Tấm lòng người thầy với trẻ thiệt thòi

Theo dõi VGT trên

Thầy Nguyễn Xuân Việt (sinh năm 1985), đã có 12 năm gắn bó, dạy học cho các em học trò đặc biệt tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.

Với tâm huyết của một người thầy và tình yêu dành cho học sinh của mình, thầy đã có những phương pháp dạy phù hợp để giúp các em ngày một tiến bộ hơn.

Tấm lòng người thầy với trẻ thiệt thòi - Hình 1

Thầy Việt dạy 1-1 với học trò.

Vượt qua những trở ngại

Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm giáo dục đặc biệt, Khoa Tâm lý giáo dục (Trường đại học sư phạm Đà Nẵng), thầy Việt về công tác ở Trung tâm (lúc đó là Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu).

Những ngày đầu tham gia giảng dạy, ai cũng như thầy khi chưa quen đều sẽ bị sốc. Ở đây, trẻ có nhiều hành vi, nhiều khó khăn về nhận thức, tương tác, giao tiếp và cả sự mặc cảm của các em.

Lúc đầu thầy dạy lớp chậm phát triển trí tuệ, đó là những học sinh gần như bị nặng nhất trong trường. Các em ấy dù lớn tuổi nhưng kỹ năng tự phục vụ, sinh hoạt, đi vệ sinh, ngủ nghỉ vẫn chưa có. Bên cạnh đó, trẻ cũng chưa kiểm soát được và sẽ có nhiều hành vi hung tính, có thể đấm, cắn, đánh bản thân, hoặc bạn bè, thầy giáo, đó là những việc trở thành hết sức bình thường.

Trong 1 tháng đầu, mỗi ngày thầy Việt đều giúp các em trong việc cá nhân, dọn vệ sinh khi trẻ đi bậy trong lớp. Mỗi lần vậy thầy cũng không tránh khỏi cảm giác buồn nôn. Những lúc đó, bản thân thầy Việt đã nghĩ cần phải làm gì để trẻ biết những việc đó không nên làm, tự phục vụ được bản thân và nói những điều mình muốn?

“Lúc đó, mình thực sự yêu thương trẻ, để cố gắng hiểu được các bạn, mình sẽ tìm cách để làm bạn với các em, đồng hành, hướng dẫn cùng học sinh theo được những kỹ năng đơn giản để hòa nhập được với mọi người” – thầy Việt nhớ lại.

Được tập huấn phương pháp Dosha-hou, một phương pháp dạy của Nhật Bản, thầy Việt đã quyết định áp dụng để dạy học trò của mình. Đây là phương pháp kết hợp cả tâm lý và vận động. Khi áp dụng nó, người dạy sẽ phải tiếp cận từ từ và tôn trọng trẻ. Khi mình thiết lập được mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thì đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin, an toàn và hợp tác với mình, thực hiện theo những yêu cầu, bài tập mà giáo viên hướng dẫn.

Nhiều bạn nhỏ lúc đầu đến trung tâm như tờ giấy trắng, không ngôn ngữ, tương tác ít, nhiều hành vi… Sau quá trình học tập, các em sẽ hình thành dần các kỹ năng, các em sẽ biết nếu muốn 1 cái gì đó thì phải diễn đạt, bằng lời (nói theo câu mẫu: xin thầy cho con, thầy giúp con) hoặc cử chỉ (ngửa tay, khoanh tay).

Mỗi trẻ khi vừa tới lớp, thầy Việt sẽ dạy cách chào hỏi, cách sắp xếp đồ cá nhân của mình vào đúng nơi quy định. Sau đó sẽ trò chuyện hằng ngày để tạo tâm thế thoải mái như: Hôm nay con cảm thấy thế nào, ai chở con đi học, con đã ăn gì buổi sáng,… Sau đó, trẻ lấy hình của mình dán lên bảng (giúp trẻ tự nhận thức được bản thân mình và người khác). Trong buổi học sẽ có hình ảnh các hoạt động trẻ cần thực hiện và trẻ sẽ tự chọn lựa cho mình sẽ thích học cái gì trước.

Sáng tạo trong dạy học

Video đang HOT

Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, các em có nhu cầu, năng lực, sở thích khác nhau nên việc giáo dục mỗi em cũng phải khác nhau. Trẻ cần được đánh giá ban đầu để xác định mức độ phát triển hiện tại và xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp riêng.

Sau khi được phân công phụ trách công việc đánh giá, giáo dục cá nhân và hỗ trợ cộng đồng, lớp học một thầy-một trò cũng được thầy Việt thực hiện.

Tấm lòng người thầy với trẻ thiệt thòi - Hình 2

Thầy Việt cũng thường tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ cùng trung tâm.

Trong quá trình dạy học, bản thân thầy tự thay đổi rất nhiều, như về hình thức dạy học. Học trò không phải ngồi trên bàn mà cho các bạn ra ngoài sân, chơi dưới sàn hoặc cho bạn ấy ra vườn. Việc thay đổi nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo sự hứng thú hơn. Thầy cũng phải để ý những sở thích để làm những đồ chơi, đồ dùng đáp ứng được nhu cầu của trò thì các em sẽ duy trì được sự hứng thú và tiếp thu bài dễ hơn.

Đồ chơi của trẻ là những nguyên liệu đơn giản có sẵn trong cuộc sống, như nắp chai có thể viết chữ, số lên đó để học; lõi giấy vệ sinh có thể tận dụng làm đồ chơi hoặc để học sinh vẽ lên thành hình ảnh. Những bạn tự kỷ thường sẽ thích thao tác trực tiếp lên đồ chơi đồ vật nên thầy làm các đồ chơi chuyển động, tháo, lắp được sẽ giúp các em thích thú hơn.

Thông thường trong 1 buổi học giáo dục cá nhân thì có 4 đến 5 hoạt động xen kẽ cả động và tĩnh để có sự hứng thú và duy trì lâu dài. Mỗi ngày thầy có ít nhất 7 tiết/7 trẻ. Theo thầy Việt, một khó khăn trong vấn đề dạy không phải ở bản thân trẻ mà cần có sự phối hợp của phụ huynh. Nếu phụ huynh nào tâm huyết, dành nhiều thời gian đồng hành cùng con thì các con sẽ rất nhanh tiến bộ.

Trịnh Thị Th, có con trai không may bị tự kỷ và tăng động, ở nhà con có dấu hiệu chậm nói, hay la hét, tự cắn vào tay mình và được gia đình gửi đến học tại trung tâm. “Sau một thời gian được học tập tại đây và theo các tiết học giáo dục cá nhân, con đã có nhiều tiến bộ, con hiểu được những điều mình nói và tự làm được một số việc nhẹ nhàng mà cha mẹ yêu cầu. Con cũng thể hiện tình cảm với mình rõ hơn nên gia đình rất vui” – bà Th. tâm sự.

Ngoài giảng dạy tại trung tâm thầy Việt cũng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các trường tiểu học trong thành phố. Thầy hỗ trợ giáo viên, dự giờ và khảo sát năng lực học sinh, tư vấn trao đổi với cán bộ, giáo viên các trường, đưa ra những biện pháp để cải thiện vấn đề hòa nhập của trẻ ở trường. Mỗi tuần một buổi, thầy cũng đánh giá phát triển cho các bạn và tư vấn cho phụ huynh.

“Ngay từ đầu tôi đã lựa chọn theo ngành này, bản thân cũng đã được học tập và đào tạo thì tôi sẽ làm với đam mê nghề của mình. Thương yêu trẻ, đồng hành cùng các em là một điều chắc chắn tôi đang và sẽ tiếp tục thực hiện, vì vậy, tôi chẳng có ý định gì khác, mà sẽ luôn gắn bó với Trung tâm và tham gia có những hỗ trợ cho học sinh đang có khó khăn ở các trường tiểu học khác” – thầy Việt chia sẻ.

Giảng viên Học viện Tài chính: Tận tâm với nghề giáo, tận hiến với công tác Đoàn

Tâm huyết, nhiệt tình và đầy trách nhiệm đó là những cụm từ mà các sinh viên Học viện Tài chính miêu tả người thầy, người thủ lĩnh Đoàn của Học viện-Tạ Đình Hòa.

Gắn bó với "ngôi nhà của tuổi thanh xuân"

Tốt nghiệp Học viện Tài chính năm 2008, đến năm 2012, cựu sinh viên Tạ Đình Hòa quay trở lại giảng đường với một vai trò mới, đó là trở thành giảng viên của Học viện. Năm 2015, người thầy trẻ học lên Thạc sĩ. Đến năm 2021, thầy giáo Tạ Đình Hòa xuất sắc hoàn thành chương trình Tiến sĩ. Trong tất cả quá trình học tập đó, thầy đều gắn bó với Học viện Tài chính, nơi thầy gọi là "ngôi nhà của tuổi thanh xuân".

Nhiều năm học tập và công tác với Học viện, tiếp xúc với các thế hệ học trò, thầy luôn lắng nghe và thấu hiểu sinh viên của mình. Ngay từ những ngày đầu đứng trên bục giảng, người thầy trẻ đã cố gắng nhanh chóng hòa mình vào môi trường sư phạm.

"Thầy cô giờ đã trở thành đồng nghiệp, các em khóa dưới trở thành học trò, nên mọi thứ với tôi dù có chút thay đổi nhưng cũng rất đỗi thân quen và gần gũi. Cho đến bây giờ, với tôi mỗi giờ lên lớp, thầy cô không chỉ trao truyền tri thức của môn học mình phụ trách, mà còn cùng học trò chia sẻ, học hỏi nhau cách sống, cách ứng xử, cách làm một người đàng hoàng, chân chính. Tôi đưa cách làm, còn các trò trực tiếp triển khai", thầy Hòa chia sẻ.

Giảng viên Học viện Tài chính: Tận tâm với nghề giáo, tận hiến với công tác Đoàn - Hình 1

Thầy Tạ Đình Hòa say mê truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Ảnh: NVCC

Nhớ về những kỷ niệm khi mới trở thành giảng viên, thầy Hòa tâm sự: "Năm 2012 khi mới công tác tại Học viện, đó là một buổi sáng, giờ kiểm tra môn Tiếng Anh do tôi phụ trách, tôi cho từng bạn sinh viên kiểm tra vấn đáp. Tới bạn cuối cùng cũng là đến gần 12 giờ trưa, một bạn nữ bước vào. Không rõ câu hỏi khó quá, hay áp lực quá mà bạn ấy ôm mặt khóc rồi chạy thẳng ra ngoài. Tôi không biết lúc đó sinh viên nghĩ gì nhưng thực sự cảm thấy khó xử. Đây có lẽ là "tai nạn nghề nghiệp" đầu đời khi ở vai trò giảng viên mà tôi nhớ mãi".

Nhưng "tai nạn nghề nghiệp" đầu tiên ấy mang đến những kinh nghiệm quý giá trong xử lý các tình huống sư phạm của thầy Hòa hôm nay. Để đến bây giờ, thầy có thể tự tin nói "mình hiểu các bạn sinh viên muốn và cần gì để cố gắng vừa truyền thụ kiến thức, vừa trao đổi, đối thoại, hiểu rõ hơn quan điểm học tập và hoàn cảnh riêng của mỗi học trò". Những thế hệ sinh viên của Học viện Tài chính luôn nhớ đến hình ảnh một thầy giáo trẻ luôn sẵn sàng lắng nghe từng phản hồi của sinh viên, luôn cố gắng tạo ra bầu không khí sôi nổi trong lớp và luôn quan tâm tới học trò.

Người thủ lĩnh Đoàn năng động và sáng tạo

Không chỉ được nhớ đến với vai trò là người thầy giỏi chuyên môn, giảng viên Tạ Đình Hòa còn ghi dấu ấn với vai trò Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Học viện Tài chính - rất nhiệt huyết, luôn đổi mới tư duy.

Thầy thường xuyên tổ chức các chiến dịch tình nguyện, các hoạt động từ thiện, hiến máu cũng như thúc đẩy các chương trình phát triển năng lực cho sinh viên như: sinh viên sáng tạo khởi nghiệp; liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên môn, các hoạt động kết nối việc làm.

Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao hấp dẫn do thầy Hòa triển khai thực hiện thu hút đông đảo sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong và ngoài Học viện. Đặc biệt kể đến như: Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Anh ngữ cấp thành phố Hà Nội (Học viện Tài chính vô địch 3 năm liên tiếp từ năm 2018 đến năm 2020); Sinh viên thanh lịch; AOF's Got Talent; Khởi nghiệp trẻ; You Can; AOF Case Competition; các giải thể thao sinh viên,... Ngoài ra, thầy còn trực tiếp chỉ đạo ban phát thanh tiếp tục duy trì và phát triển Bản tin sinh viên Tài chính AOF NEWS dưới dạng video ra thường kỳ 1 tuần/số, với format và nội dung ngày một thay đổi. Bản tin này đã được Thành Đoàn Hà Nội công nhận là mô hình thanh niên tiêu biểu của thành phố.

Từ tháng 4/2022, được giao nhiệm vụ là Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện, nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của mình trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thầy Tạ Đình Hòa luôn mạnh dạn đổi mới sáng tạo với các ý tưởng nâng cao chất lượng đoàn viên, phát huy các hoạt động Đoàn trong Học viện và thành phố.

Giảng viên Học viện Tài chính: Tận tâm với nghề giáo, tận hiến với công tác Đoàn - Hình 2

Người thủ lĩnh Đoàn gần gũi với sinh viên. Ảnh: NVCC

Không những là một Bí thư Đoàn gương mẫu, thầy còn là Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Hỗ trợ khởi nghiệp của Học viện Tài chính. Tại đây, thầy đã tích cực tham mưu, tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên của Học viện nói riêng và sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Đó là tạo lập "Không gian sáng tạo" trong khuôn viên nhà trường; mở các lớp học về Tài chính - Thuế hỗ trợ khởi nghiệp; bảo trợ chuyên môn cho các cuộc thi và ý tưởng khởi nghiệp.

Vừa là giảng viên, vừa là Bí thư Đoàn, thầy Hòa luôn chú trọng công tác phát triển đảng viên trẻ trong Học viện. Luôn trau dồi kiến thức từng ngày, bên cạnh công tác Đoàn, thầy còn là chủ nhân của các bài nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các sáng kiến cấp Bộ trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

10 năm và những dấu ấn khó phai

Với những đóng góp đáng tự hào cho Học viện Tài chính, thầy Tạ Đình Hòa đã nhiều lần được tuyên dương, khen thưởng, nhận bằng khen cấp Bộ, ngành. Và đặc biệt là danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương năm 2022.

"Những giải thưởng này là niềm tự hào, vinh dự lớn với tôi. Đó là sự ghi nhận các tổ chức với những nhà giáo trẻ, cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng trau dồi, mài giũa, phát huy năng lực, chuyên môn của một nhà giáo, kết hợp cùng bản lĩnh, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của của một người cán bộ Đoàn.

Với tôi, giải thưởng có được không chỉ nhờ nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự ủng hộ giúp đỡ của Học viện Tài chính, của Thành đoàn Hà Nội, đồng nghiệp, gia đình và đặc biệt là những thế hệ học trò mà tôi đã được đồng hành. Nhận những giải thưởng cao quý này không phải để tự huyễn hoặc bản thân, làm thành tích báo cáo mà là để tôi nỗ lực và cố gắng hơn, hoàn thiện mình hơn nữa", thầy Hòa chia sẻ.

Giảng viên Học viện Tài chính: Tận tâm với nghề giáo, tận hiến với công tác Đoàn - Hình 3

Thầy Tạ Đình Hòa là 1 trong 100 nhà giáo trẻ tiêu biểu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương. Ảnh: NVCC

Trong tương lai, thầy Tạ Đình Hòa sẽ tiếp tục sống hết mình với công tác Đoàn, đồng thời trau chuốt bài giảng, giáo án, tích cực hướng dẫn các nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. 10 năm gắn bó với Học viện Tài chính với tư cách giảng viên là quãng thời gian không hề ngắn nhưng người thầy tận tụy sẽ không bao giờ tắt lửa đam mê, vẫn sẽ luôn không ngừng học hỏi, lắng nghe và tự đặt ra cho những mục tiêu mới cho riêng mình.

Để hoàn thiện bản thân, thầy đã đề ra và luôn nỗ lực thực hiện ba nguyên tắc, đó là luôn cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; luôn giữ vững tư tưởng, lập trường quyết định nhất quán, quyết tâm, không ngừng trau dồi, mở mang kiến thức, học tập mọi người xung quanh; Và đặc biệt là sống hòa nhã, yêu thương, giúp đỡ mọi người, giữ vững tâm - đức của người giáo viên.

Thầy Tạ Đình Hòa với các thành tích được khen tặng:

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính các năm 2018, 2021;

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2020;

Bằng khen của Ban Chấp hành Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các năm 2013, 2018, 2019, 2021;

Bằng khen của Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội các năm 2014, 2015, 2016, 2019, 2022.

Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương năm 2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay
23:03:47 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Fed hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm, chứng khoán Mỹ lại lập kỉ lục

Thế giới

05:41:23 08/11/2024
Thông báo sau cuộc họp cho thấy một vài sự thay đổi trong quan điểm của Fed về nền kinh tế, bao gồm cách Fed đánh giá nỗ lực hạ nhiệt lạm phát trong khi hỗ trợ thị trường lao động.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng

Sức khỏe

05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Thảm đỏ LHP HANIFF 2024: "Chải" Long Vũ bảnh bao như chú rể, mỹ nam Penthouse chiếm trọn spotlight

Hậu trường phim

22:54:45 07/11/2024
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF 2024) là một trong số những sự kiện điện ảnh được mong chờ nhất những ngày đầu tháng 11.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.