hiểu cảm giác đến trường trong tâm trạng chán nản, tinh thần vật vờ, hứng thú học tập bằng không. Kinh nghiệm tham vấn và tiếp xúc với học trò, phụ huynh các cấp, đặc biệt là các sinh viên sư phạm - giáo viên tương lai từ những lần tham vấn stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh trong hơn 10 năm qua càng "đóng đinh" chặt hơn lựa chọn này của tôi.

Trong một diễn biến khác, khi tôi đặt câu hỏi Sau này, nếu học sinh buồn hay stress các em có đồng ý cho học sinh nghỉ học hay không? Vì sao? cho gần 100 sinh viên sư phạm đa dạng chuyên ngành mà tôi đang dạy thì câu trả lời tôi nhận được là "đồng ý" với tỉ lệ 100%.

Rất nhiều lý do được đưa ra nhằm giải thích cho lựa chọn của mình, dưới đây là một số lý do nổi trội:

Bạn Hoàng Lộc (sinh viên ngành sư phạm Toán, Đại học Sư phạm TP.HCM) phân tích: "Nếu như học sinh bị stress, căng thẳng mà mình cứ ép học sinh đi học thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các em, nên cho học sinh nghỉ để ổn định tinh thần, sau đó việc học tập của các em sẽ hiệu quả hơn".

Trong khi đó, bạn Diễm Hằng (sinh viên ngành sư phạm Toán, Đại học Sư phạm TP.HCM) nhận định: "Cảm xúc của học sinh hầu như quyết định khả năng tập trung vào mọi việc (lĩnh hội tri thức), vì vậy, nếu học sinh ở trong trạng thái stress sẽ không đạt được hiệu quả của dạy và học. Do đó, việc cho học sinh nghỉ học để các em có thể ổn định cảm xúc là việc nên làm để tránh đẩy các em đến tình trạng stress nặng hơn hay thậm chí là khủng hoảng tâm lý".

Nhiều sinh viên sư phạm cũng bày tỏ: Nếu tình trạng của học sinh không quá nghiêm trọng đến mức phải tách khỏi trường lớp, bạn bè thì việc đến trường và được thông báo về tình trạng tâm lý, kêu gọi sự quan tâm từ mọi người xung quanh sẽ tốt hơn để học sinh ở nhà một mình, gia tăng lý do khiến học sinh muốn tới trường. Thêm nữa, để tránh những bạn "giả vờ buồn/stress" ăn theo xin nghỉ thì gia đình cần quan sát và hỏi thăm con để không chiều lòng đứa trẻ chỉ vì chúng lười học, viện lý do.

Với cách trả lời đầy đồng cảm, tinh tế như vậy, tôi kỳ vọng, các sinh viên của mình sẽ là những nhà giáo thấu tình, đạt lý trong tương lai.

Vì sao nên đồng ý cho học sinh nghỉ học vì stress? - Hình 1

Chuyên gia tâm lý Lê Minh Huân đồng tình nên giải quyết việc xin nghỉ học cho học sinh bị stress. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Thực tế, xét về lý, thật khó để đo đạc mức độ bất ổn hoặc tổn thương về tinh thần, tâm lý để đưa ra quyết định chấp thuận hay không việc học sinh xin nghỉ phép khi cảm thấy buồn, áp lực, lo sợ. Các tiêu chí đo lường còn nhiều bất cập và đội ngũ xác định/đánh giá các vấn đề tâm lý cũng hạn chế rất nhiều so với hệ thống y, bác sĩ thăm khám, kiểm tra các bệnh lý cơ thể.

Do đó, công tác đánh giá sức khỏe tâm thần, đặc biệt là khó khăn/rối loạn tâm lý rất ít được quan tâm chẳng hạn như: lo âu, stress học đường, trầm cảm trẻ em...

Xét về mặt chuyên môn/tâm lý mà nói, lo âu, rối loạn lo âu, áp lực học tập, stress, trầm cảm ở trẻ... đều có thể để lại hậu quả khó lường, thậm chí đánh đổi bằng tính mạng của trẻ nếu nhà trường, giáo viên và phụ huynh thờ ơ. Ngày nay do các áp lực đến từ việc học tập, thi cử hoặc những kỳ vọng quá lớn đến từ gia đình khiến cho nhiều học sinh, sinh viên dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng/stress. Về bản chất thì stress không phải là một trạng thái tâm lý luôn luôn tiêu cực. Nếu mức độ phù hợp, stress có thể giúp thúc đẩy học sinh nâng cao tinh thần, cải thiện thái độ, hành vi học tập, thi cử... Tuy nhiên, stress tiêu cực đa phần rất có hại cho cơ thể, nếu diễn ra dai dẳng có thể để lại nhiều tác hại cho tâm lý mỗi người.

Trong một nghiên cứu về mức độ căng thẳng của học sinh lớp 12 được tiến hành tại các trường THPT trên địa bàn của TP Đà Nẵng, các tác giả đã chỉ ra tỉ lệ học sinh căng thẳng từ nhẹ và trung bình trở lên là 36,5%. Các đối tượng này có những biểu hiện về cơ thể như đau lưng, đau đầu, kèm theo các hành vi chống đối, phản ứng mạnh và tâm trạng luôn buồn chán, mệt mỏi, trí nhớ suy kém, mất tập trung... Nếu các dấu hiệu này diễn ra trong một thời gian dài, không có biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ có thể khiến học sinh mất hứng thú học tập, suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy thất bại, mất tự tin...

Bà Hoài Thư - sáng lập Trường Mầm Non Sao Mai Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) chia sẻ: "Cách đây 30 năm, em trai tôi học ở Singapore có thể xin nghỉ vì bất cứ lý do gì và bất cứ lúc nào, miễn là đáp ứng bài tập, bài học trên lớp. Sự trung thực và an toàn của con luôn được đánh giá cao".

Đồng tình với bà Thư, phụ huynh PN (sống ở TP.HCM) khẳng định, đối với chị, khi con cảm thấy không khỏe, không ổn, dù chỉ là buồn bã chị cũng sẵn sàng xin cô giáo cho con được nghỉ ngơi.

Khó khăn tâm lý cần được "hiểu và thương"

Bên cạnh buồn bã, stress, lo âu thì trầm cảm học đường cũng rất đáng báo động. Có thể nhiều người chưa nghe tới con số 36.000-40.000 người Việt Nam tự tử mỗi năm vì trầm cảm, gấp 2,5 lần tai nạn giao thông (theo WHO). Trước đây, 60-65 là độ tuổi ghi nhận trầm cảm nhiều hơn cả, nhưng hiện nay rơi vào độ tuổi 15-27.

Phải thừa nhận rằng nhiều giáo viên, phụ huynh chăm chút rất kỹ cơn cảm sốt, hay quan tâm đến từng vết trầy xước trên cơ thể học sinh mà chủ quan, lơ là trước những dấu hiệu tâm lý bất ổn ở con trẻ. Một mặt có thể vấn đề tâm lý là những "cơn sóng ngầm", mặt khác nhận thức về các vấn đề tâm lý ở trẻ hạn chế. Thậm chí, có người còn mạnh miệng khẳng định "bé giả bộ đau đầu, mệt mỏi thế thôi!" hay cho rằng "cảm giác tủi thân, thất vọng, bị cô lập, xấu hổ" chẳng có gì phải xoắn lên khi đứa trẻ biểu hiện các trạng thái bất ổn.

Thực trạng này, cho thấy, xã hội, gia đình và nhất là trường học rất ít "hiểu và thương" cho những khó khăn tâm lý của học sinh... Nhận thức chung về sức khỏe tâm thần rất hạn chế nhưng thiếu năng động trong việc cập nhật kiến thức, học tập, bồi dưỡng nhằm nhận diện, ứng phó và giúp đỡ học sinh gặp vấn đề về cảm xúc, hành vi... bất thường. Hoặc có quan tâm thì cũng chỉ dừng ở mức độ hỏi han, không biết/không chủ động giúp đỡ.

Đáng nói hơn cả, một số trường học có phòng tham vấn tâm lý/tư vấn học đường... để học sinh tìm tới nhưng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường không mấy ủng hộ nên học sinh cũng ít mặn mà, bỏ qua cơ hội được tiếp cận và hỗ trợ bởi chuyên viên tâm lý.

Sức khỏe tâm thần từ lâu đã trở thành một trong những yếu tố cần được xem xét để đánh giá sự khỏe mạnh chung của một người. Nhưng cơ bản, nhiều nhà quản lý giáo dục, sư phạm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm vẫn rất loay hoay và bối rối khi xử lý đơn xin nghỉ phép không phải vì bệnh lý cơ thể mà do tâm bệnh vì thiếu văn bản chỉ đạo hoặc quy định rõ ràng từ ngành giáo dục.

Thiết nghĩ, giáo dục nhà trường, đặc biệt giáo viên cần thực hành lời nhắn nhủ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, phải làm sao cho "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", còn nếu trẻ không vui, hay stress hãy cho trẻ được nghỉ ngơi, được gặp các chuyên viên tâm lý để giải tỏa khó khăn rồi quay lại học khi sức khỏe tâm lý ổn định hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Hạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điềuHạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điều
09:20:59 22/12/2024
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấuSao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu
10:57:25 22/12/2024
Bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắngBắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắng
10:06:00 22/12/2024
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'
11:03:27 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

Trắc nghiệm

14:22:55 22/12/2024
Tử vi ngày mới 22/12 dự báo có 3 con giáp gặp nhiều may mắn. Top 4 con giáp có đường tình duyên viên mãn năm Ất Tỵ 2025 Top 5 con giáp có đường tài lộc hanh thông nhất
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay

Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay

Sao việt

14:20:39 22/12/2024
Sao Việt 22/12: MC Bạch Lan Phương - vợ Huỳnh Anh đăng ảnh đi du lịch sau bài đăng xôn xao nghi vấn rạn nứt với chồng.
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Nhạc quốc tế

14:03:39 22/12/2024
Không chỉ học hỏi outfit hay thần thái của ông hoàng Kpop, Mỹ Tâm còn mang vào video của mình chiếc xế hộp tiền tỷ y như bản chính.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Netizen

13:06:50 22/12/2024
Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.